- Tham gia
- 26/8/2010
- Bài viết
- 2.078
“Tôi nghiệm ra rằng nếu dịch chuyển góc nhìn, xem mọi viêc mình đang làm đều là sự học hỏi thì sẽ bớt áp lực hơn. - Nếu bạn chưa thấy niềm đam mê ở công việc hiện tại thì bạn hãy mạnh dạn bước theo đam mê thật sự của mình vì chắc chắn bạn không thể làm tốt nhất công việc hiện thời. Với tôi, đó là cách sòng phẳng với công việc và với cuộc đời mình"
Tôi khao khát nên không ngồi yên
Ở tuổi 29, trong lý lịch Nguyên Duy Minh có bốn lần “nhảy việc” và hiện là giám đốc Công ty Success Resources International (SRI Training) chuyên tư vấn, thiết kế, phát triển và tiến hành các chương trình đào tạo giúp phát triển năng lực cá nhân. Đây là công ty do anh sáng lập và điều hành.
Không tự bằng lòng
Năm 2005, tôi rời Trường ĐH Kinh tế. Mùa hè năm đó tôi được nhận vào ví trị trợ lý giám đốc marketing toàn quốc Công ty dầu ăn Cái Lân. Sau một sáng kiến quan trọng giúp công ty phát triển kênh phân phối mới, tôi được bổ nhiệm vào vị trí trưởng phòng marketing khu vực miền Tây và điều hành trực tiếp gần 60 nhân viên. Tiếp theo, tôi tham gia cùng ban giám đốc phụ trách xuất khẩu dầu ăn sang các nước Lào, Campuchia, Thaí Lan, Trung Quốc, Lào...Năm đó tôi 23 tuổi.
Bạn bè nói tôi thành công, nhiều người bảo tôi ngồi yên mà phát triển. Tôi cảm nhận công việc mình đang làm rất tốt nhưng tôi không thôi nghĩ về bản thân và nhận ra mình còn quá trẻ với quá ít trải nghiệm và kỹ năng sống. Ở công ty, ngoài đồng nghiệp và cấp trên, tôi chỉ có mối quan hệ với các đối tác không quá 10 người. Tôi nghĩ mình cần phát triển bản thân hơn là khẳng định sự nghiệp ở những vị trí như thế này. Tôi cố gắng hoàn thành tốt công việc nhưng chưa nhận thấy mình đã nỗ lực hết 100% sức lực hay chưa.
Tôi “nhảy sang” Metro Cash & Carry làm việc ở vị trí chăm sóc khách hàng trọng yếu. Con số 200 đối tác quan trọng của công ty cần phải quan hệ thường xuyên thu hút tôi. Công việc hằng ngày là chào hàng và triển khai đơn đặt hàng từ các khách sạn, nhà hàng, công ty lớn ở TP.HCM.
Khi công việc đi vào quỹ đạo, tôi đặt ra những câu hỏi cho mình: Tôi muốn mình là ai? Ai là người tôi thích gặp nhất trong công việc? Việc gì tôi có thể thể hiện hết đam mê? Môi trường làm việc yêu thích của tôi sẽ như thế nào Mẫu người lãnh đạo trực tiếp tôi thích? Từ những câu hỏi đó tôi nhận ra mình cần phải thay đổi. Tôi thích là mắt xích lớn trong một mô hình nhỏ hơn làm một mắt xích nhỏ trong một mô hình đồ sộ và muốn để lại một dấu ấn cá nhân. Tôi lại “nhảy việc”.
Tìm ra con đường cho mình
Một người bạn giới thiệu tôi đến với Học viện đào Đạo quản lý VN (ITD VN) vào giữa năm 2007. Đây là một công ty đa quốc gia chuyên thực hiện các khóa đào tạo kỹ năng làm việc, cung cấp chìa khóa xác định đam mê cho người học. Chính ở nơi đây tôi nhận ra mình thích công việc nghiên cứu những mô hình đào tạo nhân lực và phát triển các chương trình đào tạo để triển khai đến doanh nghiệp. Năm đó tôi 24 tuổi.
