- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Nhật Bản có hệ thống tổ chức hoạt động tình báo và phản gián, bảo đảm cung cấp cho chính phủ những thông tin về các mối đe dọa bên trong và bên ngoài.
Hệ thống tổ chức này gồm Phòng Thông tin – Nghiên cứu (ISS) trực thuộc Nội các Nhật Bản, Cơ quan Tình báo Quốc phòng, Cục Thông tin và Nghiên cứu của Bộ Ngoại giao, Tổng nha Cảnh sát (GPU), Cục Điều tra Công an trực thuộc Bộ Tư pháp (UROB), Cơ quan phản gián quân sự, Cục Di trú, Cục An ninh trên biển (UBM).
Cục Thông tin – Nghiên cứu (ISS) trực thuộc Nội các Nhật Bản
Đây là Cơ quan Tình báo Đối ngoại hàng đầu của Nhật Bản, có nhiệm vụ thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho các quan chức của Văn phòng Nội các thông qua các quyết sách đúng đắn.
ISS gồm 6 phòng: Phòng thông tin nội bộ, Phòng thông tin đối ngoại, Phòng phối hợp với các cơ quan đặc biệt khác, Phòng phối hợp với các cơ quan quốc gia, các tổ chức xã hội và các công ty tư nhân, Phòng quan hệ truyền thông, Phòng phân tích.
ISS có biên chế không lớn, đối tượng tuyển dụng là những nhân viên của các cơ quan đại diện của nước ngoài, các nhân viên của các công ty quốc gia và các tổ chức cá nhân làm việc ở nước ngoài.
Theo thông tin của báo chí Nhật Bản, nhân viên của các hãng thông tấn Nhật Bản và các công ty công nghiệp - thương mại là những đối tượng thường được ISS chú trọng tuyển dụng. Các nhân viên của ISS làm việc ở nước ngoài thường sử dụng bình phong ngoại giao.
Cơ quan Tình báo Quốc phòng
Cơ sở hoạt động của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Nhật Bản tiếp thu và phát triển các kinh nghiệm hoạt động của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ. Đối tượng đặc biệt của cơ quan này là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Trung Quốc và Liên bang Nga.
Để khai thác thông tin, trên thực tế cơ quan này sử dụng tất cả các dạng tình báo: con người, kỹ thuật vô tuyến, vô tuyến điện, công nghệ vũ trụ.
Tọa lạc trên đảo Hokkaido, Trung tâm đầu não của tình báo kỹ thuật phối hợp cùng với các phương tiện của quân đội Mỹ, thường xuyên theo dõi hoạt động của Hạm đội Thái Bình Dương và các đơn vị thuộc Quân khu Viễn Đông của Nga.
Cơ quan Phản gián Quốc phòng
Mô hình hoạt động của cơ quan này tương tự như mô hình của các đơn vị phản gián thuộc các lực lượng vũ trang Mỹ.
Thực tế, nhân viên của cơ quan phản gián quốc phòng được bố trí ở tất cả các cấp, bắt đầu từ Bộ Tham mưu Quân chủng. Các nhân viên của Cơ quan này hợp tác chặt chẽ với các sỹ quan thuộc Cơ quan Phản gián của Mỹ đứng chân trên các đảo của Nhật Bản.
Cục Thông tin và Nghiên cứu của Bộ Ngoại giao
Nhiệm vụ chính của cơ quan này là thu thập các dữ liệu cần thiết để định ra đường lối chính sách đối ngoại của đất nước, phân tích các dữ liệu và tham mưu cho giới lãnh đạo Bộ Ngoại giao. Thông tin mà cơ quan này thu thập được chủ yếu được lấy từ các nguồn công khai.
Tổng nha Cảnh sát (GPU)
Một trong các nhiệm vụ chính của cơ quan này là bảo đảm hoạt động phản gián để duy trì an ninh quốc gia.
Trực thuộc GPU có Cục bảo vệ. Cục bảo vệ gồm 3 phòng chính (an ninh xã hội, nước ngoài và điều tra). Lực lượng chính của cơ quan này chủ yếu tập trung hoạt động ở địa bàn thủ đô.
Cục Điều tra Công an trực thuộc Bộ Tư pháp (UROB)
Khác với GPU, các nhân viên của UROB đảm nhiệm hoạt động phản gián để bảo vệ cơ cấu hiến pháp quốc gia.
Chính vì vậy, cơ quan này có nhiệm vụ giám sát các đảng phái, phong trào và nhóm cực đoan cấp tiến. Cơ cấu tổ chức tương tự như cơ cấu tổ chức của GPU: trung tâm và các đơn vị ở các quận.
Cục Di trú
Đây là cơ quan của Bộ Ngoại giao. Ngoài nhiệm vụ chính là kiểm soát xuất nhập cảnh, còn đảm nhiệm thu thập thông tin tình báo và phản gián. Theo dõi và nắm thông tin về các đối tượng từ nước ngoài nhập cư vào Nhật Bản.
Cục An ninh trên biển (UBM)
Hiện nay, trên thế giới một số quốc gia cũng có cơ quan tương tự. UBM có nhiệm vụ bảo vệ biên giới lãnh hải, tiến hành tình báo đường biển, kiểm soát việc dánh bắt cá ở khu vực cách bờ 200 hải lý, cứu những người gặp nạn trên biển.
Trong thời bình, UBM là một bộ phận của Bộ Giao thông Vận tải, còn trong thời chiến sẽ chuyển sang trực thuộc biên chế của hải quân. Tuy nhiên, trong thời bình, UBM còn có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Hải quân Nhật Bản, trước hết trong lĩnh vực hoạt động tình báo.
Cơ quan này được tổ chức theo hệ thống trung ương và khu vực (11 khu vực). Khu vực 1 đảm nhiệm nhiệm vụ chính trên các đảo Hokkaido, Sakhalin và Kurile. UBM được trang bị hơn 500 tàu thuyền các loại.
Trong số các loại tàu này có các tàu lớp đại dương, tàu tuần tiễu, tàu sục sạo và cứu nạn, tàu thủy văn, tàu bảo dưỡng thiết bị dẫn đường. Không quân của UBM được trang bị hơn 60 máy bay tuần tiễu và trực thăng. Nói chung, các trang thiết bị kỹ thuật trong biên chế của UBM thường xuyên được cải tiến.
Tổng quân số dao động trong khoảng 12.000 người. Phục vụ trong UBM chỉ là những người tình nguyện sau khi trải qua 1 cuộc huấn luyện sơ bộ tại các trung tâm huấn luyện. Và những đối tượng này phải là lính hải quân.
Hệ thống tổ chức này gồm Phòng Thông tin – Nghiên cứu (ISS) trực thuộc Nội các Nhật Bản, Cơ quan Tình báo Quốc phòng, Cục Thông tin và Nghiên cứu của Bộ Ngoại giao, Tổng nha Cảnh sát (GPU), Cục Điều tra Công an trực thuộc Bộ Tư pháp (UROB), Cơ quan phản gián quân sự, Cục Di trú, Cục An ninh trên biển (UBM).
Cục Thông tin – Nghiên cứu (ISS) trực thuộc Nội các Nhật Bản
Đây là Cơ quan Tình báo Đối ngoại hàng đầu của Nhật Bản, có nhiệm vụ thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho các quan chức của Văn phòng Nội các thông qua các quyết sách đúng đắn.
ISS gồm 6 phòng: Phòng thông tin nội bộ, Phòng thông tin đối ngoại, Phòng phối hợp với các cơ quan đặc biệt khác, Phòng phối hợp với các cơ quan quốc gia, các tổ chức xã hội và các công ty tư nhân, Phòng quan hệ truyền thông, Phòng phân tích.
ISS có biên chế không lớn, đối tượng tuyển dụng là những nhân viên của các cơ quan đại diện của nước ngoài, các nhân viên của các công ty quốc gia và các tổ chức cá nhân làm việc ở nước ngoài.
Theo thông tin của báo chí Nhật Bản, nhân viên của các hãng thông tấn Nhật Bản và các công ty công nghiệp - thương mại là những đối tượng thường được ISS chú trọng tuyển dụng. Các nhân viên của ISS làm việc ở nước ngoài thường sử dụng bình phong ngoại giao.
Cơ quan Tình báo Quốc phòng
Cơ sở hoạt động của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Nhật Bản tiếp thu và phát triển các kinh nghiệm hoạt động của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ. Đối tượng đặc biệt của cơ quan này là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Trung Quốc và Liên bang Nga.
Để khai thác thông tin, trên thực tế cơ quan này sử dụng tất cả các dạng tình báo: con người, kỹ thuật vô tuyến, vô tuyến điện, công nghệ vũ trụ.
Tọa lạc trên đảo Hokkaido, Trung tâm đầu não của tình báo kỹ thuật phối hợp cùng với các phương tiện của quân đội Mỹ, thường xuyên theo dõi hoạt động của Hạm đội Thái Bình Dương và các đơn vị thuộc Quân khu Viễn Đông của Nga.
Cơ quan Phản gián Quốc phòng
Mô hình hoạt động của cơ quan này tương tự như mô hình của các đơn vị phản gián thuộc các lực lượng vũ trang Mỹ.
Thực tế, nhân viên của cơ quan phản gián quốc phòng được bố trí ở tất cả các cấp, bắt đầu từ Bộ Tham mưu Quân chủng. Các nhân viên của Cơ quan này hợp tác chặt chẽ với các sỹ quan thuộc Cơ quan Phản gián của Mỹ đứng chân trên các đảo của Nhật Bản.
Cục Thông tin và Nghiên cứu của Bộ Ngoại giao
Nhiệm vụ chính của cơ quan này là thu thập các dữ liệu cần thiết để định ra đường lối chính sách đối ngoại của đất nước, phân tích các dữ liệu và tham mưu cho giới lãnh đạo Bộ Ngoại giao. Thông tin mà cơ quan này thu thập được chủ yếu được lấy từ các nguồn công khai.
Tổng nha Cảnh sát (GPU)
Một trong các nhiệm vụ chính của cơ quan này là bảo đảm hoạt động phản gián để duy trì an ninh quốc gia.
Trực thuộc GPU có Cục bảo vệ. Cục bảo vệ gồm 3 phòng chính (an ninh xã hội, nước ngoài và điều tra). Lực lượng chính của cơ quan này chủ yếu tập trung hoạt động ở địa bàn thủ đô.
Cục Điều tra Công an trực thuộc Bộ Tư pháp (UROB)
Khác với GPU, các nhân viên của UROB đảm nhiệm hoạt động phản gián để bảo vệ cơ cấu hiến pháp quốc gia.
Chính vì vậy, cơ quan này có nhiệm vụ giám sát các đảng phái, phong trào và nhóm cực đoan cấp tiến. Cơ cấu tổ chức tương tự như cơ cấu tổ chức của GPU: trung tâm và các đơn vị ở các quận.
Cục Di trú
Đây là cơ quan của Bộ Ngoại giao. Ngoài nhiệm vụ chính là kiểm soát xuất nhập cảnh, còn đảm nhiệm thu thập thông tin tình báo và phản gián. Theo dõi và nắm thông tin về các đối tượng từ nước ngoài nhập cư vào Nhật Bản.
Cục An ninh trên biển (UBM)
Hiện nay, trên thế giới một số quốc gia cũng có cơ quan tương tự. UBM có nhiệm vụ bảo vệ biên giới lãnh hải, tiến hành tình báo đường biển, kiểm soát việc dánh bắt cá ở khu vực cách bờ 200 hải lý, cứu những người gặp nạn trên biển.
Trong thời bình, UBM là một bộ phận của Bộ Giao thông Vận tải, còn trong thời chiến sẽ chuyển sang trực thuộc biên chế của hải quân. Tuy nhiên, trong thời bình, UBM còn có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Hải quân Nhật Bản, trước hết trong lĩnh vực hoạt động tình báo.
Cơ quan này được tổ chức theo hệ thống trung ương và khu vực (11 khu vực). Khu vực 1 đảm nhiệm nhiệm vụ chính trên các đảo Hokkaido, Sakhalin và Kurile. UBM được trang bị hơn 500 tàu thuyền các loại.
Trong số các loại tàu này có các tàu lớp đại dương, tàu tuần tiễu, tàu sục sạo và cứu nạn, tàu thủy văn, tàu bảo dưỡng thiết bị dẫn đường. Không quân của UBM được trang bị hơn 60 máy bay tuần tiễu và trực thăng. Nói chung, các trang thiết bị kỹ thuật trong biên chế của UBM thường xuyên được cải tiến.
Tổng quân số dao động trong khoảng 12.000 người. Phục vụ trong UBM chỉ là những người tình nguyện sau khi trải qua 1 cuộc huấn luyện sơ bộ tại các trung tâm huấn luyện. Và những đối tượng này phải là lính hải quân.
Theo Báo Đất Việt - Quốc Phòng