- Tham gia
- 7/4/2013
- Bài viết
- 1.689
Nếu chúng ta loại bỏ hết khoảng không bên trong nguyên tử, chúng ta có thể nén cơ thể mình xuống kích thước một hạt bụi và toàn bộ loài người xuống kích thước một viên đường.
Đúng hơn, hầu như toàn bộ cơ thể là những khoảng không vô định.
Hãy thử tưởng tượng, tất cả những gì bạn đang có: gia đình, nhà cửa, bạn bè, hay thậm chí là chính bản thân bạn, tất cả đều không có thực thì sao?
Có những ngày bạn cảm thấy mình là một nhân vật quan trọng. Có thể bạn có nhiều bạn, một công việc quan trọng hay một chiếc xe hơi đắt tiền. Nhưng bạn nên khiêm tốn vì tất cả những thứ đó và cả chính bạn, thậm chí mọi thứ trong vũ trụ này - hầu hết có 99,9999% là chân không. Hay nói các khác, bạn và mọi vật trong vũ trụ rộng lớn này, 99,9999999% là những khoảng trống, tức là... thủng lỗ chỗ. Đó là những gì được nhà vật lý học Ali Sundermier đưa ra trong một bài viết trên trang Symmetry.
Cụ thể, mỗi cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi hàng triệu triệu nguyên tử, mà nguyên tử được cấu thành bởi hạt nhân và lớp vỏ ngoài bằng electron. Vấn đề ở đây là, giữa hạt nhân và lớp vỏ của nguyên tử có một khoảng trống.
Kích thước của một nguyên tử, khoảng cách từ nhân tới lớp vỏ vô hình của nguyên tử, được quyết định bởi vị trí tương đối của các electron. Nhân có kích thước nhỏ hơn nguyên tử 100.000 lần. Tức là nếu hạt nhân có kích cỡ bằng hạt đậu thì nguyên tử ít nhất phải to bằng một cái sân bóng chày. Và để hình dung rõ hơn thì nếu những khoảng trống này biến mất, mỗi người trong chúng ta có thể nhét vừa một hạt bụi, còn cả nhân loại với hơn 7 tỉ con người chỉ chui lọt một viên đường cỡ nhỏ thôi.
Nhưng nếu chỉ toàn lỗ là lỗ, vậy khối lượng của chúng ta từ đâu mà ra?
Năng lượng! Cơ bản, chúng ta là một tổ hợp các nguyên tử có cấu tạo là electron, proton và neutron. Ở mức độ nhỏ hơn, các hạt cấu tạo nên khối lượng này là một tổ hợp các hạt quark.
Nhưng khối lượng của các hạt quark chỉ đóng một phần nhỏ khối lượng các hạt proton và neutron. Hạt gluon, đóng vai trò giữ các hạt quark liên kết với nhau hoàn toàn không có khối lượng. Nhiều nhà khoa học cho rằng gần như toàn bộ khối lượng cơ thể chúng ta bắt nguồn từ năng lượng của các hạt quark và năng lượng liên kết của hạt gluon.
Nếu toàn khoảng không, tại sao chúng ta lại cảm nhận được mọi vật?
Ý nghĩ rằng cơ thể chúng ta cũng như mọi thứ là một đống các nguyên tử trống rỗng liên kết với nhau có thể khiến nhiều người đau đầu.
Nếu các nguyên tử có cấu tạo phần lớn là chân không, tại sao chúng ta không thể đi xuyên tường như trong phim ma? Tại sao xe hơi không rơi xuyên xuống mặt đường, xuyên qua Trái Đất? Tại sao tay chúng ta lại đập vào nhau khi vỗ tay? Hãy cùng xem xét lại khái niệm chân không. Hoá ra, chân không hoá ra không thực sự trống rỗng. Chân không chứa đầy thứ khác như sóng và các trường lượng tử vô hình.
Bạn có thể nghĩ rằng chân không trong nguyên tử tương tự cách bạn tưởng tượng một chiếc quạt đang quay. Khi quạt không quay thì bạn có thể thấy rằng phần lớn thể tích cái quạt là không khí và bạn có thể cho tay vào giữa cánh quạt mà không bị đứt tay.
Nhưng khi chiếc quạt quay thì mọi chuyện lại khác. Về lí thuyết các electron không có thể tích vì chúng chỉ là các điểm. Nhưng chúng có các tính chất hàm sóng, chiếm một khối lớn trong cấu trúc phân tử.
Do vật lí lượng tử có thể rất rắc rối và khó hiểu, các hạt không có thể tích trên lại cùng lúc ở mọi nơi trong “chân không”. Các cánh quạt cũng giống như các electron quay quanh hạt nhân, khiến cho vật thể có tính “rắn” trong khi có cấu tạo phần lớn là chân không.
Bạn thực ra chưa bao giờ chạm vào thứ gì cả
Bạn đang ngồi đọc tin này? Thực ra thì không. Mông của bạn thực ra không chạm vào ghế. Do khối lượng nguyên tử nằm ở hạt nhân, nên khi bạn chạm vào ai đó hay thứ gì, cảm giác chạm không có nghĩa là bạn đang cảm nhận các nguyên tử của vật được chạm.
Khi đó bạn đang cảm nhận lực từ trường của các electron trên cơ thể bạn đẩy electron của vật được chạm đi. Nói một cách khoa học, bạn không hề ngồi trên chiếc ghế. Bạn đang lơ lửng trên đó.