Công ty phải liên lạc thường xuyên với các đối tác là lãnh đạo những công ty, tập đoàn lớn để giới thiệu những khóa đào tạo. Lòng tự ti của một cử nhân kinh tế với hai năm kinh nghiệm khiến tôi chột dạ khi... bấm số. Cảm giác choáng ngợp khi đối diện với những nhân vật trọng yếu trong các công ty, tập đoàn lớn bao lấy tôi. Nhiều nhân viên khác cũng trong tình trạng như vậy. Công ty lúc này xập xệ và có nguy cơ nhiều người bỏ việc.
Một lần nữa tôi lại hỏi mình: Thấy khó khăn thì có đi tìm giải pháp không? Vậy liệu tôi đã thật sự cố gắng hết 100% khả năng để vượt qua nỗi sợ hãi này? Hai câu hỏi cốt tử khiến cuộc sống và công việc của tôi xoay chuyển 180 độ. Tôi tìm ra được lối tư duy tích cực hơn trong công việc. Tôi không lấy khó khăn để giải thích cho thất bại mà kiểm tra lại giải pháp đã phù hợp chưa. Sự giao tiếp với các doanh nghiệp lớn để duy trì mối quan hệ là việc sống còn với công ty và bản thân nên có “khớp” cũng phải “alô”.
Công việc dần ổn định và tốt hơn. Sau hơn một năm, người sếp trực tiếp về lại Malaysia. Tôi được chọn điều hành ITD VN. Lúc này tôi thấy khát khao chinh phục cái mới vẫn còn mạnh mẽ và mong muốn đẩy đam mê của mình lên một tầm mới nên tôi quyết định "nhảy việc" một lần nữa. Khách hàng, đối tác thân thiết đều rất bất ngờ, riêng tôi vẫn tự tin với sự lựa chọn của mình.
Tôi chuyển sang làm giám đốc điều hành Trường phát triển nhân cách và tài năng. John Robert Powers (JRP). Sau môt thời gian ngắn cộng tác cùng JRP, tôi nhận ra mục đích của mình và JRP không gặp nhau nên ra đi và quyết định thành lập doanh nghiêÌ£p riêng để theo đuổi, xây dựng trọn vẹn đam mê và ước mơ của mình. Nhưng tôi vẫn cộng tác với JRP với vai trò là giảng viên trong một số dự án.
Những lần nhảy việc để đi tìm và cụ thể hóa đam mê của mình, tôi gặp muôn vàn khó khăn phát sinh từ cái mới. Tôi nghiệm ra rằng nếu dịch chuyển góc nhìn, xem mọi viêc mình đang làm đều là sự học hỏi thì sẽ bớt áp lực hơn.
Theo: (Nhịp sống trẻ/TTO)
Tôi khao khát nên không ngồi yên
Ở tuổi 29, trong lý lịch Nguyên Duy Minh có bốn lần “nhảy việc” và hiện là giám đốc Công ty Success Resources International (SRI Training) chuyên tư vấn, thiết kế, phát triển và tiến hành các chương trình đào tạo giúp phát triển năng lực cá nhân. Đây là công ty do anh sáng lập và điều hành.
Không tự bằng lòng
Năm 2005, tôi rời Trường ĐH Kinh tế. Mùa hè năm đó tôi được nhận vào ví trị trợ lý giám đốc marketing toàn quốc Công ty dầu ăn Cái Lân. Sau một sáng kiến quan trọng giúp công ty phát triển kênh phân phối mới, tôi được bổ nhiệm vào vị trí trưởng phòng marketing khu vực miền Tây và điều hành trực tiếp gần 60 nhân viên. Tiếp theo, tôi tham gia cùng ban giám đốc phụ trách xuất khẩu dầu ăn sang các nước Lào, Campuchia, Thaí Lan, Trung Quốc, Lào...Năm đó tôi 23 tuổi.
Bạn bè nói tôi thành công, nhiều người bảo tôi ngồi yên mà phát triển. Tôi cảm nhận công việc mình đang làm rất tốt nhưng tôi không thôi nghĩ về bản thân và nhận ra mình còn quá trẻ với quá ít trải nghiệm và kỹ năng sống. Ở công ty, ngoài đồng nghiệp và cấp trên, tôi chỉ có mối quan hệ với các đối tác không quá 10 người. Tôi nghĩ mình cần phát triển bản thân hơn là khẳng định sự nghiệp ở những vị trí như thế này. Tôi cố gắng hoàn thành tốt công việc nhưng chưa nhận thấy mình đã nỗ lực hết 100% sức lực hay chưa.
