Các chế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song về cơ bản là chế độ tỷ giá “thả nổi” theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá hối đoái “cố định” theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền (các) nước khác không đổi, hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp góc đó.
1/Chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Tỷ giá hối đoái cố định còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi.
Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế độ tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định. Trong lịch sử, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã từng tồn tại hệ thống Bretton Woods cho phép Tây Âu và Nhật Bản có được tỷ giá cố định so với dollar Mỹ cho đến tận năm 1970. Gần đây, Trung Quốc, Hong Kong và Malaysia đã rất thành công trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định để giữ ổn định kinh tế trong nước. Đồng euro hiện nay cũng có thể được xem là một chế độ tỷ giá hối đoái cố định giữa các quốc giachâu Âu tham gia.
Nhiều quan điểm cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng. Đó là vì đồng tiền không còn thể hiện giá trị thị trường thực của chúng. Sự che đậy thông tin nào tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ “tấn công” các đồng tiền cố định và nhiều nước sẽ mất sạch cả dự trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứ không chịu để nó mất giá. Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là một trường hợp như vậy.
Ưu điểm là đảm bảo được sự ổn định của tỷ giá trong một thời gian dài. Nhược điểm là không phảm ảnh đúng tỷ giá của thị trường nên đã xuất hiện tình trạng tỷ giá ngầm nên tỷ giá mà ngân hàng trung ương quy định chỉ mang tính hình thức.
2/Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt
Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi. Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế.
Ưu điểm là đảm bảo cán cân thanh toán, đảm bảo chính sách tiền tệ, làm cho nền kinh tế trở nên độc lập góp phần vào ổn định kinh tế, đầu tư tư nhân, ổn định thị trường. Thường được các nước có đồng tiền bản vị mạnh như MỸ, Pháp, NHật… áp dụng.
Nhược điểm là việc quản lý nguồn vốn và hoạt động xuất nhập khẩu trở lên khó khăn hơn. Khi có sự thay đổi về cung cầu thị trường thì đồng tiền sẽ tự động tăng hoặc giảm giá. Chế độ tỷ giá này chỉ nên áp dụng cho những nước có thị trường ngoại hối phát triển hoàn chỉnh.
Xem thêm: các loại tỷ giá, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 đến 2020
Xem đầy đủ: chế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song về cơ bản là chế độ tỷ giá “thả nổi” theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá hối đoái “cố định” theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền (các) nước khác không đổi, hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp góc đó.
1/Chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Tỷ giá hối đoái cố định còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi.
Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế độ tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định. Trong lịch sử, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã từng tồn tại hệ thống Bretton Woods cho phép Tây Âu và Nhật Bản có được tỷ giá cố định so với dollar Mỹ cho đến tận năm 1970. Gần đây, Trung Quốc, Hong Kong và Malaysia đã rất thành công trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định để giữ ổn định kinh tế trong nước. Đồng euro hiện nay cũng có thể được xem là một chế độ tỷ giá hối đoái cố định giữa các quốc giachâu Âu tham gia.
Nhiều quan điểm cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng. Đó là vì đồng tiền không còn thể hiện giá trị thị trường thực của chúng. Sự che đậy thông tin nào tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ “tấn công” các đồng tiền cố định và nhiều nước sẽ mất sạch cả dự trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứ không chịu để nó mất giá. Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là một trường hợp như vậy.
Ưu điểm là đảm bảo được sự ổn định của tỷ giá trong một thời gian dài. Nhược điểm là không phảm ảnh đúng tỷ giá của thị trường nên đã xuất hiện tình trạng tỷ giá ngầm nên tỷ giá mà ngân hàng trung ương quy định chỉ mang tính hình thức.
2/Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt
Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi. Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế.
Ưu điểm là đảm bảo cán cân thanh toán, đảm bảo chính sách tiền tệ, làm cho nền kinh tế trở nên độc lập góp phần vào ổn định kinh tế, đầu tư tư nhân, ổn định thị trường. Thường được các nước có đồng tiền bản vị mạnh như MỸ, Pháp, NHật… áp dụng.
Nhược điểm là việc quản lý nguồn vốn và hoạt động xuất nhập khẩu trở lên khó khăn hơn. Khi có sự thay đổi về cung cầu thị trường thì đồng tiền sẽ tự động tăng hoặc giảm giá. Chế độ tỷ giá này chỉ nên áp dụng cho những nước có thị trường ngoại hối phát triển hoàn chỉnh.
Xem thêm: các loại tỷ giá, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 đến 2020
Xem đầy đủ: chế độ tỷ giá