- Tham gia
- 24/12/2010
- Bài viết
- 8.337
Trong đời sống chúng ta, hẳn tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ thân thương và trìu mến nhất. Đi khắp đông tây, thật hiếm có một thứ tiếng nào bây giờ chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như tiếng Việt, cảm xúc phát ra từ những từ tiếng Việt cũng lan ra rất nhanh và tác động rất mạnh, nhất là trong tâm hồn người Việt. Tuy nhiên, tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có nhiều người Việt hay sử dụng nhầm nó. Với nhiều người học tiếng Việt, khi còn bé chắc hẳn khó ai tránh khỏi những sai sót, những sai sót chưa được giải thích hoặc dẫu có giải thích nhưng chưa được xác đáng dẫn đến sau khi lớn lên mang nhiều chấp kiến về từ ngữ tiếng Việt nên sử dụng sai từ hoặc hiểu sai từ. Sau đây là những từ tiếng Việt dễ bị hiểu nhầm nhất trong đời sống mà tác giả sưu tầm được:
1. Phủ nhận: Phủ, với nghĩa như phủ định? Nhận, nhận xét, chấp nhận? Nếu hiểu theo cách này thì từ phủ nhận có nghĩa là không chấp nhận một điều gì đó. Tuy nhiên trong đời sống hằng ngày, từ này rất dễ bị hiểu là từ chấp nhận, bởi âm vực sử dụng và cách biểu lộ cảm xúc khi diễn đạt từ phủ nhận đôi khi giống với chấp nhận quá nên nhiều người hiểu nó là chấp nhận, đồng ý với vấn đề. Việc này dễ thấy nhất là trên các tin tức, ví dụ trong Chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam chẳng hạn, biên tập viên nói: "Hôm nay Ông Gaddafi đã phủ nhận việc ra lệnh quân lính của mình cưỡng bức phụ nữ...". Từ phủ nhận hiện nay rất hay bị hiểu nhầm là chấp nhận, xác nhận nếu người nào không tìm hiểu nghĩa của từ một cách rõ ràng.
4. Mẫu và mẩu: Hai từ này không hẳn mọi người sử dụng sai dấu ngã hoặc hỏi mà do cấp độ sử dụng hai từ này đôi khi na ná nhau. Ví dụ như sử dụng trong trường hợp: đây là mẫu áo, quảng cáo mới nhất mà tôi có, nghĩa của từ mẫu ở đây là từ làm mẫu (người mẫu hoặc tóc mẫu). Thế nhưng ở góc độ phân chia lớn nhỏ, mẩu bánh kẹo, một mẩu nhỏ...thì ta sử dụng từ mẩu. Hai từ này có quan hệ gây hiểu nhầm nhau khi sử dụng trong trường hợp: những mẫu chuyện hay, mẩu thí nghiệm mới nhất... Trong trường hợp này: mẩu thí nghiệm nếu được dùng như nghĩa của nó là chỉ một mẩu đang được nhìn thấy thì đúng là mẩu, nhưng nếu gọi đây là mẫu (nghĩa là làm mẫu) thì nghĩa nó vẫn đúng. Chúng ta bàn cãi trong các trường hợp này vì còn nguyên do hiểu biết khác nhau.
5. Họp và hợp: Trường hợp này có vẻ như ít người mắc sai lầm nhưng đôi khi từ ngôn ngữ đọc triển khai ra ngôn ngữ viết thì vẫn có nhiều lúc sai sót. Hội họp và tập hợp là hai từ khác nhau nhưng nghĩa nhiều khi được sử dụng na ná nhau nên người ta hay mắc sai lầm.
7. Chín mùi hoặc chín muồi, ngọt mùi hay ngọt buồi? Những từ ngữ này khiến người ta hay mắc những lỗi ỡm ờ, ngập ngừng khi khai triển. Có vẻ như với hai từ chín mùi hoặc chín muồi đều được sử dụng đúng. Nhưng nhiều người còn ngần ngại với từ ngọt bùi và ngọt buồi, do ở miền Bắc, từ buồi người ta lại sử dụng cho một cái nghĩa "ác" hơn.
8. Bắt chước hay bắt trước: Bắt chước là chính xác, song với một số người khi diễn giải sự bắt chước phải là sự "bắt trước" cái gì đó (cái gì đó có trước mới là đúng). Điều này tạo ra rất nhiều vụ tranh cãi. Và bắt chước được nhìn nhận như một danh từ hay động từ đó mới là đúng.
9. Đại vương hay đại dương? Trong nhiều lúc thuộc hạ gọi đại vương trong phim kiếm hiệp ta vẫn thấy là đại vương mới có nghĩa là vương chúa, nhưng sao thỉnh thoảng có nhiều tập phim lại kêu là đại dương. Ngẫm nghĩ nhiều lúc câu nói: "không xong rồi đại dương ơi!" nghe sai sai mà người ta vẫn hay sử dụng thế. Âm địa phương thì phát âm như vậy là phải rồi nhưng một lần xem phim trên VTV1 vẫn thấy cách đọc đại vương là đại dương, lòng "nghe thấy" thấy nao nao, ngôn ngữ chệch choạc chả biết thế nào.
