- Tham gia
- 25/11/2012
- Bài viết
- 351
(kenhsinhvien.vn) Một nhà nghiên cứu khoa học từ Đại học Meiji đã tìm ra cách để tái tạo hương vị, như bấy lâu nay ta đã thực hiện được với hình ảnh và âm thanh.
Năm 1877, Thomas Edison đã phát minh ra máy quay đĩa và trở thành người đầu tiên trong lịch sử thu âm và phát lại được giọng nói của mình. Năm 1895, Công ty Edison đã làm ra một trong những “bộ phim” có âm thanh sớm nhất – một đoạn clip dài 17 giây chiếu về một người đàn ông chơi vĩ cầm trong lúc hai người khác khiêu vũ gần đó. Nói cách khác, trong vòng 125 năm, người ta đã có thể ghi lại được các cảnh phim có tiếng có hình, và phát lại với độ trung thực cao nhất có thể. Nhưng trong toàn bộ lịch sử nhân loại, chưa hề có cách nào để ghi lại và tái tạo mùi vị của thực phẩm và đồ uống, mãi cho đến năm ngoái với sự ra đời của bộ “Hiển thị vị giác” của Homei Miyashita. Phát minh này của Miyashita, nhà nghiên cứu khoa học từ Đại học Meiji tại Tokyo, là một thiết bị ở thế kỷ 21 tương tự với máy quay đĩa – nó phát lại mùi vị chứ không phải âm thanh.
Bộ hiển thị vị giác kiểm soát các cường độ khác nhau của dòng điện được truyền đến 5 loại gel hương vị (và một loại gel đệm không vị), cho phép các mùi vị khác nhau được tái tạo và trải nghiệm trên lưỡi. Ảnh: Daisuke Miyagi
Đó là những bước đi đầu tiên của Miyashita cho các dự án lớn hơn và nhiều tham vọng hơn. Trong khi chiếc nĩa điện có thể làm thực phẩm có vị mặn hơn hoặc chua hơn, bộ hiển thị vị giác có thể tái tạo được bất kỳ hương vị nào người ta có thể nghĩ đến. Đây là cách chúng hoạt động, bắt đầu một chút với bộ môn giải phẫu: Lưỡi con người có các vùng thụ cảm riêng để nhận biết 5 vị cơ bản: vị ngọt, vị chua, vị đắng, vị mặn và vị umami (vị ngọt thịt). Thiết bị này của Miyashita có 5 loại gel khác nhau, mỗi loại chứa một dung dịch điện phân khiến lưỡi khi tiếp xúc với bề mặt sẽ cảm nhận được một trong những hương vị ấy với cường độ có thể điều chỉnh dễ dàng. Mỗi loại gel được kết nối với một dòng điện riêng (cực kỳ yếu), và mùi vị của loại gel đó giảm khi dòng điện tăng lên. Loại gel không vị thứ 6 cũng được tính đến như một chất đệm giúp giữ mức độ dòng điện tổng thể và sự kích thích đồng thời của lưỡi luôn luôn không đổi.
Sáu loại gel khác nhau (bao gồm một loại không vị) trong mỗi phần của bộ hiển thị vị giác giúp truyền hương vị đến lưỡi.
Ảnh: Daisuke Miyagi
Bằng cách điều chỉnh cường độ dòng điện của 6 loại gel một cách tự động, mùi vị của một ly sữa lắc sô cô la, một miếng bít tết thịt thăn hay một món ăn yêu thích nào đó đều có thể được trải nghiệm thông qua việc sử dụng thiết bị này mà không phải dung nạp vào lượng calo nào.
Giáo sư Miyashita sử dụng bút cảm ứng để điều chỉnh hương vị của bộ hiển thị vị giác. Ảnh: Daisuke Miyagi
Bộ hiển thị vị giác ban đầu có hình dạng thỏi dài giống một chiếc micro cầm tay với bề mặt được thiết kế để liếm được chứ không phải để nói vào. Nhưng giờ Miyashita đã cho ra một phiên bản mặt nạ đầu tiên cho phép người dùng liên tục tiếp xúc với bề mặt truyền vị, như một phần của hệ thống thực tế ảo. Ông cũng đã phát triển một chiếc “màn hình liếm được” có thể kết nối vào điện thoại di động, ví dụ như cho phép người dùng xem một chương trình nấu ăn trong khi nếm thử nhiều mẫu khác nhau.
