TIẾP THỊ CÀ PHÊ VIỆT TRONG… KHÔNG GIAN?

mailcar

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/8/2012
Bài viết
33
Ý định táo bạo này đã được thực hiện ngày 28/9 vừa qua tại San Jose (Mỹ). Thương hiệu cà phê Việt đầu tiên được “bay” trong một chuyến bay tạo cảm giác không trọng lực như ngoài không gian chính là PhinDeli – cùng với chủ nhân của nó, thị trưởng thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ Phạm Đình Nguyên.

Thừa nhận mình vốn ghét độ cao và không hào hứng với những trò mạo hiểm, nhưng người đàn ông “Không gì không thể” (“Không gì không thể” chính là slogan của thương hiệu cà phê Việt PhinDeli) cho biết ông đã mơ giấc mơ bay này từ rất lâu. Việc được ở trong trạng thái không trọng lực như những phi hành gia thật sự luôn là khao khát của nhiều người và ông cũng không là ngoại lệ.


MmwzaeRIV1DteWZw5Obqh9CCfvmSxeF2hJIp_lMpm3w=w184-h228-p-no


Để được trở thành du khách trong chuyến “du hành vũ trụ” Zero G này, không chỉ cần một khoản chi phí không nhỏ mà quan trọng hơn là người bay phải đáp ứng được một số tiêu chí về sức khỏe. Ông Nguyên cũng cho biết: “Tôi muốn đích thân bay tiền trạm, để chuẩn bị cho chương trình khuyến mại đặc biệt của PhinDeli vào năm sau. Dự kiến, chúng tôi sẽ mang cơ hội Không gì không thể này đến cho những khách hàng cũng có giấc mơ được bay vào vũ trụ!”.


syVVy83gRlN35XFp3HvEcI1Yp9VjRBJhwOUQ_DmRUAU=w286-h222-p-no


Nguyên tắc để tạo ra cảm giác phi trọng lực của Zero G là thực hiện một kỹ thuật bay đặc biệt. Máy bay lượn theo hình parabol từ độ cao 10.000m xuống 7.500m. Mỗi lần như vậy sẽ tại ra một trạng thái phi trọng lượng. Mỗi chuyến bay kéo dài 2 giờ, trong đó có 1 giờ dành cho việc bay theo quỹ đạo parabol. Tổng cộng có 15 lần phi trọng lực mà mỗi lần kéo dài từ 15 – 30 giây. Ba vòng đầu tiên, hành khách sẽ được cảm nhận trạng thái không trọng lượng như khi đang ở Sao Hỏa và mặt trăng, trước khi bước vào trạng thái không trọng lượng hoàn toàn giống như ở ngoài không gian thật sự.


cfkHCCzvDm-3frKWOXMZSJQQxilKTjTLYQoLvv9pl2c=w337-h228-p-no


Ông Nguyên cũng tiết lộ: “Phi hành đoàn rất ngạc nhiên khi biết tôi đến từ Việt Nam. Họ nói rằng tôi là thành viên từ Việt Nam đầu tiên kể từ khi họ bắt đầu tổ chức chuyến bay thương mại vào năm 2008”. Được biết, tại Mỹ và một số quốc gia phát triển khác trên thế giới, du lịch vũ trụ để trải nghiệm cảm giác không trọng lực như các phi hành gia đang rất thịnh hành. Giám đốc điều hành Virgin Galactic, George Whitesides, cho biết có khoảng 8.000 người sẵn sàng chi tiền để thực hiện các chuyến du lịch ngắn hạn vào không gian như thế.

 
Tiết lộ mới nhất của thị trưởng PhinDeli về chuyến du lịch không gian!

Lửng lơ, bồng bềnh trong trạng thái phi trọng lực, hít đất bằng… vài ngón tay, búng mình về phía trước dễ dàng như một “siêu nhân”, nhưng đó chưa phải là tất cả những điều thú vị về chuyến du lịch không gian mà thị trưởng PhinDeli đã trải nghiệm tại San Jose (Mỹ) sáng 28/9 vừa qua.


“Người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ” thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho biết, tất cả mọi điều về chuyến bay này đều mang đến sự mới mẻ và khác lạ. “Khi chúng tôi được phát một bộ đồ đặc biệt để mặc trong lúc bay, tôi nhận ra bảng tên của mình bị… ngược. Ban đầu tôi tưởng họ sơ suất, nhưng khi tôi hỏi thì được mỉm cười giải thích ngay: Khi ở trạng thái bay lơ lửng, bảng tên phải ngược như vậy thì người chụp hình chụp kỷ niệm cho chúng tôi trong khoang máy bay mới có thể cho ra tấm ảnh nhìn thấy đúng tên chúng tôi theo chiều đọc được”, anh cho biết.


3K13bT1IyCB50EXGEKt-dppyUSf871OU1fp0yv5rmRU=w533-h553-no


Zero G tạo ra trạng thái phi trọng lượng bằng một nguyên lý bay đặc biệt. Máy bay lượn theo hình parabol thay đổi liên tục từ độ cao 10.000 m xuống 7.500 m và liên tục như vậy. Mỗi lần sẽ tạo ra trạng thái không trọng lượng. Mỗi chuyến bay kéo dài 2 giờ, thực hiện khoảng 15 lần không trọng lượng. Ba vòng đầu tiên, hành khách sẽ được cảm nhận trạng thái không trọng lượng như khi đang ở Sao Hỏa và Mặt Trăng, trước khi bước vào trạng thái không trọng lượng giống như ở ngoài không gian.

Anh tiết lộ thêm, máy bay của Zero G được thiết kế đặc biệt gồm 4 khoang, khoang đầu chở hành khách (có ghế) và ba khoang còn lại rất rộng, trần và sàn được lát những chất liệu đặc biệt để bảo vệ hành khách khi hành khách đang trong trạng thái không trọng lượng. Đồ bay, giày đều được thiết kế riêng cho hành khách. Chiếc máy bay này đã từng được sử dụng để quay nhiều cảnh trong bộ phim nổi tiếng Apollo 13.


nguoi-viet-nam-thu-hai-bay-vao-vu-tru-pham-dinh-nguyen-phindeli-thi-truong-pham-dinh-nguyen42.jpg


Trước khi bay, hành khách cũng đã được nhắc đi nhắc lại 3 việc không được làm, bao gồm: Không được nhảy (gây nguy hiểm cho mình và người khác), không được bơi (đây là không khí chứ không phải là nước nên động tác bơi sẽ gây lực rất mạnh), và không để mất thăng bằng (sẽ làm buồn nôn).

Hoàn tất chuyến bay tuyệt vời với 15 lần thưởng thức trạng thái bồng bềnh phi trọng lực của một phi hành gia, thị trưởng Phạm Đình Nguyên hào hứng chia sẻ: “Chúng tôi đang cân nhắc xem xét để tiến hành một chương trình khuyến mãi đặc biệt cho PhinDeli vào năm sau. Dự kiến, người chiến thắng sẽ có cơ hội giành lấy chiếc vé trong chuyến du lịch vũ trụ tại Mỹ, để trải nghiệm những cảm giác tuyệt vời này!”.
 
Thị trưởng Phạm Đình Nguyên “tiếp thị” PhinDeli trên không gian!

Ngày 28/9 vừa qua, Việt Nam đã có người đầu tiên không phải phi hành gia được thử nghiệm trạng thái phi trọng lực như ngoài không gian với chuyến bay Zero G tại San Jose (Mỹ). “Nhân vật” này không hề xa lạ với giới truyền thông Việt Nam và Mỹ. Ông Phạm Đình Nguyên – người thực hiện chuyến bay Zero G ngày 28/9 – cũng chính là thị trưởng người Việt đầu tiên của thị trấn PhinDeli Town trên đất Mỹ. Đầu tháng 9 vừa rồi, ông từng thành tâm điểm chú ý của báo chí tại Việt Nam và Mỹ khi thực hiện việc đổi tên thị trấn có lịch sử 147 năm thành thị trấn cà phê Việt PhinDeli.


VujW1AqH8EejWvtEm4i7k1JSogu3eis8c-GJyPKMzzg=w337-h228-p-no


Ông Nguyên cho biết, chuyến bay này được thực hiện trong vòng 2 giờ, trong đó có 1 giờ sẽ bay theo hình parabol từ độ cao 10.000m xuống 7.500m, liên tục 15 vòng như thế để có thể tạo ra trạng thái phi trọng lực, bồng bềnh hệt như các phi hành gia thật sự. Việc được bay vào không gian trong chuyến “du lịch” này là một trong những ước mơ mãnh liệt của ông từ khi còn nhỏ. Ông cũng tiết lộ: “Tôi không phải người đam mê độ cao hay các trò mạo hiểm. Nhưng tôi muốn chiến thắng chính nỗi sợ của bản thân mình, để thực hiện một giấc mơ khi còn nhỏ. Ngoài ra, tôi muốn đích thân mình đi tiền trạm, để có thể thực hiện chiến dịch khuyến mại đặc biệt cho PhinDeli vào năm sau, dự kiến mang tên Bay vào vũ trụ cùng PhinDeli. Với PhinDeli, không gì không thể! Tôi luôn tin con người có thể làm được rất nhiều điều mà chính họ không ngờ rằng mình có thể làm được!”.



9DSopZEqn7I_HD0R2XC4zYetCuYEdxvQN71UWTxEoxE=w258-h193-p-no


Cũng cần nói thêm rằng ngày 28/4/2001, khi con tàu vũ trụ Soyuz đưa tỷ phú Mỹ Dennis Tito lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), thế giới chỉ mới cho rằng, đấy là thú chơi ngông của một nhóm rất nhỏ những người giàu có. Tuy nhiên đến thời điểm này thì du lịch vũ trụ ngày càng trở nên phổ biến. Không cần phải là một phi hành gia được đào tạo bài bản và tập huấn nhiều năm liền theo chế độ gắt gao, bạn vẫn có thể được thử nghiệm việc “du lịch vũ trụ” và thưởng thức cảm giác phi trọng lực bồng bềnh vẫn thường thấy trong các bộ phim. Đó chắc chắn là một trải nghiệm rất đáng giá và rất tuyệt vời.
 
PHINDELI THỰC HIỆN GIẤC MƠ CHINH PHỤC KHÔNG GIAN

Sáng 28/9, ông Phạm Đình Nguyên - chủ nhân của thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ - đã chính thức hoàn thành chuyến bay Zero G, tại San Jose (Mỹ), để trải nghiệm cảm giác phi trọng lực như của các phi hành gia ngoài vũ trụ.


LSPzDuPpXGTpXkCYKj6g0Jta6DiW9i1_My3N96Nihvc=w167-h216-p-no


Đây là chuyến bay nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch ngắn hạn cho những người đam mê khoảng không vũ trụ. Zero G tạo ra trạng thái phi trọng lượng bằng một nguyên lý bay đặc biệt. Máy bay lượn theo hình parabol thay đổi liên tục từ độ cao 10.000 m xuống 7.500 m và liên tục như vậy. Mỗi lần sẽ tạo ra trạng thái không trọng lượng. Mỗi chuyến bay kéo dài 2 giờ, thực hiện khoảng 15 lần không trọng lượng.

Ba vòng đầu tiên, hành khách sẽ được cảm nhận trạng thái không trọng lượng như khi đang ở Sao Hỏa và Mặt Trăng, trước khi bước vào trạng thái không trọng lượng giống như ở ngoài không gian. Ông Nguyên tiết lộ: “Nghĩa là trong chuyến bay này, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức cảm giác của một phi hành gia thật sự hay một “siêu nhân”: hít đất bằng một tay, đẩy nhẹ tay là người mình bay lên khỏi sàn, rồi sau đó là nổi bồng bềnh, quăng mình tới trước như… người dơi. Những trải nghiệm tuyệt diệu!”.



IzcU8RY6CyNicRavIJwC43KO_X7i71eOhhCbQOcSh-0=w287-h193-p-no


Thừa nhận mình là một người sợ độ cao và không mê các trò mạo hiểm, song ông Nguyên cho biết, từ nhỏ ông đã rất thích thú khi được nhìn thấy những phi hành gia và vẫn mong muốn mình có được ít nhất một lần trải nghiệm cảm giác của một phi hành gia, bồng bềnh trong môi trường phi trọng lực. Vì vậy, ông không ngần ngại thử nghiệm chuyến bay Zero G này, dù biết rằng sẽ phải đáp ứng không ít điều kiện trước khi được chính thức bay.


2P8owMf1lPjI112QvQlQJ6lttAOGEPBQ2X1sWZZ5LQo=w264-h184-p-no


Được biết, bên cạnh mục đích cá nhân là muốn thử thách chính mình với cảm giác chinh phục những điều mới mẻ, chuyến bay phi trọng lực này của ông Nguyên còn nhằm mục đích “tiền trạm”, để chuẩn bị cho chương trình khuyến mại “Bay vào không gian cùng PhinDeli” sẽ được thực hiện đầu năm sau. Dự kiến người thắng giải của chương trình này sẽ được mời sang Mỹ, tham gia chuyến bay “du lịch không gian cùng PhinDeli” để thỏa mãn giấc mơ bay của chính mình.

 
Chuyện chưa kể về chuyến bay không gian của ông chủ PhinDeli


Câu chuyện du lịch không gian của ông chủ thị trấn Mỹ PhinDeli Phạm Đình Nguyên được khá nhiều người quan tâm ngay sau khi bộ phim Hollywood đình đám “Cuộc chiến không trọng lực” trình chiếu... Và đây, những chuyện chưa kể về chuyến bay Zero G của thành viên 38 tuổi sợ độ cao!

Tôi bay đến San Francisco 2 ngày trước chuyến bay. Nói thật là cũng hơi mệt vì còn cảm giác lệch múi giờ. Tôi chọn khách sạn gần San Jose vì chuyến bay sẽ khởi hành ở đây và cũng vì muốn ở gần cộng đồng người Việt có nhiều đồ ăn Việt.


Chúng tôi họp mặt ở khách sạn Mariot San Jose lúc 8h30 sáng ngày 28/9. Đúng 9h là phải check-in, họ kiểm tra hộ chiếu. Sau đó trưởng phi hành đoàn giới thiệu dành hơn 40 phút giới thiệu về Zero G, nguyên lý bay và những việc được làm và không được làm trong suốt chuyến bay vì lý do an toàn của từng thành viên cũng như phi hành đoàn. Suốt thời gian nghe giới thiệu, tôi rất hào hứng. Cảm giác lo lắng vơi đi nhiều, thay vào đó là sự háo hức được trải nghiệm cảm giác chưa từng bao giờ biết đến trong đời.


Đúng 10h30 mọi người được yêu cầu qua trạm kiểm tra an ninh. Ở đây, họ kiểm tra cực kỳ kỹ càng, kể cả máy chụp hình cũng phải mở lên để họ xem, thậm chí phải chụp thử vì họ muốn biết có phải máy thật không. Những yêu cầu này nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người bay. Sau đó tất cả lên xe bus, xe chạy khoảng 30 phút thì đến phi trường và chở thẳng đến máy bay.


Ở đây, bạn có 5 phút tự do chụp hình với máy bay và bạn bè, trong bộ trang phục được phát riêng theo size yêu cầu của từng người. Ai cũng tranh thủ để ghi lại những hình ảnh kỷ niệm. Sau đó là lên máy bay và khởi hành ngay lập tức!


chithang_1-52732.jpg


Thị trưởng Phạm Đình Nguyên trong trang phục của các “phi hành gia” chuyến bay Zero G​


Máy bay được thiết kế gồm 4 khoang, khoang đầu chở hành khách và ba khoang còn lại rất rộng, trần và sàn được lát những chất liệu đặc biệt để bảo vệ khi hành khách đang trong trạng thái không trọng lực. Đó là khoang Gold, Silver and Blue. Tôi ở khoang Silver.


Chúng tôi được trải nghiệm cảm giác trên Sao Hỏa trước tiên. Lúc này, chỉ cần dùng tay đẩy nhẹ là thấy cơ thể mình tự động nhấc lên khỏi sàn máy bay rồi. Ở dưới đất, mỗi lần hít đất thấy rất chật vật, nhưng trong buồng máy bay thì chỉ cần đẩy nhẹ là thấy người mình nâng lên ngay.


Kế đến là trải nghiệm cảm giác như trên Mặt Trăng. Còn hơn càm giác trên Sao Hỏa, vì lúc này bạn có thể chỉ cần dùng một tay đã có thể dễ dàng hít đất. Sau đó, phần hấp dẫn nhất chính là trải nghiệm cảm giác không trọng lực. Người mình chịu 1 lực 1.8Gs, tức là gấp đôi lực hút của trái đất, chân tay nặng trịch. Rồi bất ngờ, tự nhiên tôi thấy người mình tự… bay bổng lên, bồng bềnh, lửng lơ!


Đó là một cảm giác tuyệt diệu. Khó tả vô cùng. Thật thú vị, thật bất ngờ, dù rằng mình đã xem hàng trăm bộ phim về những cảnh “bay” như thế này trước đó. Sau đó, chúng tôi được hướng dẫn để thực hiện các động tác búng mình như người dơi. Tiếp theo là ném người. Tôi thoáng qua một ý nghĩ: Thật không tin được cuối cùng mình cũng được trải nghiệm cảm giác này. Đúng là không gì không thể! Tự nhiên lúc đó tôi lại nghĩ, giá mà lúc này mình được nhấm nháp PhinDeli thì tuyệt vời biết mấy. Năm tới có làm khuyến mãi, tôi sẽ thuyết phục phi hành đoàn cho chúng tôi thưởng thức PhinDeli trong trạng thái không trọng lực!


chithang_2-52732.jpg


Hình ảnh phi hành gia là một trong những biểu trưng của cà phê PhinDeli


Trong suốt chuyến bay, tổng cộng có 15 lần phi trọng lực. Nói thật là đến lần thứ 12 là tôi đuối như trái chuối rồi. Chỉ còn thả cho mình… “nổi lềnh bềnh” thôi. Khi máy bay hạ cánh, vừa ra khỏi máy bay thì tôi “hò” khí thế luôn. Đuối ghê gớm lắm sau 2 giờ bay vòng vèo, trải nghiệm đủ mọi thứ như thế. Cảm giác bay đã tuyệt rồi, mà cái cảm giác mình vượt qua những nỗi sợ của chính mình, rằng mình đã làm được điều mà mình mong muốn còn mãnh liệt hơn nhiều. Lúc đó tôi chỉ muốn gọi điện, chia sẻ những cảm giác đó với người thân của mình, ngay lập tức!



Nguồn: https://dantri.com.vn/doanh-nghiep/...ay-khong-gian-cua-ong-chu-phindeli-789640.htm
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
mặc dù mình ghét cafe nhưng cũng muốn thử thế này một lần :v
 
Mình rất thích đi du lịch, thám hiểm cùng mọi người. muốn đc ngồi máy bay thôi cũng đc>hihi
 
×
Quay lại
Top Bottom