- Tham gia
- 23/8/2016
- Bài viết
- 117
Qua hàng nghìn năm, giữa lòng thủ đô hoa lệ vẫn ẩn giấu một báu vật vô giá, phản ánh lịch sử dựng nước và giữ nước hàng trăm năm của cha ông: Hoàng thành Thăng Long. Tuy mới được khai quật trong thời gian gần đây, nhưng công trình này khiến bất kì ai cũng phải choáng ngợp bởi sự đồ sộ về quy mô lẫn ý nghĩa to lớn về mặt kiến trúc, lịch sử, văn hóa.
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Với vị trí đắc địa như vậy, rõ ràng Hoàng Thành Thăng Long rất thuận tiện cho du khách đến tham quan, du lịch. Từ Hoàng Thành bạn có thể dễ dàng di chuyển đến các điểm thăm quan chính của Hà Nội như Lăng Bác, chùa Một Cột, con đường tình yêu, xa hơn một chút là hồ Gươm, phố cổ Hà Nội, cầu Long Biên,…
Với tổng diện tích lên tới 18.395 ha, Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích có quy mô lớn nhất từ trước tới nay của Việt Nam. Mặc dù đã trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử cùng 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược, đến nay khu vực Hoàng Thành vẫn còn lại khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn. Khu di tích này phía Bắc được bao bọc bởi đường Phan Đình Phùng, phía nam giáp với đường Bắc Sơn, phía tây là Hoàng Diệu, tây nam là Điện Biên Phủ, đông là Nguyễn Tri Phương.
Khu di tích Hoàng thành được chia làm 2 khu vực chính là Khu di tích thành cổ Hà Nội với diện tích khoảng 13,865 ha, bao gồm 5 di tích nằm trên trục ngự đạo Bắc – Nam, hiện còn lưu giữ được các công trình như:
- Kỳ Đài: Đây là một di tích lịch sử mang đậm nét kiến trúc thời Nguyễn. Theo sử sách ghi chép lại thì công trình này được xây dựng vào năm 1805 trên nền cũ của Tam Môn. Mặc dù đã bị thời gian tàn phá phần nào nhưng di tích vẫn vẫn còn gần như nguyên vẹn kết cấu, dáng hình.
- Nền điện Kính Thiên: Đây là di tích phảng phất bóng dáng của kiến trúc 3 thời kì: Lê sơ, Lý, Trần. Vào năm 1420, nhà Lê sơ quyết định xây dựng nền Kính Thiên trên nền điện Càn Nguyên thời Lý – Trần. Theo quan niệm của các nhà phong thủy thì địa điểm này chính là nơi hội tụ khí thiêng của non sông. Hiện nay, di tích này đã bị tàn phá khá nhiều, chỉ còn lại nền điện, bậc thềm, lan can chạm rồng. Công trình này có ý nghĩa vô cùng lớn về mặt lịch sử cũng như giá trị khảo cổ.
- Đoan Môn: Đây là cổng nằm ở phía Nam của Cấm Thành. Công trình này mang dáng dấp của 2 thời kì Lê sơ và triều Nguyễn do được xây dựng thế kỉ 15, tu bổ ở thế kỉ 19.
Từ Đoan Môn đi vào, trước khi đến với điện Kính Thiên bạn phải băng qua khu Long Trì – nơi tổ chức các nghi lễ linh thiêng của hoàng gia.
- Bắc Môn: Đây là cổng nằm ở phía Bắc của Cấm Thành, được xây dựng vào năm 1805 với cổng vòm bằng đá.
- Hậu lâu: Là nơi ở của cung tần mỹ nữ nhưng đã bị phá hủy hoàn toàn trong thế kỉ 19. Hiện nay, phần kiến trúc còn sót lại là do người Pháp xây dựng.
Với những giá trị và đóng góp to lớn mà khu di tích này mang lại, ngày 1/8/2010, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới. Đây là niềm tự hào của không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả đất nước Việt Nam.
Việc tìm ra di tích thành cổ Thăng Long giữa lòng thủ đô hoa lệ có ý nghĩa rất lớn đối với ngành khảo cổ học Việt Nam. Việc khai quật di tích lịch sử này sẽ giúp chúng ta lội ngược dòng thời gian, hiểu sâu và chắc hơn lịch sử - kiến trúc – văn hóa thời ông cha. Sự kiện Hoàng Thành Thăng Long được công nhận là di sản thế giới đã minh chứng ý nghĩa to lớn của di tích này đối với Việt Nam nói riêng và toàn nhân loại nói chung.