10. Trệch hay chệch: Trệch mục tiêu hay chệch mục tiêu vẫn hay được sử dụng. Không bàn luận về tính đúng sai của nó nữa vì nghĩa tiếng Việt đôi khi người ta sử dụng thiên về âm, lúc lại thiên về hình. Như trệch nếu được dẫn giải theo hướng từ đồng âm "tr" vơi nó như: trúng mục tiêu, trượt mục tiêu thì như vậy trệch mục tiêu mới đúng chính tả, song, chệch mục tiêu lại mang hàm ý nặng nề hơn, vấn đề nghe có vẻ nghiêm trọng hơn, bởi chệch là nghe cả một vấn đề quan trọng.
Hiếu Nguyễn
Nguồn: yume.vn
Bổ sung:
1/ trau dồi / trau giồi
- thường thì sách báo cũ (trước 75) và cả tự điển cũ (trước 75) thì có chữ trau giồi và dùng chữ trau giồi nhiều.
- sách vở bây giờ thì dùng trau dồi nhiều hơn.
==> tựu chung thì cùng là động từ, và đều mang ý nghĩa: làm cho ngày càng trở thành tốt đẹp hơn.
Ví dụ:
- trau giồi hiểu biết
- trau dồi đạo đức
Vậy nên, viết chữ nào hay dùng chữ nào cũng vẫn đúng.
2/ dành / giành:
- dành (động từ): có nhiều nghĩa như: - Giữ lại để dùng về sau (ví dụ: Dành tiền mua kẹo ). Hoặc còn có nghĩa là: - Để riêng cho ai hoặc cho việc gì (ví dụ: Dành thì giờ đọc sách).
- giành (cũng là động từ) - nhưng có nghĩa là: Cố dùng sức lực để lấy về cho mình, không để cho người khác chiếm lấy (ví dụ: Đàn gà giành nhau thức ăn). Hoặc còn có nghĩa: Cố gắng để đạt cho được (ví dụ: Giành giải nhất). Còn khi dùng như một phương ngữ thì có nghĩa như tranh làm việc gì đó (ví dụ: Giành nói trước).
Hai chữ này mà viết lộn xộn thì dễ bị gõ tay lắm à.
3/ giong ruổi / rong ruổi:
- ngày trước (75) thì hay dùng giong ruổi. Nay thì dùng hết là rong ruổi. (lạ heng).
Mà đều cùng là động từ và mang nghĩa: Đi liên tục trên một chặng đường dài, nhằm một mục đích nhất định nào đó.
Ví dụ: giong ruổi / rong ruổi hàng tháng trên đường.
Vậy thì, dùng giong ruổi cũng đúng, mà rong ruổi cũng đúng nốt, phải không ta?
Thật ra thì sách vở trước 75 đã dùng từ giong ruổi rất nhiều. Thế nhưng sau này thì đa số mọi người dùng chữ rong ruổi hết. Có lẽ "nghe riết rồi quen", hay là theo "cải cách" thì DQ không rõ. Nhưng chỉ biết là bây giờ thì chữ rong ruổi được dùng đa số. Tuy nhiên, những người lớn tuổi đôi khi vẫn dùng chữ giong ruổi, và Từ Điển cũ vẫn có chữ giong ruổi trong đó. Thành nếu bảo sai / đúng thì không lẽ nào. Chỉ có là theo thời gian, ngôn ngữ đã "cải cách" và biến đổi chút thôi. Trong ngôn ngữ Việt hiện nay thiếu gì tiếng nghe như không hợp lý nhưng dùng quen rồi được đa số chấp nhận thì chúng ta cũng dùng theo mà không cần truy nguyên gốc gác.
4/ - chia xẻ / chia sẻ:
Cuối năm 2002 trên Internet có một bạn vô danh bắt bẻ một nhà văn viết "chia xẻ" với chữ X mà ông ta cho là sai. Một bạn khác dẫn chứng nhiều từ điển thì cũng có cuốn viết là "chia sẻ" với chữ S.
Thật ra, cả hai chữ đều đúng. Chia sẻ thì dùng đã lâu. Cũng như chữ "giòng" vậy thôi. (sẽ nói về giòng / dòng sau)
Nếu coi cuốn "Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị" của Lê Ngoc Trụy xuất bản năm 1959 tại Sài Gòn thì chữ "chia sẻ" và chữ "giòng" có trong đó (và còn nhiều chữ khác nữa). Nhưng nếu coi cuốn "Từ Điển Chính Tả Thông Dụng" của Nguyễn Kim Thản do nhà Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp xuất bản năm 1984 thì lại chỉ thấy "chia xẻ" và "dòng" (và nhiều chữ đã thay đổi khác nữa). Trong trường hợp này thì đành dùng theo cách quen dùng từ xưa như một truyền thống.
Do đó thì những từ "chia sẻ" hay "giòng sông" đã dùng lâu rồi sao lại đổi làm chi? Thật ra, đó cũng chỉ là một ước lệ.
- chia sẻ cũng là động từ mà chia xẻ cũng là động từ.
- chia sẻ = cùng chia với nhau để cùng hưởng (hoặc cùng chịu)
ví dụ: chia sẻ cho nhau từng bát cơm / Chia sẻ vui buồn.
