bemai94
Thành viên
- Tham gia
- 17/9/2024
- Bài viết
- 40
(PLO)- Hôm nay, thoang thoảng hương hoa cà phê, ký ức ùa về, gợi lên trong tôi hình ảnh người thầy đầu tiên với sự tinh khôi, giản dị. Tình cảm thầy trò ngày ấy tinh khôi như hoa cà phê núi rừng.
Vào những năm tám mươi, gia đình tôi đi kinh tế mới đến Long Khánh. Ngày ấy, chúng tôi đi học phải băng qua bao nhiêu con suối mới tới trường, bạn bè đa số là các bạn vùng cao. Trường học chỉ là những căn nhà cũ đơn sơ. Khi đến mùa tựu trường, thầy giáo tôi phải đi bộ cả ngày ra huyện vác từng bao sách về phát cho chúng tôi. Ngày khai giảng, chúng tôi không có đồ mới, không có tiếng trống trường như bây giờ, thay vào đó là tiếng kẻng từ một mảnh bom vỡ. Giờ ra chơi của chúng tôi chỉ là những viên bi hái từ trái cà phê.
Hòa trong hương cà phê thoang thoảng, ký ức hiện về, gợi lên hình ảnh người thầy đầu đời - tinh khôi và giản dị như hoa cà phê núi rừng. Ngày 20-11, chúng tôi đến thăm thầy. Nhà thầy chỉ là một căn chòi tranh. Vẫn khuôn mặt hiền từ, nụ cười thật tươi, thầy đón chúng tôi. Món quà tặng thầy chỉ là vài lạng đường, lon đậu, hay những gì nhà ai có mang đến để cùng nhau nấu ăn. Lúc ấy, tôi không hiểu hết sự khó khăn của thầy: thiếu thốn đủ bề, từ sách vở đến điều kiện sinh hoạt. Điều thầy quý nhất là các học trò, dù nhiều bạn phải bỏ học để phụ giúp gia đình nhưng vẫm cố gắng theo từng con chữ. Với những bạn đuối sức, thầy lại kiên nhẫn đến từng nhà học sinh động viên, không chỉ để chúng tôi biết chữ, mà còn gieo mầm hy vọng cho tương lai.
Tác giả (thứ 2 từ trái sang) cùng thầy Nguyễn Xuân Tài, nguyên giáo viên trường THPT số 3 Phù Cát và các bạn học.
Dù sau này học tiểu học, trung học, đại học hay sau đại học, hình ảnh thầy cô vẫn luôn đẹp trong tôi. Thầy cô không chỉ dạy tôi con chữ, phép toán, sự trong sáng của tiếng Việt, mà còn dạy tôi cách làm người. Niềm vui lớn nhất của họ chính là sự trưởng thành của học trò.
Hôm nay, khi đứng trên bục giảng của giảng đường đại học, niềm vui của tôi là các em – những “trò lớn”, “trò nhỏ”. Các em tặng tôi những món quà từ tiền quỹ lớp. Tôi nhận không? Có chứ, nhưng tôi nhận bằng cả tấm lòng của các em. Còn vật chất, tôi tự hỏi mình: “Làm thầy, tôi đã có lương, lẽ nào còn tham nhận tiền mồ hôi cha mẹ các em?”. Làm thầy, chúng tôi giàu lắm, giàu vì tâm hồn!
Và, món quà quý giá nhất mà chúng tôi nhận được chính là sự thành công của các em, sự đóng góp của các em cho đất nước. Để rồi mỗi khi đi đâu, chúng tôi luôn tự hào nhắc rằng: “Đó là học trò của mình!".
Ngày nay, sự học đã thay đổi nhiều với sách vở, báo chí, mạng internet. Thế giới phẳng hơn, nhưng tấm lòng người thầy vẫn không đổi, luôn mong muốn mang lại giá trị cho thế hệ học trò, dù dưới hình thức học tập nào. Có lẽ, không giấy mực nào tả hết được tấm lòng người thầy.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và bình an, luôn là những đóa hoa ngát hương trên con đường trồng người.