ThiencamTravel
thiencamtravel.vn
https://thiencamtravel.vn/cam-nang-...h-thanh-co-thang-long-giua-thu-do-hoa-le.html
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Với vị trí đắc địa như vậy, rõ ràng Hoàng Thành Thăng Long rất thuận tiện cho du khách đến tham quan, du lịch. Từ Hoàng Thành bạn có thể dễ dàng di chuyển đến các điểm thăm quan chính của Hà Nội như Lăng Bác, chùa Một Cột, con đường tình yêu, xa hơn một chút là hồ Gươm, phố cổ Hà Nội, cầu Long Biên,…
Một mặt của Hoàng Thành được bao bọc bởi con đường rợp lá vàng Phan Đình Phùng
Với tổng diện tích lên tới 18.395 ha, Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích có quy mô lớn nhất từ trước tới nay của Việt Nam. Mặc dù đã trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử cùng 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược, đến nay khu vực Hoàng Thành vẫn còn lại khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn. Khu di tích này phía Bắc được bao bọc bởi đường Phan Đình Phùng, phía nam giáp với đường Bắc Sơn, phía tây là Hoàng Diệu, tây nam là Điện Biên Phủ, đông là Nguyễn Tri Phương.
Khu di tích Hoàng thành được chia làm 2 khu vực chính là Khu di tích thành cổ Hà Nội với diện tích khoảng 13,865 ha, bao gồm 5 di tích nằm trên trục ngự đạo Bắc – Nam, hiện còn lưu giữ được các công trình như:
- Kỳ Đài: Đây là một di tích lịch sử mang đậm nét kiến trúc thời Nguyễn. Theo sử sách ghi chép lại thì công trình này được xây dựng vào năm 1805 trên nền cũ của Tam Môn. Mặc dù đã bị thời gian tàn phá phần nào nhưng di tích vẫn vẫn còn gần như nguyên vẹn kết cấu, dáng hình.
Dù bị thời gian tàn phá nhưng Kỳ đài vẫn giữ nguyên hình dáng
- Nền điện Kính Thiên: Đây là di tích phảng phất bóng dáng của kiến trúc 3 thời kì: Lê sơ, Lý, Trần. Vào năm 1420, nhà Lê sơ quyết định xây dựng nền Kính Thiên trên nền điện Càn Nguyên thời Lý – Trần. Theo quan niệm của các nhà phong thủy thì địa điểm này chính là nơi hội tụ khí thiêng của non sông. Hiện nay, di tích này đã bị tàn phá khá nhiều, chỉ còn lại nền điện, bậc thềm, lan can chạm rồng. Công trình này có ý nghĩa vô cùng lớn về mặt lịch sử cũng như giá trị khảo cổ.
- Đoan Môn: Đây là cổng nằm ở phía Nam của Cấm Thành. Công trình này mang dáng dấp của 2 thời kì Lê sơ và triều Nguyễn do được xây dựng thế kỉ 15, tu bổ ở thế kỉ 19.
Từ Đoan Môn đi vào, trước khi đến với điện Kính Thiên bạn phải băng qua khu Long Trì – nơi tổ chức các nghi lễ linh thiêng của hoàng gia.
- Bắc Môn: Đây là cổng nằm ở phía Bắc của Cấm Thành, được xây dựng vào năm 1805 với cổng vòm bằng đá.
- Hậu lâu: Là nơi ở của cung tần mỹ nữ nhưng đã bị phá hủy hoàn toàn trong thế kỉ 19. Hiện nay, phần kiến trúc còn sót lại là do người Pháp xây dựng.
Đoan Môn là công trình uy nghi mang dáng dấp kiến trúc thời Lê sơ
Ngoài ra còn có Khu di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu. Đây là một phần còn sót lại của Cấm Thành. Hiện nay diện tích này vẫn đang trong quá trình khai quật. Để có thể khai quật triệt để, các nhà khảo cổ đã chia 18 Hoàng Diệu ra làm 4 phân khu A,B,C,D. Tuy vậy, do diện tích của khu di tích này quá lớn, khoảng 4.530 ha và quá trình khảo cổ đòi hỏi sự tỉ mẩn trong từng chi tiết nên dù tiến hành từ tháng 12/2002 quá trình khai quật tại 18 Hoàng Diệu vẫn chưa kết thúc. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm ra vô vàn di vật và tư liệu lịch sử quý giá như: đồ gốm sứ, di cốt động vật, các mảnh có in khắc họa tiết trang trí,.. Thậm chí đã có rất nhiều đồ sứ của các quốc gia ngoại bang như Trung Quốc, Nhật Bản được tìm thấy tại đây. Điều này chứng tỏ sự giao lưu kinh tế giữa kinh thành Thăng Long và các nước ngoại bang.
Điện Kính Thiên đã được trùng tu
Với những giá trị và đóng góp to lớn mà khu di tích này mang lại, ngày 1/8/2010, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới. Đây là niềm tự hào của không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả đất nước Việt Nam.
Việc tìm ra di tích thành cổ Thăng Long giữa lòng thủ đô hoa lệ có ý nghĩa rất lớn đối với ngành khảo cổ học Việt Nam. Việc khai quật di tích lịch sử này sẽ giúp chúng ta lội ngược dòng thời gian, hiểu sâu và chắc hơn lịch sử - kiến trúc – văn hóa thời ông cha. Sự kiện Hoàng Thành Thăng Long được công nhận là di sản thế giới đã minh chứng ý nghĩa to lớn của di tích này đối với Việt Nam nói riêng và toàn nhân loại nói chung.
ThiencamTravel
thiencamtravel.vn
https://thiencamtravel.vn/cam-nang-...h-thanh-co-thang-long-giua-thu-do-hoa-le.html