- chia xẻ = chia thành nhiều phần, làm cho không còn nguyên là một khối nữa.
ví dụ: chia xẻ lục lượng
Nếu nói riêng về chữ xẻ / sẻ thì :
- xẻ = chia, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau. Hoặc có nghĩa là bổ (ví dụ: xẻ trái mít / bổ trái ít). Hay cũng có nghĩa là đào cái gì đó cho thông, cho thoát (ví dụ: xẻ rãnh thoát nước).
- sẻ = chia bớt ra, lấy ra một phần (ví dụ: sẻ bát nước làm hai, sẻ bớt gánh nặng cho nhau, nhường cơm sẻ áo)....
5/ vững chãi / vững trãi:
- vững chãi là tính từ, mang ý nghĩa: có khả năng chịu tác động mạnh từ bên ngoài mà không lung lay, đổ ngã. Ví dụ: bước đi vững chãi.
Vậy nên, chỉ có chữ vững chãi, chứ không có vững trãi
6/ quẻ xăm / quẻ xâm:
Hồi bé thì DQ nghe bà Nội bảo là : "Người ta đi xin xâm", nhưng bà Ngoại thì lại bảo là: "Người ta đi xin xăm". Và rồi cũng không biết chữ nào đúng, chữ nào sai nữa.
Nhưng khi lớn lên một chút, DQ có coi sách vở tí tẹo thì thấy trong tự điển của Nguyễn Văn Khôn có ghi:
- xăm = Quẻ thẻ xin thần thánh cho biết vận mệnh trước sau
rồi thì, trong quyển tự điển Tiếng Việt (hình như xuất bản năm 1977 thì phải, không nhớ rõ nữa) lại ghi là
- quẻ xâm
Theo DQ thì thấy chữ xăm có lý hơn nhiều. Chứ nếu là quẻ xâm thì nghe như đang "xâm mình" vậy, không có hợp lý gì hết ha.
Mọi người góp ý thêm dùm DQ với. Cám ơn nhiều.
7/ bàng quan / bàng quang:
Nếu muốn nói đến ý nghĩa là: đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi như không dính líu gì đến mình hết thì phải dùng chữ bàng quan (động từ). Ví dụ: thái độ bàng quan, bàng quan trước thời cuộc.
Vì chữ bàng quang (danh từ) = bọng đái = bladder
8/ tàn cây / tàng cây:
Tại lâu nay thì DQ chỉ dùng chữ tàn cây, không dùng chữ tàng cây. Thế nhưng đọc sách vở thì thấy có một số người lại dùng chữ tàng cây như để ám chỉ bóng mát của cây hay những tán lá xum xuê của một cây nào đó. Cho nên mới thắc mắc chút vậy thôi.
Vì nếu theo tiếng Hán thì chữ:
- tàn = tàn ác, tàn hại, cái gì dùng rồi còn thừa lại gọi là tàn, giết, hay thiếu 1 cái gì đó (ví dụ: tàn tật), tàn đêm, tàn khốc, tàn mạt, tàn nhang, tàn nhẫn
- Tàng: tàng hình, tàng ong, tàng tích, tàng trử, tàng kho, ngang tàng, tiềm tàng (không thấy nhắc gì đến cây cối hết???)
Vậy nếu như muốn nói đến bóng mát của cây, hay tán lá của cây, thì dùng chữ gì?
Mà chữ tàn cũng có nghĩa là : đồ dùng để cầm che cho các bậc vua chúa thời trước (hay còn gọi là lọng). Vậy có lẽ chữ tàn cây từ đây mà ra chăng? Vì những cành lá của cây xoè ra trên cao như hình cái tàn (lọng) vậy mà.
9/ dành giật / giành giật (giành giựt)
chỉ có chữ giành giật, chứ làm gì có dành giật ha. Dành = để dành, giữ lại để mai mốt dùng, v...v..... Vậy nếu dùng dành giật thì hổng có lý chút nào hết, phải không nè ?
(coi lại chữ dành / giành ở phía đầu thread)
10/ xít xao / sít sao?
11/ xàm sỡ / sàm sỡ?
Còn riêng hai chữ sít sao & sàm sỡ thì DQ cũng viết là S. Vậy mà nhiều khi đọc sách báo, thấy thiên hạ dùng xít xao / xàm sỡ hết giật mình thôi.
12/ Rưởi hay Rưỡi?
Ví dụ: - trăm rưởi, ngàn rưởi (dấu hỏi)
- đồng rưỡi, một tiếng rưỡi (dấu ngã)
Những ví dụ nêu trên đều đúng. Nhưng nếu đổi lại là trăm rưỡi, ngàn rưỡi (dấu ngã); hay đồng rưởi, một tiếng rưởi (dấu hỏi) thì lại thành sai.
Câu hỏi: Khi nào thì dùng rưỡi (dấu ngã) và khi nào thì dùng rưởi (dấu hỏi)?
rưởi = dùng như rưỡi, nhưng chỉ dùng sau số đơn vị từ hàng trăm trở lên mà thôi.
rưỡi = một nửa của một đơn vị nào đó.
Rưởi: phân nửa của số trăm trở lên. Ví dụ: trăm rưởi, ngàn rưởi, triệu rưởi.
Rưỡi:
- nửa phần của (a) một số dưới trăm (Ví dụ: đồng rưỡi, chục rưỡi); hay (b) của đơn vị có kể tên (Ví dụ: tháng rưỡi, năm rưỡi, ký rưỡi)
- nhiều hay to hơn đến 150% (ví dụ: cái này bằng rưỡi cái kia; anh này cân nặng gấp rưỡi anh kia).
13/ Nức / Nứt:
Nứt = (1) bị tách thành vệt, thành khe, nhưng chưa rời hẳn (ví dụ: Mặt bàn bị nứt. Tường nứt ngang nứt dọc.) (2) hoặc cũng có nghĩa là trồi mầm rễ do lớp vỏ bọc bị tách ra (ví dụ: Cây nứt mầm. Củ nứt rễ.)
==> Những từ hay dùng: nứt nẻ, rạn nứt, nứt toác, nứt mắt, nứt đố đổ vách, v.v..
Nức = (mùi thơm) bốc mạnh và lan toả rộng. (ví dụ: Mùi hoa lan thơm nức)
==> Những từ hay dùng: nức danh, nức lòng, nức nở, nức tiếng, v.v.
14/ dùm / giùm ?
Còn chữ dùm & giùm thì nếu dùng cho đúng thì phải là giùm.
Bởi vì, chữ giùm = giúp, phụ, hộ. Ví dụ: Nhờ làm giùm.
Còn chữ "dùm" thì có lẽ vì cách phát âm sao rồi viết vậy nên có người viết là "dùm" chăng? Chứ trong tự điển thì làm gì có chữ "dùm"?
15/ Gỡ / Gở:
Gở: Có tính chất không hay, báo trước điều chẳng lành, theo quan niệm dân gian.
Ví dụ: Nói gở. Điềm gở. Gở mồm gở miệng (hay nói điều gở)
Gỡ: Tách các sợi ra cho hết rối.
Ví dụ: Chải gỡ đám tóc rối. Gỡ từng sợi len. Đứt nối, rối gỡ.
Gỡ: Tháo rời ra khỏi cái mà vật nào đó dính vào, mắc vào.
Ví dụ: Gỡ xương cá. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ. Gỡ mìn. Gỡ mấy tấm ảnh trên tường xuống.
Gỡ: Làm cho thoái ra khỏi tình trạng khó khăn, lúng túng.
Ví dụ: Gỡ thế bí. Gỡ rối tơ lòng.
Gỡ: Lấy lại phần nào bù vào chỗ đã bị thua thiệt.
Ví dụ: Gỡ lại một bàn cờ. Cầu thủ A. gỡ hoà cho đội banh của mình.
Gỡ gạc (không phải gỡ gạt nha): Tìm cách gỡ lại được phần nào hay phần ấy (nói khái quát).
Ví dụ: Thua món nọ cố gỡ gạc món kia.
16/ Khẽ / Khẻ:
Khẽ: (cách thức hoặc mức độ hoạt động) không gây ra tiếng ồn hoặc một chuyển động có thể làm ảnh hưởng đến không khí yên tĩnh chung.
Ví dụ: Ghé vào tai nói rất khẽ. Khẽ cái miệng chứ. Không đáp, chỉ khẽ gật đầu. Khẽ khàng. Giơ cao đánh khẽ.
Khẻ: Dùng vật cứng đập vào, làm cho đau.
Ví dụ: Hắn lấy thước khẻ vào chân cô ta.
17. Xán lạn
Vd: Cô ấy sẽ có một tương ai xán lạn.
Loạn .....
nguồn sưutầm.
1. Phủ nhận: Phủ, với nghĩa như phủ định? Nhận, nhận xét, chấp nhận? Nếu hiểu theo cách này thì từ phủ nhận có nghĩa là không chấp nhận một điều gì đó. Tuy nhiên trong đời sống hằng ngày, từ này rất dễ bị hiểu là từ chấp nhận, bởi âm vực sử dụng và cách biểu lộ cảm xúc khi diễn đạt từ phủ nhận đôi khi giống với chấp nhận quá nên nhiều người hiểu nó là chấp nhận, đồng ý với vấn đề. Việc này dễ thấy nhất là trên các tin tức, ví dụ trong Chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam chẳng hạn, biên tập viên nói: "Hôm nay Ông Gaddafi đã phủ nhận việc ra lệnh quân lính của mình cưỡng bức phụ nữ...". Từ phủ nhận hiện nay rất hay bị hiểu nhầm là chấp nhận, xác nhận nếu người nào không tìm hiểu nghĩa của từ một cách rõ ràng.
Vẫn còn rất nhiều người lăn tăn, trăn trở về cách sử dụng tiếng Việt.
2. Đọc giả hay độc giả? Nếu hiểu đúng từ đọc là đọc (đọc báo, đọc văn bản) rồi thì mọi người sẽ thấy ngồ ngộ là tại sao nhiều người lại sử dụng từ "độc"---> "độc giả". Một cách chính thống trên nhiều tạp chí, báo chí nhiều nơi hiện nay đã sử dụng từ độc giả thay vì đọc giả. Độc giả, nếu được nghĩ ngợi cho vui chắc hẳn sẽ làm nhiều người liên tưởng đến những vụ đầu độc, độc mãng xà chăng? Có một sự liên quan căn bản xuất phát từ một tác phẩm văn học là Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du. Khi đọc tác phẩm này, lần ra hoàn cảnh sáng tác ta mới biết khi Nguyễn Du viết bài thơ ấy là nhờ vào một dịp đọc được tác phẩm còn trơ trọi lại của Tiểu Thanh ký, độc ở đây là đơn độc, là một. Với cái tên bài thơ Độc Tiểu Thanh ký, nhiều người đã lầm tưởng tên bài thơ mang ý nghĩa "độc" ấy là đọc nên việc nhầm lẫn tiếp tục được sử dụng cho từ đọc. Như vậy việc sử dụng từ độc đích xác là sai, bởi đọc mới là nghĩa đúng của nó.
Nếu không có một nghiên cứu chung đưa ra, vẫn còn nhiều người có thể mắc lỗi và "mất ăn mất ngủ".
3. Kiềm chế hay kềm chế, kìm chế? có rất nhiều bạn trẻ đã hỏi từ này, song rõ ràng để có một giải thích sát đáng nhất là do hoàn cảnh ngữ nghĩa của 3 từ này đều được dùng như nhau. Kiềm, nếu liên tưởng đến góc độ dung dịch kiềm ta đã được học, kiềm ở đây cũng có nghĩa là kiềm h.ãm; kềm, nếu liên hệ đến từ kềm cắt móng tay, cũng là kiềm chặt, tương tự như kiềm h.ãm; kìm, nếu liên hệ đến từ dìm, dìm xuống nước chẳng hạn, cũng có nghĩa như kiềm h.ãm. Vậy cả 3 từ đều có nghĩa đúng, các bạn cứ tùy nghi sử dụng, chỉ có điều nhiều người đang rất lăn tăn về 3 từ này. Tương tự chúng ta thấy nó qua 2 từ kiềm kẹp, kềm kẹp, kìm kẹp cũng vậy.
4. Mẫu và mẩu: Hai từ này không hẳn mọi người sử dụng sai dấu ngã hoặc hỏi mà do cấp độ sử dụng hai từ này đôi khi na ná nhau. Ví dụ như sử dụng trong trường hợp: đây là mẫu áo, quảng cáo mới nhất mà tôi có, nghĩa của từ mẫu ở đây là từ làm mẫu (người mẫu hoặc tóc mẫu). Thế nhưng ở góc độ phân chia lớn nhỏ, mẩu bánh kẹo, một mẩu nhỏ...thì ta sử dụng từ mẩu. Hai từ này có quan hệ gây hiểu nhầm nhau khi sử dụng trong trường hợp: những mẫu chuyện hay, mẩu thí nghiệm mới nhất... Trong trường hợp này: mẩu thí nghiệm nếu được dùng như nghĩa của nó là chỉ một mẩu đang được nhìn thấy thì đúng là mẩu, nhưng nếu gọi đây là mẫu (nghĩa là làm mẫu) thì nghĩa nó vẫn đúng. Chúng ta bàn cãi trong các trường hợp này vì còn nguyên do hiểu biết khác nhau.
5. Họp và hợp: Trường hợp này có vẻ như ít người mắc sai lầm nhưng đôi khi từ ngôn ngữ đọc triển khai ra ngôn ngữ viết thì vẫn có nhiều lúc sai sót. Hội họp và tập hợp là hai từ khác nhau nhưng nghĩa nhiều khi được sử dụng na ná nhau nên người ta hay mắc sai lầm.
Chữ viết tiếng Việt chúng ta ngày nay được phiên âm từ chữ cái Latinh nhưng không hẳn vậy mà mất đi yếu tố biểu hình. Tiếng Việt chúng ta có đủ yếu tố biểu hình, biểu âm, ý nghĩa được đề cập rất sâu sắc.
6. Trải hoặc trãi: Trải khăn ra hoặc trãi qua bao cơn gió giật, sóng dời vẫn hay được mọi người hiểu nhầm, sử dụng nhầm. Trải, với ý nghĩa trang trải, trải ra một cái gì đó chẳng hạn. Trãi, như trãi qua nhiều kiếp sống, trãi qua nhiều năm tháng chẳng hạn lại có ý nghĩa là trãi nghiệm. Hiểu lầm rất khó để nắm bắt bởi ngôn ngữ từ giọng nói chuyển sang viết.
7. Chín mùi hoặc chín muồi, ngọt mùi hay ngọt buồi? Những từ ngữ này khiến người ta hay mắc những lỗi ỡm ờ, ngập ngừng khi khai triển. Có vẻ như với hai từ chín mùi hoặc chín muồi đều được sử dụng đúng. Nhưng nhiều người còn ngần ngại với từ ngọt bùi và ngọt buồi, do ở miền Bắc, từ buồi người ta lại sử dụng cho một cái nghĩa "ác" hơn.
8. Bắt chước hay bắt trước: Bắt chước là chính xác, song với một số người khi diễn giải sự bắt chước phải là sự "bắt trước" cái gì đó (cái gì đó có trước mới là đúng). Điều này tạo ra rất nhiều vụ tranh cãi. Và bắt chước được nhìn nhận như một danh từ hay động từ đó mới là đúng.
9. Đại vương hay đại dương? Trong nhiều lúc thuộc hạ gọi đại vương trong phim kiếm hiệp ta vẫn thấy là đại vương mới có nghĩa là vương chúa, nhưng sao thỉnh thoảng có nhiều tập phim lại kêu là đại dương. Ngẫm nghĩ nhiều lúc câu nói: "không xong rồi đại dương ơi!" nghe sai sai mà người ta vẫn hay sử dụng thế. Âm địa phương thì phát âm như vậy là phải rồi nhưng một lần xem phim trên VTV1 vẫn thấy cách đọc đại vương là đại dương, lòng "nghe thấy" thấy nao nao, ngôn ngữ chệch choạc chả biết thế nào.
10. Trệch hay chệch: Trệch mục tiêu hay chệch mục tiêu vẫn hay được sử dụng. Không bàn luận về tính đúng sai của nó nữa vì nghĩa tiếng Việt đôi khi người ta sử dụng thiên về âm, lúc lại thiên về hình. Như trệch nếu được dẫn giải theo hướng từ đồng âm "tr" vơi nó như: trúng mục tiêu, trượt mục tiêu thì như vậy trệch mục tiêu mới đúng chính tả, song, chệch mục tiêu lại mang hàm ý nặng nề hơn, vấn đề nghe có vẻ nghiêm trọng hơn, bởi chệch là nghe cả một vấn đề quan trọng.
Đừng trách gì mấy trang báo, đôi khi họ hay mắc lỗi do đánh máy hoặc các lỗi chung trong nhận thức của toàn xã hội.
Trong việc nghiên cứu những vấn đề tiếng Việt như vừa rồi, tác giả nhận thấy tiếng Việt chúng ta cần phải được nghiên cứu để thống nhất hơn, bởi chưa ai có khái niệm nghiên cứu thống nhất nên việc sử dụng hiện nay cứ chệch choạc lẫn nhau. Không hiểu người nước ngoài khi học tiếng Việt hỏi qua hỏi lại người này người nọ họ sẽ như thế nào (điên mất). Và quan trọng nữa là, không hẳn là tính vùng miền mà do tiếng Việt ta vừa có từ tượng hình, tượng thanh, khi tượng hình diễn giải thì sẽ khác, khi từ chỉ là ghi lại âm điệu lại sẽ khác nên tùy vào cách thể hiện, biểu hiện vấn đề mà ta sử dụng.
Hiếu Nguyễn
Nguồn: yume.vn
Bổ sung:
1/ trau dồi / trau giồi
- thường thì sách báo cũ (trước 75) và cả tự điển cũ (trước 75) thì có chữ trau giồi và dùng chữ trau giồi nhiều.
- sách vở bây giờ thì dùng trau dồi nhiều hơn.
==> tựu chung thì cùng là động từ, và đều mang ý nghĩa: làm cho ngày càng trở thành tốt đẹp hơn.
Ví dụ:
- trau giồi hiểu biết
- trau dồi đạo đức
Vậy nên, viết chữ nào hay dùng chữ nào cũng vẫn đúng.
2/ dành / giành:
- dành (động từ): có nhiều nghĩa như: - Giữ lại để dùng về sau (ví dụ: Dành tiền mua kẹo ). Hoặc còn có nghĩa là: - Để riêng cho ai hoặc cho việc gì (ví dụ: Dành thì giờ đọc sách).
- giành (cũng là động từ) - nhưng có nghĩa là: Cố dùng sức lực để lấy về cho mình, không để cho người khác chiếm lấy (ví dụ: Đàn gà giành nhau thức ăn). Hoặc còn có nghĩa: Cố gắng để đạt cho được (ví dụ: Giành giải nhất). Còn khi dùng như một phương ngữ thì có nghĩa như tranh làm việc gì đó (ví dụ: Giành nói trước).
Hai chữ này mà viết lộn xộn thì dễ bị gõ tay lắm à.
3/ giong ruổi / rong ruổi:
- ngày trước (75) thì hay dùng giong ruổi. Nay thì dùng hết là rong ruổi. (lạ heng).
Mà đều cùng là động từ và mang nghĩa: Đi liên tục trên một chặng đường dài, nhằm một mục đích nhất định nào đó.
Ví dụ: giong ruổi / rong ruổi hàng tháng trên đường.
Vậy thì, dùng giong ruổi cũng đúng, mà rong ruổi cũng đúng nốt, phải không ta?
Thật ra thì sách vở trước 75 đã dùng từ giong ruổi rất nhiều. Thế nhưng sau này thì đa số mọi người dùng chữ rong ruổi hết. Có lẽ "nghe riết rồi quen", hay là theo "cải cách" thì DQ không rõ. Nhưng chỉ biết là bây giờ thì chữ rong ruổi được dùng đa số. Tuy nhiên, những người lớn tuổi đôi khi vẫn dùng chữ giong ruổi, và Từ Điển cũ vẫn có chữ giong ruổi trong đó. Thành nếu bảo sai / đúng thì không lẽ nào. Chỉ có là theo thời gian, ngôn ngữ đã "cải cách" và biến đổi chút thôi. Trong ngôn ngữ Việt hiện nay thiếu gì tiếng nghe như không hợp lý nhưng dùng quen rồi được đa số chấp nhận thì chúng ta cũng dùng theo mà không cần truy nguyên gốc gác.
4/ - chia xẻ / chia sẻ:
Cuối năm 2002 trên Internet có một bạn vô danh bắt bẻ một nhà văn viết "chia xẻ" với chữ X mà ông ta cho là sai. Một bạn khác dẫn chứng nhiều từ điển thì cũng có cuốn viết là "chia sẻ" với chữ S.
Thật ra, cả hai chữ đều đúng. Chia sẻ thì dùng đã lâu. Cũng như chữ "giòng" vậy thôi. (sẽ nói về giòng / dòng sau)
Nếu coi cuốn "Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị" của Lê Ngoc Trụy xuất bản năm 1959 tại Sài Gòn thì chữ "chia sẻ" và chữ "giòng" có trong đó (và còn nhiều chữ khác nữa). Nhưng nếu coi cuốn "Từ Điển Chính Tả Thông Dụng" của Nguyễn Kim Thản do nhà Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp xuất bản năm 1984 thì lại chỉ thấy "chia xẻ" và "dòng" (và nhiều chữ đã thay đổi khác nữa). Trong trường hợp này thì đành dùng theo cách quen dùng từ xưa như một truyền thống.
Do đó thì những từ "chia sẻ" hay "giòng sông" đã dùng lâu rồi sao lại đổi làm chi? Thật ra, đó cũng chỉ là một ước lệ.
- chia sẻ cũng là động từ mà chia xẻ cũng là động từ.
- chia sẻ = cùng chia với nhau để cùng hưởng (hoặc cùng chịu)
ví dụ: chia sẻ cho nhau từng bát cơm / Chia sẻ vui buồn.
- chia xẻ = chia thành nhiều phần, làm cho không còn nguyên là một khối nữa.
ví dụ: chia xẻ lục lượng
Nếu nói riêng về chữ xẻ / sẻ thì :
- xẻ = chia, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau. Hoặc có nghĩa là bổ (ví dụ: xẻ trái mít / bổ trái ít). Hay cũng có nghĩa là đào cái gì đó cho thông, cho thoát (ví dụ: xẻ rãnh thoát nước).
- sẻ = chia bớt ra, lấy ra một phần (ví dụ: sẻ bát nước làm hai, sẻ bớt gánh nặng cho nhau, nhường cơm sẻ áo)....
5/ vững chãi / vững trãi:
- vững chãi là tính từ, mang ý nghĩa: có khả năng chịu tác động mạnh từ bên ngoài mà không lung lay, đổ ngã. Ví dụ: bước đi vững chãi.
Vậy nên, chỉ có chữ vững chãi, chứ không có vững trãi
6/ quẻ xăm / quẻ xâm:
Hồi bé thì DQ nghe bà Nội bảo là : "Người ta đi xin xâm", nhưng bà Ngoại thì lại bảo là: "Người ta đi xin xăm". Và rồi cũng không biết chữ nào đúng, chữ nào sai nữa.
Nhưng khi lớn lên một chút, DQ có coi sách vở tí tẹo thì thấy trong tự điển của Nguyễn Văn Khôn có ghi:
- xăm = Quẻ thẻ xin thần thánh cho biết vận mệnh trước sau
rồi thì, trong quyển tự điển Tiếng Việt (hình như xuất bản năm 1977 thì phải, không nhớ rõ nữa) lại ghi là
- quẻ xâm
Theo DQ thì thấy chữ xăm có lý hơn nhiều. Chứ nếu là quẻ xâm thì nghe như đang "xâm mình" vậy, không có hợp lý gì hết ha.
Mọi người góp ý thêm dùm DQ với. Cám ơn nhiều.
7/ bàng quan / bàng quang:
Nếu muốn nói đến ý nghĩa là: đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi như không dính líu gì đến mình hết thì phải dùng chữ bàng quan (động từ). Ví dụ: thái độ bàng quan, bàng quan trước thời cuộc.
Vì chữ bàng quang (danh từ) = bọng đái = bladder
8/ tàn cây / tàng cây:
Tại lâu nay thì DQ chỉ dùng chữ tàn cây, không dùng chữ tàng cây. Thế nhưng đọc sách vở thì thấy có một số người lại dùng chữ tàng cây như để ám chỉ bóng mát của cây hay những tán lá xum xuê của một cây nào đó. Cho nên mới thắc mắc chút vậy thôi.
Vì nếu theo tiếng Hán thì chữ:
- tàn = tàn ác, tàn hại, cái gì dùng rồi còn thừa lại gọi là tàn, giết, hay thiếu 1 cái gì đó (ví dụ: tàn tật), tàn đêm, tàn khốc, tàn mạt, tàn nhang, tàn nhẫn
- Tàng: tàng hình, tàng ong, tàng tích, tàng trử, tàng kho, ngang tàng, tiềm tàng (không thấy nhắc gì đến cây cối hết???)
Vậy nếu như muốn nói đến bóng mát của cây, hay tán lá của cây, thì dùng chữ gì?
Mà chữ tàn cũng có nghĩa là : đồ dùng để cầm che cho các bậc vua chúa thời trước (hay còn gọi là lọng). Vậy có lẽ chữ tàn cây từ đây mà ra chăng? Vì những cành lá của cây xoè ra trên cao như hình cái tàn (lọng) vậy mà.
9/ dành giật / giành giật (giành giựt)
chỉ có chữ giành giật, chứ làm gì có dành giật ha. Dành = để dành, giữ lại để mai mốt dùng, v...v..... Vậy nếu dùng dành giật thì hổng có lý chút nào hết, phải không nè ?
(coi lại chữ dành / giành ở phía đầu thread)
10/ xít xao / sít sao?
11/ xàm sỡ / sàm sỡ?
Còn riêng hai chữ sít sao & sàm sỡ thì DQ cũng viết là S. Vậy mà nhiều khi đọc sách báo, thấy thiên hạ dùng xít xao / xàm sỡ hết giật mình thôi.
12/ Rưởi hay Rưỡi?
Ví dụ: - trăm rưởi, ngàn rưởi (dấu hỏi)
- đồng rưỡi, một tiếng rưỡi (dấu ngã)
Những ví dụ nêu trên đều đúng. Nhưng nếu đổi lại là trăm rưỡi, ngàn rưỡi (dấu ngã); hay đồng rưởi, một tiếng rưởi (dấu hỏi) thì lại thành sai.
Câu hỏi: Khi nào thì dùng rưỡi (dấu ngã) và khi nào thì dùng rưởi (dấu hỏi)?
rưởi = dùng như rưỡi, nhưng chỉ dùng sau số đơn vị từ hàng trăm trở lên mà thôi.
rưỡi = một nửa của một đơn vị nào đó.
Rưởi: phân nửa của số trăm trở lên. Ví dụ: trăm rưởi, ngàn rưởi, triệu rưởi.
Rưỡi:
- nửa phần của (a) một số dưới trăm (Ví dụ: đồng rưỡi, chục rưỡi); hay (b) của đơn vị có kể tên (Ví dụ: tháng rưỡi, năm rưỡi, ký rưỡi)
- nhiều hay to hơn đến 150% (ví dụ: cái này bằng rưỡi cái kia; anh này cân nặng gấp rưỡi anh kia).
13/ Nức / Nứt:
Nứt = (1) bị tách thành vệt, thành khe, nhưng chưa rời hẳn (ví dụ: Mặt bàn bị nứt. Tường nứt ngang nứt dọc.) (2) hoặc cũng có nghĩa là trồi mầm rễ do lớp vỏ bọc bị tách ra (ví dụ: Cây nứt mầm. Củ nứt rễ.)
==> Những từ hay dùng: nứt nẻ, rạn nứt, nứt toác, nứt mắt, nứt đố đổ vách, v.v..
Nức = (mùi thơm) bốc mạnh và lan toả rộng. (ví dụ: Mùi hoa lan thơm nức)
==> Những từ hay dùng: nức danh, nức lòng, nức nở, nức tiếng, v.v.
14/ dùm / giùm ?
Còn chữ dùm & giùm thì nếu dùng cho đúng thì phải là giùm.
Bởi vì, chữ giùm = giúp, phụ, hộ. Ví dụ: Nhờ làm giùm.
Còn chữ "dùm" thì có lẽ vì cách phát âm sao rồi viết vậy nên có người viết là "dùm" chăng? Chứ trong tự điển thì làm gì có chữ "dùm"?
15/ Gỡ / Gở:
Gở: Có tính chất không hay, báo trước điều chẳng lành, theo quan niệm dân gian.
Ví dụ: Nói gở. Điềm gở. Gở mồm gở miệng (hay nói điều gở)
Gỡ: Tách các sợi ra cho hết rối.
Ví dụ: Chải gỡ đám tóc rối. Gỡ từng sợi len. Đứt nối, rối gỡ.
Gỡ: Tháo rời ra khỏi cái mà vật nào đó dính vào, mắc vào.
Ví dụ: Gỡ xương cá. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ. Gỡ mìn. Gỡ mấy tấm ảnh trên tường xuống.
Gỡ: Làm cho thoái ra khỏi tình trạng khó khăn, lúng túng.
Ví dụ: Gỡ thế bí. Gỡ rối tơ lòng.
Gỡ: Lấy lại phần nào bù vào chỗ đã bị thua thiệt.
Ví dụ: Gỡ lại một bàn cờ. Cầu thủ A. gỡ hoà cho đội banh của mình.
Gỡ gạc (không phải gỡ gạt nha): Tìm cách gỡ lại được phần nào hay phần ấy (nói khái quát).
Ví dụ: Thua món nọ cố gỡ gạc món kia.
16/ Khẽ / Khẻ:
Khẽ: (cách thức hoặc mức độ hoạt động) không gây ra tiếng ồn hoặc một chuyển động có thể làm ảnh hưởng đến không khí yên tĩnh chung.
Ví dụ: Ghé vào tai nói rất khẽ. Khẽ cái miệng chứ. Không đáp, chỉ khẽ gật đầu. Khẽ khàng. Giơ cao đánh khẽ.
Khẻ: Dùng vật cứng đập vào, làm cho đau.
Ví dụ: Hắn lấy thước khẻ vào chân cô ta.
17. Xán lạn
Vd: Cô ấy sẽ có một tương ai xán lạn.
Loạn .....
nguồn sưutầm.