Tôi “nhảy sang” Metro Cash & Carry làm việc ở vị trí chăm sóc khách hàng trọng yếu. Con số 200 đối tác quan trọng của công ty cần phải quan hệ thường xuyên thu hút tôi. Công việc hằng ngày là chào hàng và triển khai đơn đặt hàng từ các khách sạn, nhà hàng, công ty lớn ở TP.HCM.
Khi công việc đi vào quỹ đạo, tôi đặt ra những câu hỏi cho mình: Tôi muốn mình là ai? Ai là người tôi thích gặp nhất trong công việc? Việc gì tôi có thể thể hiện hết đam mê? Môi trường làm việc yêu thích của tôi sẽ như thế nào Mẫu người lãnh đạo trực tiếp tôi thích? Từ những câu hỏi đó tôi nhận ra mình cần phải thay đổi. Tôi thích là mắt xích lớn trong một mô hình nhỏ hơn làm một mắt xích nhỏ trong một mô hình đồ sộ và muốn để lại một dấu ấn cá nhân. Tôi lại “nhảy việc”.
Tìm ra con đường cho mình
Một người bạn giới thiệu tôi đến với Học viện đào Đạo quản lý VN (ITD VN) vào giữa năm 2007. Đây là một công ty đa quốc gia chuyên thực hiện các khóa đào tạo kỹ năng làm việc, cung cấp chìa khóa xác định đam mê cho người học. Chính ở nơi đây tôi nhận ra mình thích công việc nghiên cứu những mô hình đào tạo nhân lực và phát triển các chương trình đào tạo để triển khai đến doanh nghiệp. Năm đó tôi 24 tuổi.
Công ty phải liên lạc thường xuyên với các đối tác là lãnh đạo những công ty, tập đoàn lớn để giới thiệu những khóa đào tạo. Lòng tự ti của một cử nhân kinh tế với hai năm kinh nghiệm khiến tôi chột dạ khi... bấm số. Cảm giác choáng ngợp khi đối diện với những nhân vật trọng yếu trong các công ty, tập đoàn lớn bao lấy tôi. Nhiều nhân viên khác cũng trong tình trạng như vậy. Công ty lúc này xập xệ và có nguy cơ nhiều người bỏ việc.
Một lần nữa tôi lại hỏi mình: Thấy khó khăn thì có đi tìm giải pháp không? Vậy liệu tôi đã thật sự cố gắng hết 100% khả năng để vượt qua nỗi sợ hãi này? Hai câu hỏi cốt tử khiến cuộc sống và công việc của tôi xoay chuyển 180 độ. Tôi tìm ra được lối tư duy tích cực hơn trong công việc. Tôi không lấy khó khăn để giải thích cho thất bại mà kiểm tra lại giải pháp đã phù hợp chưa. Sự giao tiếp với các doanh nghiệp lớn để duy trì mối quan hệ là việc sống còn với công ty và bản thân nên có “khớp” cũng phải “alô”.
Công việc dần ổn định và tốt hơn. Sau hơn một năm, người sếp trực tiếp về lại Malaysia. Tôi được chọn điều hành ITD VN. Lúc này tôi thấy khát khao chinh phục cái mới vẫn còn mạnh mẽ và mong muốn đẩy đam mê của mình lên một tầm mới nên tôi quyết định "nhảy việc" một lần nữa. Khách hàng, đối tác thân thiết đều rất bất ngờ, riêng tôi vẫn tự tin với sự lựa chọn của mình.
Tôi chuyển sang làm giám đốc điều hành Trường phát triển nhân cách và tài năng. John Robert Powers (JRP). Sau môt thời gian ngắn cộng tác cùng JRP, tôi nhận ra mục đích của mình và JRP không gặp nhau nên ra đi và quyết định thành lập doanh nghiêÌ£p riêng để theo đuổi, xây dựng trọn vẹn đam mê và ước mơ của mình. Nhưng tôi vẫn cộng tác với JRP với vai trò là giảng viên trong một số dự án.
Những lần nhảy việc để đi tìm và cụ thể hóa đam mê của mình, tôi gặp muôn vàn khó khăn phát sinh từ cái mới. Tôi nghiệm ra rằng nếu dịch chuyển góc nhìn, xem mọi viêc mình đang làm đều là sự học hỏi thì sẽ bớt áp lực hơn.
Theo: (Nhịp sống trẻ/TTO)