- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Khát khao nổi tiếng, muốn thu lợi nhanh nhất nhưng không muốn đổ công sức sáng tạo trong nghề nghiệp. Vì vậy, không ít người chỉ lo tạo dựng vinh quang trong thế giới ảo để được nổi tiếng nhanh nhất
Không chỉ có lượt “like” cho trang cá nhân, vị trí của các ca khúc, MV (video ca nhạc) trên các bảng xếp hạng âm nhạc trong nước cũng được làm giả với mục đích thăng hạng. “Một khi cứ theo đuổi những giá trị ảo, người trong cuộc cũng sẽ trở thành nạn nhân của trò lừa đảo” - ca sĩ Phương Vy nói.
Chạy theo những con số ảo
Ca sĩ Phương Vy và vài người bạn khác của cô đã từng nhận được thư chào hàng. Nội dung viết:
“Em có ê-kíp đẩy bài hát, MV, album cho ca sĩ trên trang Zing MP3 với giá đẩy 1 triệu view là 3,5 triệu đồng (tặng 500 “like”, comment, lượt share Zing và thêm share Facebook nữa), còn đẩy 1 bài hát trong tốp 40 sẽ là 2 triệu đồng/tuần (tặng “like”, comment, lượt share Zing và Facebook), top 10 giá 4 triệu đồng/tuần. Nếu có nhu cầu đẩy, anh (chị) ủng hộ ê-kíp của em nhé, cảm ơn anh (chị)”.
Trả lời cho tin nhắn này, Phương Vy đã thẳng thừng từ chối. Nhưng có lẽ số người trong thị trường giải trí không có nhu cầu mua “like” hay thẳng thừng từ chối mua “like” như Phương Vy không nhiều.
Đàm Vĩnh Hưng là một trong những ca sĩ luôn nỗ lực sáng tạo không ngơi nghỉ với một cường độ làm việc khiến nhiều người trong giới nể phục Ảnh: TẤN THẠNH
Thay vì tìm và hiểu khán giả của mình, nhiều ca sĩ ngày nay tin vào kết quả khảo sát trên mạng. Những single (đĩa bài hát đơn), album được đưa lên mạng thay vì phát hành chính thức trên thị trường băng đĩa như trước đây với lời giải thích “giảm thiểu chi phí trong thời buổi làm gì cũng lỗ như hiện nay”. Điều này không sai, nhất là khi phát hành qua online đang là hình thức được ưa chuộng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, so với các thị trường âm nhạc khác, single hay album online không thể mang lại kết quả chính xác về sự yêu thích của công chúng đối với sản phẩm. Đơn giản vì ở thị trường khác, các sản phẩm online đều được bán trong khi ở Việt Nam, phát hành miễn phí. Điều đó đồng nghĩa kết quả “like”, lượt nghe chỉ là con số ảo. Tuy nhiên, nhiều ca sĩ tin vào những con số này nên tìm cách đưa sản phẩm lên mạng với hy vọng có được nhiều “like”. Khi nghe ai đó nói “ca khúc này đang “hot” trên mạng lắm đấy” thì bạn đừng vội tin, một người trong giới khẳng định như vậy. Hoàng Tuấn, ông bầu của ca sĩ Đan Trường, cho biết: “Nghe tên vài lần và cũng thấy xuất hiện trong vài chương trình chung ở các tỉnh nhưng nói thật, tôi chẳng thể nhận ra ca sĩ đó là ai dù nhiều người bảo đang rất nổi tiếng trên mạng”.
Thực tế cho thấy ông bầu Hoàng Tuấn hoàn toàn không nói quá lời bởi hiện nay, hầu như ca sĩ trẻ nào cũng bám vào “thành quả” trên thế giới ảo của mình, xem đó là thành công khi một MV, album hay một single của họ trở thành “ăn khách” (tính bằng “like” hay lượt người truy cập). Ca sĩ nghiễm nhiên trở thành ngôi sao chỉ sau 1 ca khúc “ăn khách”. Hiện tượng Hồ Quang Hiếu gần đây hay trước đó là Arika Phan, Bích Phương, Khánh Phương, Thùy Chi,… là minh chứng.
Phải xây bằng giá trị thật
Nổi tiếng chỉ sau 1 ca khúc “ăn khách” trên mạng rồi biến mất tăm không phải hiếm thấy ở làng showbiz Việt. Những “hiện tượng” bước ra từ thế giới ảo thường bị công chúng đón nhận hờ hững ngay sau đó. Điều này lý giải cho sự biến mất không tăm hơi của những cái tên Khánh Phương, Thùy Chi, Akira Phan, Bích Phương… Sự biến mất này hoàn toàn dễ hiểu bởi ca sĩ luôn tận dụng tối đa những cái mình “may mắn” có được và quên sáng tạo để đi trên con đường dài.
Nếu sự biến mất của những “ngôi sao” trên mạng hoàn toàn dễ hiểu thì sự thụt lùi của vài tài năng trẻ thực sự khiến người làm nghề nuối tiếc. “Không khẳng định được mình và không thể hiện đúng bản chất là những lý do khiến ca sĩ hiện nay khó có cơ hội nổi bật hay trở thành những ngôi sao thực sự” - nhạc sĩ Hoài An nhận định.
Để trở thành ngôi sao thực sự, nghệ sĩ phải sáng tạo không ngơi nghỉ, phải làm việc cật lực. Điển hình là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Để giữ vững được vị trí ngôi sao như hiện tại, Đàm Vĩnh Hưng chưa bao giờ cho phép mình nghỉ ngơi, ngay khi chưa xong dự án âm nhạc này, anh đã phải nghĩ đến hướng đi tiếp theo của mình như thế nào. Cường độ làm việc và năng lượng anh bỏ ra để phát triển sự nghiệp khiến đồng nghiệp phải nể phục.
Tuy nhiên hiện nay, không ít nghệ sĩ khát khao nổi tiếng, muốn thu lợi nhanh nhất nhưng không muốn đổ công sức sáng tạo trong nghề nghiệp. Vì vậy, họ chỉ lo tạo dựng vinh quang trong thế giới ảo để được nổi tiếng nhanh nhất mà quên rằng sự nghiệp muốn được bền lâu phải xây bằng gía trị thật.
Báo cũng mua “like”
Không ít trang báo mạng, trang thông tin điện tử tổng hợp cũng đua nhau mua “like” để tăng lượng người đọc, thu hút quảng cáo. “Một khi mua “like” để làm tăng lượng người đọc ảo, báo chí cũng có hành vi lừa đảo khách hàng quảng cáo của mình” - một người môi giới bán “like” nói như vậy.
Theo Người Lao Động
Không chỉ có lượt “like” cho trang cá nhân, vị trí của các ca khúc, MV (video ca nhạc) trên các bảng xếp hạng âm nhạc trong nước cũng được làm giả với mục đích thăng hạng. “Một khi cứ theo đuổi những giá trị ảo, người trong cuộc cũng sẽ trở thành nạn nhân của trò lừa đảo” - ca sĩ Phương Vy nói.
Chạy theo những con số ảo
Ca sĩ Phương Vy và vài người bạn khác của cô đã từng nhận được thư chào hàng. Nội dung viết:
“Em có ê-kíp đẩy bài hát, MV, album cho ca sĩ trên trang Zing MP3 với giá đẩy 1 triệu view là 3,5 triệu đồng (tặng 500 “like”, comment, lượt share Zing và thêm share Facebook nữa), còn đẩy 1 bài hát trong tốp 40 sẽ là 2 triệu đồng/tuần (tặng “like”, comment, lượt share Zing và Facebook), top 10 giá 4 triệu đồng/tuần. Nếu có nhu cầu đẩy, anh (chị) ủng hộ ê-kíp của em nhé, cảm ơn anh (chị)”.
Trả lời cho tin nhắn này, Phương Vy đã thẳng thừng từ chối. Nhưng có lẽ số người trong thị trường giải trí không có nhu cầu mua “like” hay thẳng thừng từ chối mua “like” như Phương Vy không nhiều.
Đàm Vĩnh Hưng là một trong những ca sĩ luôn nỗ lực sáng tạo không ngơi nghỉ với một cường độ làm việc khiến nhiều người trong giới nể phục Ảnh: TẤN THẠNH
Thay vì tìm và hiểu khán giả của mình, nhiều ca sĩ ngày nay tin vào kết quả khảo sát trên mạng. Những single (đĩa bài hát đơn), album được đưa lên mạng thay vì phát hành chính thức trên thị trường băng đĩa như trước đây với lời giải thích “giảm thiểu chi phí trong thời buổi làm gì cũng lỗ như hiện nay”. Điều này không sai, nhất là khi phát hành qua online đang là hình thức được ưa chuộng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, so với các thị trường âm nhạc khác, single hay album online không thể mang lại kết quả chính xác về sự yêu thích của công chúng đối với sản phẩm. Đơn giản vì ở thị trường khác, các sản phẩm online đều được bán trong khi ở Việt Nam, phát hành miễn phí. Điều đó đồng nghĩa kết quả “like”, lượt nghe chỉ là con số ảo. Tuy nhiên, nhiều ca sĩ tin vào những con số này nên tìm cách đưa sản phẩm lên mạng với hy vọng có được nhiều “like”. Khi nghe ai đó nói “ca khúc này đang “hot” trên mạng lắm đấy” thì bạn đừng vội tin, một người trong giới khẳng định như vậy. Hoàng Tuấn, ông bầu của ca sĩ Đan Trường, cho biết: “Nghe tên vài lần và cũng thấy xuất hiện trong vài chương trình chung ở các tỉnh nhưng nói thật, tôi chẳng thể nhận ra ca sĩ đó là ai dù nhiều người bảo đang rất nổi tiếng trên mạng”.
Thực tế cho thấy ông bầu Hoàng Tuấn hoàn toàn không nói quá lời bởi hiện nay, hầu như ca sĩ trẻ nào cũng bám vào “thành quả” trên thế giới ảo của mình, xem đó là thành công khi một MV, album hay một single của họ trở thành “ăn khách” (tính bằng “like” hay lượt người truy cập). Ca sĩ nghiễm nhiên trở thành ngôi sao chỉ sau 1 ca khúc “ăn khách”. Hiện tượng Hồ Quang Hiếu gần đây hay trước đó là Arika Phan, Bích Phương, Khánh Phương, Thùy Chi,… là minh chứng.
Phải xây bằng giá trị thật
Nổi tiếng chỉ sau 1 ca khúc “ăn khách” trên mạng rồi biến mất tăm không phải hiếm thấy ở làng showbiz Việt. Những “hiện tượng” bước ra từ thế giới ảo thường bị công chúng đón nhận hờ hững ngay sau đó. Điều này lý giải cho sự biến mất không tăm hơi của những cái tên Khánh Phương, Thùy Chi, Akira Phan, Bích Phương… Sự biến mất này hoàn toàn dễ hiểu bởi ca sĩ luôn tận dụng tối đa những cái mình “may mắn” có được và quên sáng tạo để đi trên con đường dài.
Nếu sự biến mất của những “ngôi sao” trên mạng hoàn toàn dễ hiểu thì sự thụt lùi của vài tài năng trẻ thực sự khiến người làm nghề nuối tiếc. “Không khẳng định được mình và không thể hiện đúng bản chất là những lý do khiến ca sĩ hiện nay khó có cơ hội nổi bật hay trở thành những ngôi sao thực sự” - nhạc sĩ Hoài An nhận định.
Để trở thành ngôi sao thực sự, nghệ sĩ phải sáng tạo không ngơi nghỉ, phải làm việc cật lực. Điển hình là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Để giữ vững được vị trí ngôi sao như hiện tại, Đàm Vĩnh Hưng chưa bao giờ cho phép mình nghỉ ngơi, ngay khi chưa xong dự án âm nhạc này, anh đã phải nghĩ đến hướng đi tiếp theo của mình như thế nào. Cường độ làm việc và năng lượng anh bỏ ra để phát triển sự nghiệp khiến đồng nghiệp phải nể phục.
Tuy nhiên hiện nay, không ít nghệ sĩ khát khao nổi tiếng, muốn thu lợi nhanh nhất nhưng không muốn đổ công sức sáng tạo trong nghề nghiệp. Vì vậy, họ chỉ lo tạo dựng vinh quang trong thế giới ảo để được nổi tiếng nhanh nhất mà quên rằng sự nghiệp muốn được bền lâu phải xây bằng gía trị thật.
Báo cũng mua “like”
Không ít trang báo mạng, trang thông tin điện tử tổng hợp cũng đua nhau mua “like” để tăng lượng người đọc, thu hút quảng cáo. “Một khi mua “like” để làm tăng lượng người đọc ảo, báo chí cũng có hành vi lừa đảo khách hàng quảng cáo của mình” - một người môi giới bán “like” nói như vậy.
Theo Người Lao Động