diendaniso
Thành viên
- Tham gia
- 7/2/2022
- Bài viết
- 0
Trong vòng mấy năm trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của không chỉ các tổ chức xã hội, chính phủ mà cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây được xem như là cốt lõi trong giá trị thành công của doanh nghiệp. Ngành dệt may cũng không phải ngoại lệ, gắn liền với ngành này là bộ tiêu chuẩn WRAP. cùng diendaniso.com đi tìm câu trả lời bạn nhé
Tiêu chuẩn WRAP là gì?
WRAP là viết tắt tiếng anh của cụm từ Worldwide Responsible Accredited Production – Sản xuất được công nhận trách nhiệm toàn cầu. Bộ tiêu chuẩn này được hình thành từ mong muốn có một tổ chức độc lập và khách quan giúp những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công hàng may mặc và giày dép xác định được rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật lệ quốc gia và các tiêu chuẩn quốc tế được cho phép thực hiện tại nơi làm việc.
Mục tiêu của chương trình chứng nhận WRAP là xúc tiến và chứng nhận hợp pháp, sản xuất mang tính nhân đạo và đúng nguyên tắc ứng xử ở khắp nơi trên thế giới. Tham gia vào chương trình này như một lời cam kết của ngành công nghiệp may mặc đối với trách nhiệm xã hội trong thực tiễn kinh doanh bằng việc tôn trọng triệt để các nguyên tắc sản xuất WRAP.
Nội dung 12 nguyên tắc chính của WRAP
Tiêu chuẩn WRAP được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế chung và các qui định về nơi làm việc, luật pháp của quốc gia sở tại về môi trường làm việc. Nguyên tắc này đề cập đến những vấn đề như quản lý nhân sự, an toàn sức khỏe, môi trường, và tuân thủ luật pháp về xuất nhập khẩu, hải quan và tiêu chuẩn an ninh. Cụ thể, nội dung chính của 12 tiêu chuẩn WRAP như sau:
1. Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến nơi làm việc.
2. Nghiêm cấm việc sử dụng lao động cưỡng bức.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng lao động trẻ em.
4. Nghiêm cấm các hình thức ngược đãi, quấy rối và lạm dụng lao động.
5. Tuân thủ các quy định của pháp luật về lương và phúc lợi.
6. Thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
7. Không được phép phân biệt đối xử.
8. Đảm bảo môi trường làm việc an toàn và mạnh khỏe.
9. Tôn trọng quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể của người lao động.
10. Tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường.
11. Tuân thủ luật Hải quan.
12. Tuân thủ các quy định về an ninh.
Tiêu chuẩn WRAP mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì?
Lợi ích lớn nhất từ việc áp dụng các yêu cầu của WRAP chính là điều kiện làm việc của công nhân ngày càng cải tiến, có các chương trình môi trường, an toàn sức khỏe nghề nghiệp được áp dụng để nhằm bảo vệ môi trường và là sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Chứng nhận WRAP như một lời cam kết của doanh nghiệp trong chiến lược xây dựng công ty phát triển toàn diện và bền vững trên cơ sở tuân theo các quy định pháp luật, công ước quốc tế và trách nhiệm xã hội về lao động, môi trường, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, sức khỏe và bệnh nghề nghiệp; về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, về quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp.
Chứng nhận WRAP chính là “ tấm vé thông hành quốc tế để tiến vào các nước phương Tây”, mở ra cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hoạt động xuất khẩu trên toàn cầu.
Tiêu chuẩn WRAP là gì?
WRAP là viết tắt tiếng anh của cụm từ Worldwide Responsible Accredited Production – Sản xuất được công nhận trách nhiệm toàn cầu. Bộ tiêu chuẩn này được hình thành từ mong muốn có một tổ chức độc lập và khách quan giúp những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công hàng may mặc và giày dép xác định được rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật lệ quốc gia và các tiêu chuẩn quốc tế được cho phép thực hiện tại nơi làm việc.
Mục tiêu của chương trình chứng nhận WRAP là xúc tiến và chứng nhận hợp pháp, sản xuất mang tính nhân đạo và đúng nguyên tắc ứng xử ở khắp nơi trên thế giới. Tham gia vào chương trình này như một lời cam kết của ngành công nghiệp may mặc đối với trách nhiệm xã hội trong thực tiễn kinh doanh bằng việc tôn trọng triệt để các nguyên tắc sản xuất WRAP.
Nội dung 12 nguyên tắc chính của WRAP
Tiêu chuẩn WRAP được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế chung và các qui định về nơi làm việc, luật pháp của quốc gia sở tại về môi trường làm việc. Nguyên tắc này đề cập đến những vấn đề như quản lý nhân sự, an toàn sức khỏe, môi trường, và tuân thủ luật pháp về xuất nhập khẩu, hải quan và tiêu chuẩn an ninh. Cụ thể, nội dung chính của 12 tiêu chuẩn WRAP như sau:
1. Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến nơi làm việc.
2. Nghiêm cấm việc sử dụng lao động cưỡng bức.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng lao động trẻ em.
4. Nghiêm cấm các hình thức ngược đãi, quấy rối và lạm dụng lao động.
5. Tuân thủ các quy định của pháp luật về lương và phúc lợi.
6. Thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
7. Không được phép phân biệt đối xử.
8. Đảm bảo môi trường làm việc an toàn và mạnh khỏe.
9. Tôn trọng quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể của người lao động.
10. Tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường.
11. Tuân thủ luật Hải quan.
12. Tuân thủ các quy định về an ninh.
Tiêu chuẩn WRAP mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì?
Lợi ích lớn nhất từ việc áp dụng các yêu cầu của WRAP chính là điều kiện làm việc của công nhân ngày càng cải tiến, có các chương trình môi trường, an toàn sức khỏe nghề nghiệp được áp dụng để nhằm bảo vệ môi trường và là sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Chứng nhận WRAP như một lời cam kết của doanh nghiệp trong chiến lược xây dựng công ty phát triển toàn diện và bền vững trên cơ sở tuân theo các quy định pháp luật, công ước quốc tế và trách nhiệm xã hội về lao động, môi trường, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, sức khỏe và bệnh nghề nghiệp; về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, về quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp.
Chứng nhận WRAP chính là “ tấm vé thông hành quốc tế để tiến vào các nước phương Tây”, mở ra cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hoạt động xuất khẩu trên toàn cầu.