- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Hiện nay, ở Việt Nam, hợp đồng tương lai và các giao dịch trên thị trường tương lai còn là những khái niệm khá mới mẻ với nhiều các nhân, tổ chức. Nhưng ở các nước có thị trường tài chính phát triển, nó đã hình thành, phát triển khá lâu đời, cùng tồn tại song song và đóng vai trò quan trọng không kém so với thị trường chứng khoán. Bài viết này xin giới thiệu sơ lược về hợp đồng tương lai và cách thức để tham gia giao dịch trên thị trường này.
1. Trước hết, ta cần phân biệt sự khác biệt giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng tương lai cũng như hợp đồng kỳ hạn, khác với options (có quyền không cần thực hiện hợp đồng) ở chỗ là có sự bắt buộc phải thực hiện hợp đồng vào ngày giao hàng đã thỏa thuận trước.Bên mua của hợp đồng được gọi là bên giữ thế trường vị (long position) của hợp đồng, bên bán của hợp đồng được gọi là bên giữ thế đoản vị (short position) của hợp đồng. Cả hai loại hợp đồng đều được ấn định rõ loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá tương lai, ngày giao hàng và địa điểm giao hàng. Cả hai đều là một trò chơi có tổng bằng 0, khoản lời của bên này chính là khoản lỗ của bên kia. Tuy vậy, giữa chúng cũng có một vài điểm khác biệt sau:
1. Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đổng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contract size),ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng. Ngược lại,mọi đều khoản của hợp đồng kỳ hạn đều có thể được thỏa thuận, đàm phán giữa hai bên.
2. Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các thị trường tương lai. Các bên có thể kết thúc hoặc chấm dứt vị thế của mình một cách dễ dàng. Bên giữ thế trường vị (người mua) có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách bán lại hợp đồng tương lai với cùng loại hàng hóa và cùng ngày giao hàng. Ngược lại,bên giữ thế đoản vị (người bán) cũng có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách mua một hợp đồng tương lai tương tự. Ngược lại, ngoài thị trường hợp đồng kỳ hạn lãi suất và thị trường kỳ hạn ngoại tệ, hầu hết các thị trường kỳ hạn đều rất kém thanh khoản.
3. Khả năng bị phá vỡ hợp đồng trong hợp đồng tương lai thấp hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn,thậm chí nó là con số 0. Các trung tâm thanh toán bù trừ (clearing house) sẽ đóng vai trò như là một bên trung gian cho cả người bán và người mua.Nghĩa là,nếu Bên A muốn mua một hợp đồng tương lai, anh ta có thể mua nó từ trung tâm thanh toán bù trừ;nếu bên B muốn bán một hợp đồng tương lai, anh ta có thể bán nó cho trung tâm thanh toán bù trừ.Trung tâm thanh toán bù trừ là một bên trong hợp đồng tương lai, nó luôn công bằng cho cả người bán và người mua theo những qui tắc đã được đặt ra
4. Chỉ 1-5% số hợp đồng tương lai trên thị trường thực sự được giao dich (diễn ra việc giao hàng giữa các bên), còn lại hầu như chỉ diễn ra sự thanh toán lãi lỗ giữa các bên. Ngược lại, hầu hết mọi hợp đồng kỳ hạn đều diễn ra việc giao hàng thực sự giữa các bên.
5. Hợp đồng tương lai được tái thanh toán hằng ngày, và được ấn định, ghi nhận trên thị trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết hằng ngày. Còn hợp đồng kỳ hạn chỉ có thể nhận biết rõ lời lỗ vào ngày giao hàng trong tương lai. Vì vậy, khả năng xuất hiện một khoản lỗ lớn vào ngày giao hàng là rất cao, nên khả năng người bị lỗ sẽ tìm cách để phá vỡ hợp đồng cũng rất cao à rủi ro phá vỡ hợp đồng kỳ hạn là cao hơn rất nhiều so với hợp đồng tương lai (hầu như là con số 0). Do đó, để tham gia vào các hợp đồng tương lai, cần có một khoản tiền ký quỹ trong tài khoản và ấn định tới thị trường để đảm bảo việc tuân thủ hợp đồng giữa các bên.
......
Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới
1. Trước hết, ta cần phân biệt sự khác biệt giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng tương lai cũng như hợp đồng kỳ hạn, khác với options (có quyền không cần thực hiện hợp đồng) ở chỗ là có sự bắt buộc phải thực hiện hợp đồng vào ngày giao hàng đã thỏa thuận trước.Bên mua của hợp đồng được gọi là bên giữ thế trường vị (long position) của hợp đồng, bên bán của hợp đồng được gọi là bên giữ thế đoản vị (short position) của hợp đồng. Cả hai loại hợp đồng đều được ấn định rõ loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá tương lai, ngày giao hàng và địa điểm giao hàng. Cả hai đều là một trò chơi có tổng bằng 0, khoản lời của bên này chính là khoản lỗ của bên kia. Tuy vậy, giữa chúng cũng có một vài điểm khác biệt sau:
1. Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đổng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contract size),ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng. Ngược lại,mọi đều khoản của hợp đồng kỳ hạn đều có thể được thỏa thuận, đàm phán giữa hai bên.
2. Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các thị trường tương lai. Các bên có thể kết thúc hoặc chấm dứt vị thế của mình một cách dễ dàng. Bên giữ thế trường vị (người mua) có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách bán lại hợp đồng tương lai với cùng loại hàng hóa và cùng ngày giao hàng. Ngược lại,bên giữ thế đoản vị (người bán) cũng có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách mua một hợp đồng tương lai tương tự. Ngược lại, ngoài thị trường hợp đồng kỳ hạn lãi suất và thị trường kỳ hạn ngoại tệ, hầu hết các thị trường kỳ hạn đều rất kém thanh khoản.
3. Khả năng bị phá vỡ hợp đồng trong hợp đồng tương lai thấp hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn,thậm chí nó là con số 0. Các trung tâm thanh toán bù trừ (clearing house) sẽ đóng vai trò như là một bên trung gian cho cả người bán và người mua.Nghĩa là,nếu Bên A muốn mua một hợp đồng tương lai, anh ta có thể mua nó từ trung tâm thanh toán bù trừ;nếu bên B muốn bán một hợp đồng tương lai, anh ta có thể bán nó cho trung tâm thanh toán bù trừ.Trung tâm thanh toán bù trừ là một bên trong hợp đồng tương lai, nó luôn công bằng cho cả người bán và người mua theo những qui tắc đã được đặt ra
4. Chỉ 1-5% số hợp đồng tương lai trên thị trường thực sự được giao dich (diễn ra việc giao hàng giữa các bên), còn lại hầu như chỉ diễn ra sự thanh toán lãi lỗ giữa các bên. Ngược lại, hầu hết mọi hợp đồng kỳ hạn đều diễn ra việc giao hàng thực sự giữa các bên.
5. Hợp đồng tương lai được tái thanh toán hằng ngày, và được ấn định, ghi nhận trên thị trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết hằng ngày. Còn hợp đồng kỳ hạn chỉ có thể nhận biết rõ lời lỗ vào ngày giao hàng trong tương lai. Vì vậy, khả năng xuất hiện một khoản lỗ lớn vào ngày giao hàng là rất cao, nên khả năng người bị lỗ sẽ tìm cách để phá vỡ hợp đồng cũng rất cao à rủi ro phá vỡ hợp đồng kỳ hạn là cao hơn rất nhiều so với hợp đồng tương lai (hầu như là con số 0). Do đó, để tham gia vào các hợp đồng tương lai, cần có một khoản tiền ký quỹ trong tài khoản và ấn định tới thị trường để đảm bảo việc tuân thủ hợp đồng giữa các bên.
......
Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới
ST