bienxanh2013
Thành viên
- Tham gia
- 9/1/2013
- Bài viết
- 18
Khi tôi nói chuyện với bạn nào về việc tìm việc làm, mà bạn ấy trả lời tôi, em đang tìm công việc tại ngành này, công ty kia vì hợp với nguyện vọng, khả năng và đam mê của em, thì tôi biết rằng bạn ấy đã có cơ hội thành công 80% rồi.
Trong cuộc chiến tìm việc, ứng viên tự tin hơn sẽ chiến thắng. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên đi “tìm” việc chứ không phải đi “xin” việc. Khi đi “tìm” việc, bạn chủ động chọn việc làm phù hợp, bạn chủ động tiếp cận nhà tuyển dụng và chủ động chứng minh rằng bạn xứng đáng với vị trí đó. Còn với thái độ “xin” việc, bạn thắng hay thua hoàn toàn phụ thuộc vào nhà tuyển dụng.
Còn bạn, bạn đi “tìm” việc hay đi “xin” việc? Bạn chọn công việc mình yêu thích để thỏa sức đam mê và thành công hay việc sẽ chọn bạn? Hãy trả lời “Có” hay “Không” cho 12 câu hỏi sau, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời:
Câu 1: Bạn biết rõ những điểm mạnh của bản thân và đang phát huy chúng trong công việc? Có/Không
Câu 2: Bạn tránh làm những việc liên quan đến những kỹ năng mà bạn không có hay không thông thạo? Có/Không
Câu 3: Bạn chủ động nắm bắt mọi cơ hội để có một công việc tốt hơn? Có/Không
Câu 4: Bạn biết rõ loại hình công việc sắp tới bạn muốn ứng tuyển? Có/Không
Câu 5: Bạn chọn công việc để ứng tuyển dựa trên mức độ phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng của bạn hơn là sở thích cá nhân? Có/Không
Câu 6: Trước buổi phỏng vấn, bạn luôn chuẩn bị cho câu hỏi “Hãy giới thiệu đôi nét về bạn”? Có/Không
Câu 7: Bạn có hồ sơ và thư tìm việc riêng cho từng vị trí mà bạn ứng tuyển? Có/Không
Câu 8: Bạn liệt kê những điều cần nhớ liên quan đến vị trí, công ty ứng tuyển trước buổi phỏng vấn? Có/Không
Câu 9: Bạn không bao giờ đến muộn trong buổi phỏng vấn? Có/Không
Câu 10: Bạn luôn là người chủ động bắt tay nhà tuyển dụng? Có/Không
Câu 11: Bạn giữ liên lạc với nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn bằng thư Cảm ơn? Có/Không
Câu 12: Bạn tin rằng bạn có thể chinh phục được những nhà tuyển dụng khó tính? Có/Không
Nếu hơn 50% câu trả lời của bạn là “Có”, bạn đã sẵn sàng lên đường “tìm” cho mình một công việc mới tốt hơn và bắt đầu một cuộc sống tuyệt vời hơn.
Nếu bạn có ít hơn 50% câu trả lời “Có”, bạn cũng đừng quá lo! Vì tin vui cho bạn là bạn hoàn toàn có thể chuyển từ thái độ “xin” việc sang “tìm” việc.
Để “tìm” việc thành công, điều quan trọng là bạn phải tự tin vào khả năng của mình.
Hiểu rõ bản thân chính là xuất phát điểm của sự tự tin. Bạn nên dành thời gian khám phá ưu điểm, khuyết điểm và hoạch định con đường nghề nghiệp bằng cách trả lời câu hỏi “Bạn muốn đạt được vị trí gì trong 3 đến 5 năm nữa? Và bạn phải làm gì để đạt được điều mình muốn?”. Có thể con đường bạn đi còn chưa rõ ràng nhưng ít nhất hãy tự đặt ra những mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân. Đây chính là động lực đẩy bạn tiến lên phía trước.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lên chiến lược tìm việc bắt đầu từ việc viết một hồ sơ thu hút và ứng tuyển cho những việc làm phù hợp. Một hồ sơ tìm việc ấn tượng không phải là một hồ sơ nêu ra tất cả những gì bạn có, mà hồ sơ đó phải cho nhà tuyển dụng thấy bạn mang lại giải pháp cho những khó khăn mà họ đang gặp phải. Cuối cùng, hãy chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn từ tác phong bên ngoài cho đến cách giao tiếp và cách trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Bạn sẽ chinh phục được họ bằng thái độ tự tin “tìm” việc!