“Hoặc khi nhìn vào công thức nấu ăn trên một website người ta có thể nhận ra món đó có vị gì”, ông nói. “Chúng ta giờ có smartphone gắn camera, có màn hình, micro và loa. Nhưng chúng ta sẽ sớm có thể tiến xa hơn, tải lên và tải xuống những trải nghiệm mùi vị.”
Đó là lời giới thiệu ngắn về phần tái tạo mùi vị của câu chuyện, thế còn về phần ghi lại mùi vị của mọi thứ thì sao? Miyashita hiện đang sử dụng “cảm biến mùi vị” có sẵn trên thị trường để cung cấp thước đo định lượng cho 5 thành phần hương vị của bất kỳ thực phẩm nào được lấy mẫu. Ông phát triển các phương trình giúp chuyển đổi dữ liệu mùi vị thành cường độ dòng điện tương ứng cho từng loại trong số 5 hương vị.
Giáo sư Miyashita giải thích về sử dụng toán học để chuyển cường độ hương vị sang mức độ dòng điện cẩn thiết để tái tạo một vị cụ thể. Ảnh: Daisuke Miyagi
Các máy cảm biến mùi vị ngày nay là những cỗ máy cồng kềnh, cho ra kết quả khá chậm chạp. Miyashita đang tìm tòi các phương thức ghi lại mùi vị nhanh hơn và cơ động hơn – có lẽ là thông qua việc dùng một thiết bị giống nhiệt kế có thể nhúng vào thực phẩm, giúp đọc nhanh các thành phần hương vị riêng biệt. Một “máy đo muối” di động như thế đã tồn tại rồi, và ta có thể điều chỉnh nó để đo lường được các hương vị khác. Trong vòng 10 năm nữa, ông dự đoán, chúng ta sẽ có thể ghi lại và tái tạo ngay lập tức thông tin mùi vị.
Tuy nhiên, ăn không chỉ là cảm nhận 5 vị cơ bản trong vô số sự kết hợp của chúng. Khứu giác cũng là một phần quan trọng của trải nghiệm vị giác, và Miyashita đã làm thí nghiệm với “bộ hiển thị khứu giác”. Ông cũng đang xem xét cảm nhận xúc giác, kiểm tra cảm giác một thực phẩm cụ thể trong miệng bạn. Về phần này, ông đang nghiên cứu về in 3D, không chỉ sử dụng nhựa mịn mà còn sử dụng nhiều loại vật liệu có độ nhám khác nhau. “Bằng cách kết hợp điều đó với các nghiên cứu mùi vị”, ông nói, “chúng tôi hy vọng tái tạo được kết cấu mà bạn cảm thấy khi ăn.”
Giáo sư Miyashita đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Đại học Meiji tại Tokyo. Ảnh: Daisuke Miyagi
“Nhưng những điều bạn làm được là có giới hạn”, ông thừa nhận. “Bạn có thể xem một video du lịch, nhưng điều đó dường như sẽ không loại bỏ h.am m.uốn được đặt chân đến một vùng đất lạ của bạn. Hay việc nghe một bản thu không nhất thiết thỏa mãn thôi thúc được nghe nhạc sống của bạn”. Và vì thế, mùi vị cũng vậy. Lẽ tất nhiên công nghệ có thể làm những điều kỳ diệu – phòng thí nghiệm của ông là một ví dụ điển hình. Nhưng cũng có nhiều thứ phải nói về một bữa ăn ngon tại nhà, Miyashita cho biết, có lẽ nó được đúc kết từ những trang viết công thức nấu ăn của mẹ ông.
Ảnh trái: Homei Miyashita là giáo sư bộ môn Khoa học Toán liên ngành tại Đại học Meiji.
Ảnh phải: Giáo sư Miyashita vận hành con robot là một phần trong nghiên cứu rộng hơn của ông về tin học giải trí, tương tác giữa người và máy tính và các công nghệ tiên tiến.
