- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
TP - Ông Takeji Yoshikawa (ảnh), Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản chia sẻ với Tiền Phong về văn hóa ứng xử của người dân xứ hoa anh đào trước thảm họa động đất - sóng thần khủng khiếp vừa qua.
Nỗi đau câm lặng của người Nhật. Ảnh: AP.
Từ xưa Nhật Bản vốn là đất nước hay đối mặt với thảm họa. Ông có thể cho biết mỗi người dân được trang bị kiến thức, ứng xử thế nào khi có chuyện?
Núi lửa, động đất, sóng thần, bão... là thiên tai thường trực ở Nhật. Ngay đỉnh núi Phú Sĩ nên thơ cũng từng phun trào nhiều lần. Trước những thảm họa đó, chúng tôi có nhiều biện pháp như xây đê, đập cao chắn sóng, ngăn nước. Nhưng sóng thần cao hơn 10m lần này tràn tới không thể ngờ, người dân không kịp trở tay.
Ngoài vật chất, người Nhật luôn trang bị cho mình tinh thần chấp nhận. Hầu hết khu vực hứng chịu thảm họa lần này có nền nông nghiệp phát triển, họ hết sức rồi nhưng không cứu được tài sản, họ hiểu thảm họa quá lớn. Phải chấp nhận thôi.
Theo ông, đâu là đặc tính nổi bật của người Nhật?
Tôi cho rằng đó là tính ham học hỏi. Thời Samurai, võ sĩ thuộc tầng lớp giàu có được đến trường, nông dân cũng được học tập tại đền, chùa. Đến thời Minh Trị, người Nhật mở lòng đón nhận kiến thức bên ngoài. Do nền giáo dục như vậy nên người Nhật luôn tôn trọng tính kỷ luật, thể hiện trong nếp xếp hàng trật tự và luôn vì người khác.
Nghe nói trong từ điển Nhật không có từ “hôi của”? Thế giới đang ngả mũ trước kỷ luật và thái độ của người Nhật trong thảm họa.
Cũng không hẳn như vậy. Thực ra do cách giáo dục, người Nhật có lòng tự trọng lớn. Và khoảng cách giàu nghèo không quá lớn, nên gần như không có tình trạng lấy đồ của người khác. Họ đều có thể dùng tiền của mình để mua bán, chỉ có điều trong hoàn cảnh hiện giờ, cửa hàng thực phẩm không có đồ để bán.
Và họ ý thức rằng phải chờ đợi để mọi chuyện tốt đẹp hơn, không nên hành động quá khích. Hơn nữa, đất nước Nhật xưa kia chủ yếu là nông nghiệp, trong cộng đồng nhỏ bé là các làng xã, cũng giống Việt Nam, nên người dân có tinh thần giúp đỡ nhau.
Ông Takeji Yoshikawa, Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản .
Trong thảm họa, người Nhật không hề hoảng loạn, không khóc lóc, kêu than có phải một phần họ theo chủ nghĩa khắc kỷ thưa ông?
Từ thời Samurai, người dân chịu ảnh hưởng nền giáo dục kìm nén khổ đau vào trong, luôn thể hiện ra ngoài sự mạnh mẽ. Ví dụ khi người ta đói, họ sẽ ngồi thẳng người và nói không đói. Đến thời hiện đại, họ vẫn giữ vững tinh thần Samurai ấy. Họ cũng luôn tâm niệm rằng con người không thể khuất phục trước thiên nhiên, nên chỉ cố gắng hết sức trước thảm họa.
Các chuyên gia cho rằng, sau thảm họa Nhật Bản sẽ hồi sinh mạnh mẽ?
Nhật là nước không giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Chúng tôi hiểu con người là tài nguyên quý giá nhất. Sau thảm họa, nhà cửa, của cải mất đi, nhưng con người ở lại sẽ có sự hồi sinh mới. Vì con người sẽ lại xây nhà, làm đường. Tôi không nghĩ chỉ người Nhật, mà mọi dân tộc khác cũng nghĩ như thế.
Sau trận động đất năm 1923 và Thế chiến hai, nước Nhật phát triển mạnh mẽ. Sau thảm họa này cũng vậy. Tuy nhiên nước chúng tôi đang ở tình trạng dân số già, nên tái thiết khó khăn hơn. Tôi cũng ghen tị với đất nước Việt Nam, nơi có số dân trẻ- tài sản quý báu.
Thủ tướng Nhật kêu gọi đoàn kết. Là một người Nhật, ông có hành động gì cụ thể?
Tôi đang làm việc ở Việt Nam, trách nhiệm rất lớn, tôi không thể trở về với gia đình được. Nhưng cuối tháng này, tôi cũng xin nghỉ phép về nước. Tuy không trực tiếp xuống vùng thảm họa nhưng chúng tôi có cuộc bàn thảo ở Tokyo, gây quỹ và có hành động cụ thể. Trước mắt, tôi nghĩ hành động thiết thực nhất chính là tiết kiệm điện, vì thảm họa cháy nhà máy điện hạt nhân ở Nhật khiến sinh hoạt người dân khó khăn.
Nhiều cơ quan, đơn vị ở Việt Nam kêu gọi hướng về Nhật Bản. Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản có hành động hỗ trợ, liên kết nào?
