- Tham gia
- 8/5/2012
- Bài viết
- 11
Những văn kiện viết trên bia đá, sử liệu lịch sử Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Campuachia và các sách cổ bằng văn tự Chăm, cũng như những bài tường trình của các du khách từ các nước Âu Châu và Á Rập đã chứng minh cụ thể rằng từ những năm đầu công nguyên đến những năm giữa thế kỷ 19 đã có sự hiện diện ở miền trung Việt Nam một vương quốc hùng mạnh được mang tên là: Champa.
Văn hóa Sa Huỳnh
Tổ tiên của người Chăm Pa có nền văn hóa phát triển rực rỡ chính là văn hóa Sa Huỳnh.Thời nước Việt còn gọi là Văn Lang rồi sau đó là Âu Lạc, ở phía nam nước ta có một nước tên là Hồ Tôn Tinh. Đây là một trong các tên gọi của Vương quốc Chăm Pa cổ.
Thời hoàng kim của vương quốc Chăm Pa là từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10. Đây là thời gian mà văn hóa Chăm Pa nở rộ và phong phú nhất.
Vào khoảng thế kỉ thứ 15, Champa bắt đầu suy vong. Từ thế kỷ thứ 17, một số tín ngưỡng Hồi Giáo vừa mới du nhập vào ở các hải cảng vùng Panduranga và Kauthara. Chăm Pa trở thành trung tâm tuyên truyền Hồi giáo đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á.
Trên chặng đường 16 thế kỷ (từ năm 192 - 1822) vương quốc Chămpa đã sáng tạo nên một nền văn hóa độc đáo, đậm sắc thái riêng không một dân tộc nào có được, mà nay chỉ còn lại những di tích vỡ vụn chấm phá về một bức bích họa xa xưa của một nền văn minh huy hoàng đã suy tàn và mai một.