Kết luận: Cơ thể bạn thực sự chỉ là một tổ hợp đầy chân không trên một hành tinh trống rỗng trong một vũ trụ trống rỗng.
Đúng hơn, hầu như toàn bộ cơ thể là những khoảng không vô định.
Hãy thử tưởng tượng, tất cả những gì bạn đang có: gia đình, nhà cửa, bạn bè, hay thậm chí là chính bản thân bạn, tất cả đều không có thực thì sao?
Có những ngày bạn cảm thấy mình là một nhân vật quan trọng. Có thể bạn có nhiều bạn, một công việc quan trọng hay một chiếc xe hơi đắt tiền. Nhưng bạn nên khiêm tốn vì tất cả những thứ đó và cả chính bạn, thậm chí mọi thứ trong vũ trụ này - hầu hết có 99,9999% là chân không. Hay nói các khác, bạn và mọi vật trong vũ trụ rộng lớn này, 99,9999999% là những khoảng trống, tức là... thủng lỗ chỗ. Đó là những gì được nhà vật lý học Ali Sundermier đưa ra trong một bài viết trên trang Symmetry.
Cụ thể, mỗi cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi hàng triệu triệu nguyên tử, mà nguyên tử được cấu thành bởi hạt nhân và lớp vỏ ngoài bằng electron. Vấn đề ở đây là, giữa hạt nhân và lớp vỏ của nguyên tử có một khoảng trống.
Kích thước của một nguyên tử, khoảng cách từ nhân tới lớp vỏ vô hình của nguyên tử, được quyết định bởi vị trí tương đối của các electron. Nhân có kích thước nhỏ hơn nguyên tử 100.000 lần. Tức là nếu hạt nhân có kích cỡ bằng hạt đậu thì nguyên tử ít nhất phải to bằng một cái sân bóng chày. Và để hình dung rõ hơn thì nếu những khoảng trống này biến mất, mỗi người trong chúng ta có thể nhét vừa một hạt bụi, còn cả nhân loại với hơn 7 tỉ con người chỉ chui lọt một viên đường cỡ nhỏ thôi.
Nhưng nếu chỉ toàn lỗ là lỗ, vậy khối lượng của chúng ta từ đâu mà ra?
Năng lượng! Cơ bản, chúng ta là một tổ hợp các nguyên tử có cấu tạo là electron, proton và neutron. Ở mức độ nhỏ hơn, các hạt cấu tạo nên khối lượng này là một tổ hợp các hạt quark.
Nhưng khối lượng của các hạt quark chỉ đóng một phần nhỏ khối lượng các hạt proton và neutron. Hạt gluon, đóng vai trò giữ các hạt quark liên kết với nhau hoàn toàn không có khối lượng. Nhiều nhà khoa học cho rằng gần như toàn bộ khối lượng cơ thể chúng ta bắt nguồn từ năng lượng của các hạt quark và năng lượng liên kết của hạt gluon.
Nếu toàn khoảng không, tại sao chúng ta lại cảm nhận được mọi vật?
Ý nghĩ rằng cơ thể chúng ta cũng như mọi thứ là một đống các nguyên tử trống rỗng liên kết với nhau có thể khiến nhiều người đau đầu.
Nếu các nguyên tử có cấu tạo phần lớn là chân không, tại sao chúng ta không thể đi xuyên tường như trong phim ma? Tại sao xe hơi không rơi xuyên xuống mặt đường, xuyên qua Trái Đất? Tại sao tay chúng ta lại đập vào nhau khi vỗ tay? Hãy cùng xem xét lại khái niệm chân không. Hoá ra, chân không hoá ra không thực sự trống rỗng. Chân không chứa đầy thứ khác như sóng và các trường lượng tử vô hình.
Bạn có thể nghĩ rằng chân không trong nguyên tử tương tự cách bạn tưởng tượng một chiếc quạt đang quay. Khi quạt không quay thì bạn có thể thấy rằng phần lớn thể tích cái quạt là không khí và bạn có thể cho tay vào giữa cánh quạt mà không bị đứt tay.
Nhưng khi chiếc quạt quay thì mọi chuyện lại khác. Về lí thuyết các electron không có thể tích vì chúng chỉ là các điểm. Nhưng chúng có các tính chất hàm sóng, chiếm một khối lớn trong cấu trúc phân tử.
Do vật lí lượng tử có thể rất rắc rối và khó hiểu, các hạt không có thể tích trên lại cùng lúc ở mọi nơi trong “chân không”. Các cánh quạt cũng giống như các electron quay quanh hạt nhân, khiến cho vật thể có tính “rắn” trong khi có cấu tạo phần lớn là chân không.
Bạn thực ra chưa bao giờ chạm vào thứ gì cả
Bạn đang ngồi đọc tin này? Thực ra thì không. Mông của bạn thực ra không chạm vào ghế. Do khối lượng nguyên tử nằm ở hạt nhân, nên khi bạn chạm vào ai đó hay thứ gì, cảm giác chạm không có nghĩa là bạn đang cảm nhận các nguyên tử của vật được chạm.
Khi đó bạn đang cảm nhận lực từ trường của các electron trên cơ thể bạn đẩy electron của vật được chạm đi. Nói một cách khoa học, bạn không hề ngồi trên chiếc ghế. Bạn đang lơ lửng trên đó.
Kết luận: Cơ thể bạn thực sự chỉ là một tổ hợp đầy chân không trên một hành tinh trống rỗng trong một vũ trụ trống rỗng.
...Theo GenK