Tôi xin cảm ơn cơ quan đoàn thể và nhân dân Việt Nam, không chỉ có lời động viên chia sẻ mà còn biến thành hành động ủng hộ người dân Nhật Bản. Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản là cơ quan thuộc Chính phủ, không được phép tổ chức chương trình kêu gọi ủng hộ, hay đón nhận các khoản đóng góp từ cơ quan khác.
Nỗi đau câm lặng của người Nhật. Ảnh: AP.
Núi lửa, động đất, sóng thần, bão... là thiên tai thường trực ở Nhật. Ngay đỉnh núi Phú Sĩ nên thơ cũng từng phun trào nhiều lần. Trước những thảm họa đó, chúng tôi có nhiều biện pháp như xây đê, đập cao chắn sóng, ngăn nước. Nhưng sóng thần cao hơn 10m lần này tràn tới không thể ngờ, người dân không kịp trở tay.
Ngoài vật chất, người Nhật luôn trang bị cho mình tinh thần chấp nhận. Hầu hết khu vực hứng chịu thảm họa lần này có nền nông nghiệp phát triển, họ hết sức rồi nhưng không cứu được tài sản, họ hiểu thảm họa quá lớn. Phải chấp nhận thôi.
Theo ông, đâu là đặc tính nổi bật của người Nhật?
Tôi cho rằng đó là tính ham học hỏi. Thời Samurai, võ sĩ thuộc tầng lớp giàu có được đến trường, nông dân cũng được học tập tại đền, chùa. Đến thời Minh Trị, người Nhật mở lòng đón nhận kiến thức bên ngoài. Do nền giáo dục như vậy nên người Nhật luôn tôn trọng tính kỷ luật, thể hiện trong nếp xếp hàng trật tự và luôn vì người khác.
Nghe nói trong từ điển Nhật không có từ “hôi của”? Thế giới đang ngả mũ trước kỷ luật và thái độ của người Nhật trong thảm họa.
Cũng không hẳn như vậy. Thực ra do cách giáo dục, người Nhật có lòng tự trọng lớn. Và khoảng cách giàu nghèo không quá lớn, nên gần như không có tình trạng lấy đồ của người khác. Họ đều có thể dùng tiền của mình để mua bán, chỉ có điều trong hoàn cảnh hiện giờ, cửa hàng thực phẩm không có đồ để bán.
Và họ ý thức rằng phải chờ đợi để mọi chuyện tốt đẹp hơn, không nên hành động quá khích. Hơn nữa, đất nước Nhật xưa kia chủ yếu là nông nghiệp, trong cộng đồng nhỏ bé là các làng xã, cũng giống Việt Nam, nên người dân có tinh thần giúp đỡ nhau.
Ông Takeji Yoshikawa, Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản .
Từ thời Samurai, người dân chịu ảnh hưởng nền giáo dục kìm nén khổ đau vào trong, luôn thể hiện ra ngoài sự mạnh mẽ. Ví dụ khi người ta đói, họ sẽ ngồi thẳng người và nói không đói. Đến thời hiện đại, họ vẫn giữ vững tinh thần Samurai ấy. Họ cũng luôn tâm niệm rằng con người không thể khuất phục trước thiên nhiên, nên chỉ cố gắng hết sức trước thảm họa.
Các chuyên gia cho rằng, sau thảm họa Nhật Bản sẽ hồi sinh mạnh mẽ?
Nhật là nước không giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Chúng tôi hiểu con người là tài nguyên quý giá nhất. Sau thảm họa, nhà cửa, của cải mất đi, nhưng con người ở lại sẽ có sự hồi sinh mới. Vì con người sẽ lại xây nhà, làm đường. Tôi không nghĩ chỉ người Nhật, mà mọi dân tộc khác cũng nghĩ như thế.
Sau trận động đất năm 1923 và Thế chiến hai, nước Nhật phát triển mạnh mẽ. Sau thảm họa này cũng vậy. Tuy nhiên nước chúng tôi đang ở tình trạng dân số già, nên tái thiết khó khăn hơn. Tôi cũng ghen tị với đất nước Việt Nam, nơi có số dân trẻ- tài sản quý báu.
Thủ tướng Nhật kêu gọi đoàn kết. Là một người Nhật, ông có hành động gì cụ thể?
Tôi đang làm việc ở Việt Nam, trách nhiệm rất lớn, tôi không thể trở về với gia đình được. Nhưng cuối tháng này, tôi cũng xin nghỉ phép về nước. Tuy không trực tiếp xuống vùng thảm họa nhưng chúng tôi có cuộc bàn thảo ở Tokyo, gây quỹ và có hành động cụ thể. Trước mắt, tôi nghĩ hành động thiết thực nhất chính là tiết kiệm điện, vì thảm họa cháy nhà máy điện hạt nhân ở Nhật khiến sinh hoạt người dân khó khăn.
Nhiều cơ quan, đơn vị ở Việt Nam kêu gọi hướng về Nhật Bản. Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản có hành động hỗ trợ, liên kết nào?
Tôi xin cảm ơn cơ quan đoàn thể và nhân dân Việt Nam, không chỉ có lời động viên chia sẻ mà còn biến thành hành động ủng hộ người dân Nhật Bản. Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản là cơ quan thuộc Chính phủ, không được phép tổ chức chương trình kêu gọi ủng hộ, hay đón nhận các khoản đóng góp từ cơ quan khác.
Cảm ơn ông.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: