lethanglong_88
Thành viên
- Tham gia
- 12/3/2011
- Bài viết
- 33
"Thử tưởng tượng một ngày nào đó trên báo xuất hiện những tiêu đề như trên. Sẽ thật kỳ cục. Tuy nhiên, tôi cho rằng sự việc tương tự đã diễn ra, khi người ta 'phơi' bảng điểm của các người đẹp trên nhiều tờ báo".
Gần đây nhất là việc bảng điểm của Miss Đại học Văn hóa Khánh Chi được được công bố trên nhiều báo. Theo bảng điểm này, cô em gái của cầu thủ Công Vinh thuộc Top 10 từ dưới lên ở trường ĐH Văn hóa Hà Nội về học lực.
Hoa khôi Khánh Chi, nạn nhân mới nhất của "công bố bảng điểm". Trước Khánh Chi đã có khá nhiều người đẹp bị “tố” có học lực thấp. Nạn nhân đầu tiên của việc này là hot girl – ca sĩ, diễn viên Hoàng Thùy Linh, tiếp đến là Hoa hậu Việt Nam 2008 Thùy Dung và Hoa hậu Thế giới người Việt Diễm Hương.
Không hiểu những thông tin kiểu 'người đẹp học kém' này mang tới cho người đọc thông điệp gì, rằng định kiến 'chân dài' thì 'óc ngắn' là chính xác? Thậm chí, các người đẹp này đều bị chỉ trích như những cô nàng gian dối, dù trước đó, họ chưa bao giờ tuyên bố rằng mình học giỏi.Người đẹp, nhất là ca sĩ, diễn viên là 'người của công chúng', vì thế có thể nói công chúng có quyền được biết nhiều khía cạnh trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, cũng nên có giới hạn trong việc khai thác đời tư. Bảng điểm, theo tôi phần nào cũng giống như cuốn hồ sơ y tế (y bạ). Nếu như chỉ có bác sĩ mới được quyền biết về hồ sơ y tế thì cũng nên chỉ có một nhóm đối tượng có quyền biết bảng điểm (nhà tuyển dụng, giáo viên ở bậc học cao hơn...).
Việc công bố bảng điểm còn thể hiện sự... bất công với các người đẹp. Thử hỏi xưa nay có ai yêu cầu bác sĩ, kỹ sư phải có thì số đo ba vòng như… siêu mẫu chưa?
Cuối cùng, việc công bố bảng điểm của các người đẹp rất dễ dẫn đến các đánh giá sai về con người. Xưa nay, nhất là ở Việt Nam hiện nay, khó có thể đánh giá sự giỏi giang qua học vấn. Báo chí cũng đưa không thiếu tin về giáo sư dỏm, tiến sĩ dỏm, thậm chí viện sĩ dỏm. Ngoải ra còn có rất nhiều 'phản ví dụ' khác, đó là những người 'học hành không đến nơi đến chốn' mà vẫn rất thành đạt như Đoàn Nguyên Đức, Đặng Lê Nguyên Vũ...
Gần đây nhất là việc bảng điểm của Miss Đại học Văn hóa Khánh Chi được được công bố trên nhiều báo. Theo bảng điểm này, cô em gái của cầu thủ Công Vinh thuộc Top 10 từ dưới lên ở trường ĐH Văn hóa Hà Nội về học lực.
Không hiểu những thông tin kiểu 'người đẹp học kém' này mang tới cho người đọc thông điệp gì, rằng định kiến 'chân dài' thì 'óc ngắn' là chính xác? Thậm chí, các người đẹp này đều bị chỉ trích như những cô nàng gian dối, dù trước đó, họ chưa bao giờ tuyên bố rằng mình học giỏi.Người đẹp, nhất là ca sĩ, diễn viên là 'người của công chúng', vì thế có thể nói công chúng có quyền được biết nhiều khía cạnh trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, cũng nên có giới hạn trong việc khai thác đời tư. Bảng điểm, theo tôi phần nào cũng giống như cuốn hồ sơ y tế (y bạ). Nếu như chỉ có bác sĩ mới được quyền biết về hồ sơ y tế thì cũng nên chỉ có một nhóm đối tượng có quyền biết bảng điểm (nhà tuyển dụng, giáo viên ở bậc học cao hơn...).
Việc công bố bảng điểm còn thể hiện sự... bất công với các người đẹp. Thử hỏi xưa nay có ai yêu cầu bác sĩ, kỹ sư phải có thì số đo ba vòng như… siêu mẫu chưa?
Cuối cùng, việc công bố bảng điểm của các người đẹp rất dễ dẫn đến các đánh giá sai về con người. Xưa nay, nhất là ở Việt Nam hiện nay, khó có thể đánh giá sự giỏi giang qua học vấn. Báo chí cũng đưa không thiếu tin về giáo sư dỏm, tiến sĩ dỏm, thậm chí viện sĩ dỏm. Ngoải ra còn có rất nhiều 'phản ví dụ' khác, đó là những người 'học hành không đến nơi đến chốn' mà vẫn rất thành đạt như Đoàn Nguyên Đức, Đặng Lê Nguyên Vũ...