Golden Way
Thành viên
- Tham gia
- 19/8/2013
- Bài viết
- 18
THÁNG 7, MÙA VU LAN
Lễ Vu Lan (Vu Lan Bồn) theo nguyên ngữ của Phạn ngữ là ULAMBANA, có nghĩa là Cửu Đàn Huyền, mang ý nghĩa cứu độ siêu vớt cho tất cả chúng sinh vì tội lỗi tiền kiếp nên phải bị hành hạ khổ nhục trầm luân, treo ngược đầu tại các tầng địa ngục nơi âm phủ. Phong tục này đã có từ mấy ngàn năm về trước và đến nay vẫn còn được tồn tại một cách tốt đẹp, trang trọng hầu hết tại các nước phương Đông.
Theo nhà Phật, cõi âm có tất cả 12 tầng hỏa ngục nhưng kinh khiếp nhất vẫn là Ngục A Tỳ, theo nguyên nghĩa của Phạn Ngữ, chỉ nơi chốn giam người, không bao giờ gián đoạn sự hành hạ. Ai đã bước vào đây rồi, thì đời đời kiếp , viễn miên không bao giờ được đầu thai trở lại kiếp người. Ngoài ra từng phút giây phải chịu ngàn muôn hình phạt khổ đau, không bút mực nào tả được, như truyện Quan Âm Thị Kính đã viết :
“Lại xem một ngục A Tỳ
Mấy tầng chông sắt , đen sì tối om”
Ý NGHĨA CỦA MẸ TRONG NGÀY LỄ VU LAN
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa có chuyện Mục Kiền Liên, xuống điạ ngục cứu mẹ.
Theo Phật sử, Mục Kiền Liên Bồ Tát là đệ tử của Phật Tổ Như Lai, tuy đã đắc thành chính quả nhưng lòng vẫn xót xa đau nhói vì mẹ ruột là Thanh Đề, hiện đang bị quỷ sứ giam giữ hành tội tại ngục A Tỳ.
Ngài đã khẩn cầu Đức Thế Tôn xin cứu vớt mẹ mình khỏi vòng nghiệp chướng. Phật Tổ ưng chịu nhưng bắt Mục Liên khi xuống âm phủ cứu mẹ, đồng thời cũng phải giải thoát luôn các vong linh khác, đang bị giam giữ hành tội nơi địa ngục nhân ngày cuối cùng kết thúc, kỳ an cư mùa hạ nhằm ngày rằm tháng bảy âm lịch.
Mục Kiền Liên đã nhờ bình bát và gậy phép của Phật Quan Âm để vượt qua các tầng địa ngục. Ngài thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sinh làm ngã quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở. Ngài đem cơm dâng mẹ, tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Nhân đó, Mục Liên xin mẹ thành tâm ăn năn sám hối, quyết lòng tu niệm để giải trừ nghiệp chướng tội lỗi đã trót gây ra,nhờ vậy bà Thanh Đề sau này cũng đắc thành chánh quả.
Lòng hiếu tử đã làm cảm động tới Phật Trời, chẳng những cứu được mẹ già mà còn giải thoát được những oan hồn uổng tử đang bị đọa đày nơi địa ngục. Từ đó, ngày lễ Vu-lan (từ viết tắt của Vu-lan-bồn) còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông được ra đời. Vào ngày này, mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sinh về cảnh giới an lành.
Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng)
Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu,bia, cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.
(Kanally Hoa Xinh - Biên tập từ nhiều nguồn)
Lễ Vu Lan (Vu Lan Bồn) theo nguyên ngữ của Phạn ngữ là ULAMBANA, có nghĩa là Cửu Đàn Huyền, mang ý nghĩa cứu độ siêu vớt cho tất cả chúng sinh vì tội lỗi tiền kiếp nên phải bị hành hạ khổ nhục trầm luân, treo ngược đầu tại các tầng địa ngục nơi âm phủ. Phong tục này đã có từ mấy ngàn năm về trước và đến nay vẫn còn được tồn tại một cách tốt đẹp, trang trọng hầu hết tại các nước phương Đông.
Theo nhà Phật, cõi âm có tất cả 12 tầng hỏa ngục nhưng kinh khiếp nhất vẫn là Ngục A Tỳ, theo nguyên nghĩa của Phạn Ngữ, chỉ nơi chốn giam người, không bao giờ gián đoạn sự hành hạ. Ai đã bước vào đây rồi, thì đời đời kiếp , viễn miên không bao giờ được đầu thai trở lại kiếp người. Ngoài ra từng phút giây phải chịu ngàn muôn hình phạt khổ đau, không bút mực nào tả được, như truyện Quan Âm Thị Kính đã viết :
“Lại xem một ngục A Tỳ
Mấy tầng chông sắt , đen sì tối om”
Ý NGHĨA CỦA MẸ TRONG NGÀY LỄ VU LAN
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa có chuyện Mục Kiền Liên, xuống điạ ngục cứu mẹ.
Theo Phật sử, Mục Kiền Liên Bồ Tát là đệ tử của Phật Tổ Như Lai, tuy đã đắc thành chính quả nhưng lòng vẫn xót xa đau nhói vì mẹ ruột là Thanh Đề, hiện đang bị quỷ sứ giam giữ hành tội tại ngục A Tỳ.
Ngài đã khẩn cầu Đức Thế Tôn xin cứu vớt mẹ mình khỏi vòng nghiệp chướng. Phật Tổ ưng chịu nhưng bắt Mục Liên khi xuống âm phủ cứu mẹ, đồng thời cũng phải giải thoát luôn các vong linh khác, đang bị giam giữ hành tội nơi địa ngục nhân ngày cuối cùng kết thúc, kỳ an cư mùa hạ nhằm ngày rằm tháng bảy âm lịch.
Mục Kiền Liên đã nhờ bình bát và gậy phép của Phật Quan Âm để vượt qua các tầng địa ngục. Ngài thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sinh làm ngã quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở. Ngài đem cơm dâng mẹ, tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Nhân đó, Mục Liên xin mẹ thành tâm ăn năn sám hối, quyết lòng tu niệm để giải trừ nghiệp chướng tội lỗi đã trót gây ra,nhờ vậy bà Thanh Đề sau này cũng đắc thành chánh quả.
Lòng hiếu tử đã làm cảm động tới Phật Trời, chẳng những cứu được mẹ già mà còn giải thoát được những oan hồn uổng tử đang bị đọa đày nơi địa ngục. Từ đó, ngày lễ Vu-lan (từ viết tắt của Vu-lan-bồn) còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông được ra đời. Vào ngày này, mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sinh về cảnh giới an lành.
Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng)
Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu,bia, cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.
(Kanally Hoa Xinh - Biên tập từ nhiều nguồn)