(Ảnh: Daisuke Miyagi)
Năm 1877, Thomas Edison đã phát minh ra máy quay đĩa và trở thành người đầu tiên trong lịch sử thu âm và phát lại được giọng nói của mình. Năm 1895, Công ty Edison đã làm ra một trong những “bộ phim” có âm thanh sớm nhất – một đoạn clip dài 17 giây chiếu về một người đàn ông chơi vĩ cầm trong lúc hai người khác khiêu vũ gần đó. Nói cách khác, trong vòng 125 năm, người ta đã có thể ghi lại được các cảnh phim có tiếng có hình, và phát lại với độ trung thực cao nhất có thể. Nhưng trong toàn bộ lịch sử nhân loại, chưa hề có cách nào để ghi lại và tái tạo mùi vị của thực phẩm và đồ uống, mãi cho đến năm ngoái với sự ra đời của bộ “Hiển thị vị giác” của Homei Miyashita. Phát minh này của Miyashita, nhà nghiên cứu khoa học từ Đại học Meiji tại Tokyo, là một thiết bị ở thế kỷ 21 tương tự với máy quay đĩa – nó phát lại mùi vị chứ không phải âm thanh.
Bộ hiển thị vị giác kiểm soát các cường độ khác nhau của dòng điện được truyền đến 5 loại gel hương vị (và một loại gel đệm không vị), cho phép các mùi vị khác nhau được tái tạo và trải nghiệm trên lưỡi. Ảnh: Daisuke Miyagi
Miyashita có niềm hứng thú từ lâu với ẩm thực và mùi vị. Khi còn nhỏ, việc mẹ ông viết một tập sách công thức nấu ăn đã kích thích tính tò mò trong ông về các loại nguyên liệu. Ông đã thực hiện nghiên cứu của riêng mình tại Đại học Meiji với tư cách là một trong những người sáng lập của chương trình “Khoa học phương tiện biên”, chương trình khám phá mối giao thoa giữa công nghệ và các giác quan của con người. Năm 2012, ông và một cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ là Hiromi Nakamura (nay thuộc đội ngũ giảng dạy trường Đại học Tokyo), đã phát triển một chiếc “nĩa điện” nhằm mục đích làm tăng hương vị của thức ăn ở bệnh viện – ví dụ như ý tưởng làm thực phẩm có vị mặn hơn, mà không cần thêm muối, do đó có thể tránh được những hệ quả có hại cho sức khỏe.Đó là những bước đi đầu tiên của Miyashita cho các dự án lớn hơn và nhiều tham vọng hơn. Trong khi chiếc nĩa điện có thể làm thực phẩm có vị mặn hơn hoặc chua hơn, bộ hiển thị vị giác có thể tái tạo được bất kỳ hương vị nào người ta có thể nghĩ đến. Đây là cách chúng hoạt động, bắt đầu một chút với bộ môn giải phẫu: Lưỡi con người có các vùng thụ cảm riêng để nhận biết 5 vị cơ bản: vị ngọt, vị chua, vị đắng, vị mặn và vị umami (vị ngọt thịt). Thiết bị này của Miyashita có 5 loại gel khác nhau, mỗi loại chứa một dung dịch điện phân khiến lưỡi khi tiếp xúc với bề mặt sẽ cảm nhận được một trong những hương vị ấy với cường độ có thể điều chỉnh dễ dàng. Mỗi loại gel được kết nối với một dòng điện riêng (cực kỳ yếu), và mùi vị của loại gel đó giảm khi dòng điện tăng lên. Loại gel không vị thứ 6 cũng được tính đến như một chất đệm giúp giữ mức độ dòng điện tổng thể và sự kích thích đồng thời của lưỡi luôn luôn không đổi.
Sáu loại gel khác nhau (bao gồm một loại không vị) trong mỗi phần của bộ hiển thị vị giác giúp truyền hương vị đến lưỡi.
Ảnh: Daisuke Miyagi
Bằng cách điều chỉnh cường độ dòng điện của 6 loại gel một cách tự động, mùi vị của một ly sữa lắc sô cô la, một miếng bít tết thịt thăn hay một món ăn yêu thích nào đó đều có thể được trải nghiệm thông qua việc sử dụng thiết bị này mà không phải dung nạp vào lượng calo nào.
Giáo sư Miyashita sử dụng bút cảm ứng để điều chỉnh hương vị của bộ hiển thị vị giác. Ảnh: Daisuke Miyagi
Bộ hiển thị vị giác ban đầu có hình dạng thỏi dài giống một chiếc micro cầm tay với bề mặt được thiết kế để liếm được chứ không phải để nói vào. Nhưng giờ Miyashita đã cho ra một phiên bản mặt nạ đầu tiên cho phép người dùng liên tục tiếp xúc với bề mặt truyền vị, như một phần của hệ thống thực tế ảo. Ông cũng đã phát triển một chiếc “màn hình liếm được” có thể kết nối vào điện thoại di động, ví dụ như cho phép người dùng xem một chương trình nấu ăn trong khi nếm thử nhiều mẫu khác nhau.