Nội dung: NGUYỄN NGỌC TÂN (GV Trường Đại hoc Cửu Long)
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM
Vào những năm tám mươi, gia đình tôi đi kinh tế mới đến Long Khánh. Ngày ấy, chúng tôi đi học phải băng qua bao nhiêu con suối mới tới trường, bạn bè đa số là các bạn vùng cao. Trường học chỉ là những căn nhà cũ đơn sơ. Khi đến mùa tựu trường, thầy giáo tôi phải đi bộ cả ngày ra huyện vác từng bao sách về phát cho chúng tôi. Ngày khai giảng, chúng tôi không có đồ mới, không có tiếng trống trường như bây giờ, thay vào đó là tiếng kẻng từ một mảnh bom vỡ. Giờ ra chơi của chúng tôi chỉ là những viên bi hái từ trái cà phê.
Hòa trong hương cà phê thoang thoảng, ký ức hiện về, gợi lên hình ảnh người thầy đầu đời - tinh khôi và giản dị như hoa cà phê núi rừng. Ngày 20-11, chúng tôi đến thăm thầy. Nhà thầy chỉ là một căn chòi tranh. Vẫn khuôn mặt hiền từ, nụ cười thật tươi, thầy đón chúng tôi. Món quà tặng thầy chỉ là vài lạng đường, lon đậu, hay những gì nhà ai có mang đến để cùng nhau nấu ăn. Lúc ấy, tôi không hiểu hết sự khó khăn của thầy: thiếu thốn đủ bề, từ sách vở đến điều kiện sinh hoạt. Điều thầy quý nhất là các học trò, dù nhiều bạn phải bỏ học để phụ giúp gia đình nhưng vẫm cố gắng theo từng con chữ. Với những bạn đuối sức, thầy lại kiên nhẫn đến từng nhà học sinh động viên, không chỉ để chúng tôi biết chữ, mà còn gieo mầm hy vọng cho tương lai.
Tác giả (thứ 2 từ trái sang) cùng thầy Nguyễn Xuân Tài, nguyên giáo viên trường THPT số 3 Phù Cát và các bạn học.
Dù sau này học tiểu học, trung học, đại học hay sau đại học, hình ảnh thầy cô vẫn luôn đẹp trong tôi. Thầy cô không chỉ dạy tôi con chữ, phép toán, sự trong sáng của tiếng Việt, mà còn dạy tôi cách làm người. Niềm vui lớn nhất của họ chính là sự trưởng thành của học trò.
Hôm nay, khi đứng trên bục giảng của giảng đường đại học, niềm vui của tôi là các em – những “trò lớn”, “trò nhỏ”. Các em tặng tôi những món quà từ tiền quỹ lớp. Tôi nhận không? Có chứ, nhưng tôi nhận bằng cả tấm lòng của các em. Còn vật chất, tôi tự hỏi mình: “Làm thầy, tôi đã có lương, lẽ nào còn tham nhận tiền mồ hôi cha mẹ các em?”. Làm thầy, chúng tôi giàu lắm, giàu vì tâm hồn!
Và, món quà quý giá nhất mà chúng tôi nhận được chính là sự thành công của các em, sự đóng góp của các em cho đất nước. Để rồi mỗi khi đi đâu, chúng tôi luôn tự hào nhắc rằng: “Đó là học trò của mình!".
Ngày nay, sự học đã thay đổi nhiều với sách vở, báo chí, mạng internet. Thế giới phẳng hơn, nhưng tấm lòng người thầy vẫn không đổi, luôn mong muốn mang lại giá trị cho thế hệ học trò, dù dưới hình thức học tập nào. Có lẽ, không giấy mực nào tả hết được tấm lòng người thầy.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và bình an, luôn là những đóa hoa ngát hương trên con đường trồng người.
Nội dung: NGUYỄN NGỌC TÂN (GV Trường Đại hoc Cửu Long)
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM