Tìm ra 7 hành tinh anh em của Trái đất nơi con người có thể di cư lên?

ranjeny

Bình yên
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/4/2016
Bài viết
460
Tìm ra 7 hành tinh anh em của Trái đất nơi con người có thể di cư lên?
Phát hiện này của NASA mở ra rất nhiều hứa hẹn trong việc tìm hiểu về khả năng tồn tại của sự sống ngoài hệ Mặt trời.

Các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện một hệ sao với những hành tinh cho phép sự sống tồn tại chỉ cách Trái Đất 39 năm ánh sáng, theo VnExpress dẫn nguồn Independent.

Phát hiện được công bố trong buổi họp báo tại trụ sở chính của NASA ở Washington vào 1 giờ đêm qua theo giờ Việt Nam.

7 hành tinh giống Trái Đất xoay quanh ngôi sao lùn Trappist-1 đều có khả năng tồn tại nước trên bề mặt. Ba trong số 7 hành tinh này có nhiều điều kiện hoàn hảo và các nhà khoa học suy đoán sự sống có thể đã hình thành ở đó.

Nhóm nghiên cứu tin chắc họ có thể kết luận sự sống tồn tại trên các hành tinh thuộc hệ Trappist-1 hay không trong vòng một thập kỷ và chia sẻ đây chỉ là bước khởi đầu.
1_41481.jpg


Minh họa hệ sao Trappist-1. ảnh: NASA

Trước đây, chưa có hệ sao nào khác được phát hiện có số lượng hành tinh giống Trái Đất lớn như vật. Các hành tinh nhiều khả năng có cấu tạo đá như Trái Đất với kích thước tương tự hành tinh của chúng ta.

6 hành tinh có nhiệt độ bề mặt trong khoảng 0-100°C. Điều này đem lại cho chúng điều kiện khí quyển cần thiết để hình thành dạng sống sinh học.

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra ba trong số 7 hành tinh nằm ở khu vực phù hợp với sự sống tính từ ngôi sao mẹ, có thể chứa đại dương nước lỏng.

Ông Michael Gillon, giáo sư Đại học Liege ở Bỉ và cũng là tác giả chủ trì nghiên cứu, chỉ ra sự khác biệt trong phát hiện thiên văn học thú vị: "Ý tưởng tuyệt vời trong cách tiếp cận này là nghiên cứu về các hành tinh quay chung quanh những ngôi sao nhỏ nhất trong dải ngân hà và gần với chúng ta.

2_42586.jpg

Hình ảnh mô phỏng về một trong số 7 hành tinh của hệ Trappist-1. Ảnh: NASA/JPL-Caltech

Đó là điều mà không ai trước chúng tôi đã làm. Hầu hết các nhà thiên văn học đều đã chỉ tập trung vào những ngôi sao lớn như Mặt trời của chúng ta".

Ông Gillon và nhóm nghiên cứu bắt đầu theo dõi Trappist-1, còn được gọi là ngôi sao lùn "cực mát", màu đỏ, có khối lượng nhỏ hơn 10 lần so với Mặt trời bằng một kính viễn vọng từ năm 2010. Năm ngoái nhóm nghiên cứu đã công bố thông tin về 3 hành tinh trong quỹ đạo của nó, báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn AFP.

Nếu so sánh khoảng cách giữa Mặt trời của chúng ta và các hành tinh quay quanh nó, "gia đình" của Trappist-1 "chật chội" hơn. Ngôi sao lùn và 7 hành tinh của nó có thể hoạt động "gói gọn" trong phạm vi khoảng cách từ Mặt trời tới hành tinh gần nhất của nó là Sao Thủy.

Ông Gillon và các cộng sự đã bắt đầu phân tích những thành phần hóa học trong các bầu khí quyển của những hành tinh này. Ông nói: "Có ít nhất một sự kết hợp các phân tử mà nếu điều đó tồn tại tương đối nhiều, chúng tôi có thể tự tin tới 99% để nói rằng sẽ có sự sống".



Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus
 
×
Quay lại
Top Bottom