“Hoặc khi nhìn vào công thức nấu ăn trên một website người ta có thể nhận ra món đó có vị gì”, ông nói. “Chúng ta giờ có smartphone gắn camera, có màn hình, micro và loa. Nhưng chúng ta sẽ sớm có thể tiến xa hơn, tải lên và tải xuống những trải nghiệm mùi vị.”
Đó là lời giới thiệu ngắn về phần tái tạo mùi vị của câu chuyện, thế còn về phần ghi lại mùi vị của mọi thứ thì sao? Miyashita hiện đang sử dụng “cảm biến mùi vị” có sẵn trên thị trường để cung cấp thước đo định lượng cho 5 thành phần hương vị của bất kỳ thực phẩm nào được lấy mẫu. Ông phát triển các phương trình giúp chuyển đổi dữ liệu mùi vị thành cường độ dòng điện tương ứng cho từng loại trong số 5 hương vị.
Giáo sư Miyashita giải thích về sử dụng toán học để chuyển cường độ hương vị sang mức độ dòng điện cẩn thiết để tái tạo một vị cụ thể. Ảnh: Daisuke Miyagi
Các máy cảm biến mùi vị ngày nay là những cỗ máy cồng kềnh, cho ra kết quả khá chậm chạp. Miyashita đang tìm tòi các phương thức ghi lại mùi vị nhanh hơn và cơ động hơn – có lẽ là thông qua việc dùng một thiết bị giống nhiệt kế có thể nhúng vào thực phẩm, giúp đọc nhanh các thành phần hương vị riêng biệt. Một “máy đo muối” di động như thế đã tồn tại rồi, và ta có thể điều chỉnh nó để đo lường được các hương vị khác. Trong vòng 10 năm nữa, ông dự đoán, chúng ta sẽ có thể ghi lại và tái tạo ngay lập tức thông tin mùi vị.
Tuy nhiên, ăn không chỉ là cảm nhận 5 vị cơ bản trong vô số sự kết hợp của chúng. Khứu giác cũng là một phần quan trọng của trải nghiệm vị giác, và Miyashita đã làm thí nghiệm với “bộ hiển thị khứu giác”. Ông cũng đang xem xét cảm nhận xúc giác, kiểm tra cảm giác một thực phẩm cụ thể trong miệng bạn. Về phần này, ông đang nghiên cứu về in 3D, không chỉ sử dụng nhựa mịn mà còn sử dụng nhiều loại vật liệu có độ nhám khác nhau. “Bằng cách kết hợp điều đó với các nghiên cứu mùi vị”, ông nói, “chúng tôi hy vọng tái tạo được kết cấu mà bạn cảm thấy khi ăn.”
Giáo sư Miyashita đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Đại học Meiji tại Tokyo. Ảnh: Daisuke Miyagi
“Nhưng những điều bạn làm được là có giới hạn”, ông thừa nhận. “Bạn có thể xem một video du lịch, nhưng điều đó dường như sẽ không loại bỏ h.am m.uốn được đặt chân đến một vùng đất lạ của bạn. Hay việc nghe một bản thu không nhất thiết thỏa mãn thôi thúc được nghe nhạc sống của bạn”. Và vì thế, mùi vị cũng vậy. Lẽ tất nhiên công nghệ có thể làm những điều kỳ diệu – phòng thí nghiệm của ông là một ví dụ điển hình. Nhưng cũng có nhiều thứ phải nói về một bữa ăn ngon tại nhà, Miyashita cho biết, có lẽ nó được đúc kết từ những trang viết công thức nấu ăn của mẹ ông.
Ảnh trái: Homei Miyashita là giáo sư bộ môn Khoa học Toán liên ngành tại Đại học Meiji.
Ảnh phải: Giáo sư Miyashita vận hành con robot là một phần trong nghiên cứu rộng hơn của ông về tin học giải trí, tương tác giữa người và máy tính và các công nghệ tiên tiến.
(Ảnh: Daisuke Miyagi)
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Steve Nadis - National Geographic)
(Theo Steve Nadis - National Geographic)