Tìm hiểu về quy trình nộp phạt vi phạm hành chính

taquocviet2

Thành viên
Tham gia
28/6/2021
Bài viết
5
Tìm hiểu về quy trình nộp phạt vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là một trong những vi phạm phổ biến xảy ra trong cuộc sống mỗi ngày. Vi phạm hành chính rất dễ bắt gặp như vi phạm luật an toàn giao thông phải nộp phạt hành chính hay vi phạm việc đăng ký tạm trú tạm vắng. Tuy nhiên quy trình và thủ tục nộp phạt hành chính thế nào cho đúng quy định của pháp luật thì không phải ai cũng nắm rõ và làm đúng. Cùng tìm hiểu quy trình nộp phạt vi phạm hành chính.
c40.jpg

Vi phạm hành chính là gì?​

Vi phạm hành chính được hiểu là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo khoản 2 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Xem thêm: thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

Đặc điểm của vi phạm hành chính​

Dựa vào khái niệm chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của vi phạm hành chính như sau:

Một là, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước hay là chính các quy định của nhà nước. Hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện). Sẽ không có vi phạm hành chính nếu không có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.

Hai là, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện. Lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất trong mặt chủ quan, thể hiện ý chí của người thực hiện. Lỗi trong vi phạm hành chính được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Ba là, vi phạm hành chính phải bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đặt ra khung pháp lý chung nhất cho việc xử lý vi phạm hành chính của chủ thể. Trong đó, Luật này đăt ra nguyên tắc xử lý vi phạm; các biện pháp xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với các chủ thể vi phạm; các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính;…



Việc xử lý vi phạm hành chính còn được thể hiện trong các quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Quy trình, thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính​

Quy trình, thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy trình thu ngân sách nhà nước quy định tại Thông tư số 128/2008/TT-BTC, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính. Thông tư này hướng dẫn thêm các nội dung sau:

Việc thu tiền phạt vi phạm hành chính phải căn cứ trực tiếp vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực.

Khi nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải xuất trình quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt với Kho bạc Nhà nước nơi đến nộp phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt và phải nộp tiền phạt theo đúng số tiền, thời hạn ghi trong quyết định xử phạt.

Người có thẩm quyền thu tiền phạt trực tiếp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP phải lập bảng kê biên lai thu tiền phạt và nộp toàn bộ số tiền đã thu vào Kho bạc Nhà nước theo thời gian quy định tại khoản 2 Điều 69, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Kho bạc Nhà nước tổ chức rà soát, đối chiếu để bảo đảm khớp đúng giữa tổng số tiền thực nộp của người có thẩm quyền thu tiền phạt trực tiếp với tổng số tiền tính theo số biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá đã sử dụng hoặc tổng số tiền tính theo các liên biên lai lưu tại cuống biên lai đối với loại không in sẵn mệnh giá nộp cùng với bảng kê.

Khi nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức nộp phạt phải ghi rõ trên chứng từ nộp phạt nội dung nộp phạt, số quyết định xử phạt và tên cơ quan ra quyết định xử phạt. Sau khi nộp phạt, cá nhân hoặc tổ chức bị xử phạt có trách nhiệm gửi chứng từ nộp phạt có xác nhận của Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng cho người có thẩm quyền xử phạt để nhận lại các giấy tờ tạm giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước. Tiền thu phạt vi phạm hành chính điều tiết 100% cho ngân sách địa phương; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều tiết khoản thu phạt vi phạm hành chính giữa các cấp ngân sách địa phương. Riêng lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, việc điều tiết tiền thu phạt thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Tiền thu phạt vi phạm hành chính được hạch toán vào Chương của cơ quan của người ra quyết định xử phạt, Mục và Tiểu mục tương ứng theo quy định của Mục lục ngân sách nhà nước.

Tìm hiểu thêm: Phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính
 
×
Quay lại
Top