Nếu muốn tìm hiểu thêm hãy liên hệ với chúng tôi tại đây
Trong cuộc chiến tìm việc, ứng viên tự tin hơn sẽ chiến thắng. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên đi “tìm” việc chứ không phải đi “xin” việc. Khi đi “tìm” việc, bạn chủ động chọn việc làm phù hợp, bạn chủ động tiếp cận nhà tuyển dụng và chủ động chứng minh rằng bạn xứng đáng với vị trí đó. Còn với thái độ “xin” việc, bạn thắng hay thua hoàn toàn phụ thuộc vào nhà tuyển dụng.
Còn bạn, bạn đi “tìm” việc hay đi “xin” việc? Bạn chọn công việc mình yêu thích để thỏa sức đam mê và thành công hay việc sẽ chọn bạn? Hãy trả lời “Có” hay “Không” cho 12 câu hỏi sau, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời:
Câu 1: Bạn biết rõ những điểm mạnh của bản thân và đang phát huy chúng trong công việc? Có/Không
Câu 2: Bạn tránh làm những việc liên quan đến những kỹ năng mà bạn không có hay không thông thạo? Có/Không
Câu 3: Bạn chủ động nắm bắt mọi cơ hội để có một công việc tốt hơn? Có/Không
Câu 4: Bạn biết rõ loại hình công việc sắp tới bạn muốn ứng tuyển? Có/Không
Câu 5: Bạn chọn công việc để ứng tuyển dựa trên mức độ phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng của bạn hơn là sở thích cá nhân? Có/Không
Câu 6: Trước buổi phỏng vấn, bạn luôn chuẩn bị cho câu hỏi “Hãy giới thiệu đôi nét về bạn”? Có/Không
Câu 7: Bạn có hồ sơ và thư tìm việc riêng cho từng vị trí mà bạn ứng tuyển? Có/Không
Câu 8: Bạn liệt kê những điều cần nhớ liên quan đến vị trí, công ty ứng tuyển trước buổi phỏng vấn? Có/Không
Câu 9: Bạn không bao giờ đến muộn trong buổi phỏng vấn? Có/Không
Câu 10: Bạn luôn là người chủ động bắt tay nhà tuyển dụng? Có/Không
Câu 11: Bạn giữ liên lạc với nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn bằng thư Cảm ơn? Có/Không
Câu 12: Bạn tin rằng bạn có thể chinh phục được những nhà tuyển dụng khó tính? Có/Không
Nếu hơn 50% câu trả lời của bạn là “Có”, bạn đã sẵn sàng lên đường “tìm” cho mình một công việc mới tốt hơn và bắt đầu một cuộc sống tuyệt vời hơn.
Nếu bạn có ít hơn 50% câu trả lời “Có”, bạn cũng đừng quá lo! Vì tin vui cho bạn là bạn hoàn toàn có thể chuyển từ thái độ “xin” việc sang “tìm” việc.
Để “tìm” việc thành công, điều quan trọng là bạn phải tự tin vào khả năng của mình.
Hiểu rõ bản thân chính là xuất phát điểm của sự tự tin. Bạn nên dành thời gian khám phá ưu điểm, khuyết điểm và hoạch định con đường nghề nghiệp bằng cách trả lời câu hỏi “Bạn muốn đạt được vị trí gì trong 3 đến 5 năm nữa? Và bạn phải làm gì để đạt được điều mình muốn?”. Có thể con đường bạn đi còn chưa rõ ràng nhưng ít nhất hãy tự đặt ra những mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân. Đây chính là động lực đẩy bạn tiến lên phía trước.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lên chiến lược tìm việc bắt đầu từ việc viết một hồ sơ thu hút và ứng tuyển cho những việc làm phù hợp. Một hồ sơ tìm việc ấn tượng không phải là một hồ sơ nêu ra tất cả những gì bạn có, mà hồ sơ đó phải cho nhà tuyển dụng thấy bạn mang lại giải pháp cho những khó khăn mà họ đang gặp phải. Cuối cùng, hãy chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn từ tác phong bên ngoài cho đến cách giao tiếp và cách trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Bạn sẽ chinh phục được họ bằng thái độ tự tin “tìm” việc!
Nếu muốn tìm hiểu thêm hãy liên hệ với chúng tôi tại đây