- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Sáng nay, 17/7, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức Jutta Frasch và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã ký kết thỏa thuận hợp tác về việc thực hiện giảng dạy tiếng Đức như ngoại ngữ thứ nhất hoặc thứ hai tại các trường phổ thông ở VN.
Thỏa thuận hợp tác này nhằm giúp việc giảng dạy tiếng Đức đáp ứng được về số lượng và chất lượng tại một số trường phổ thông được lựa chọn ở Việt Nam. Các học sinh phổ thông Việt Nam sẽ được cung cấp các kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Đức đủ để tiếp tục theo học tại một trường dự bị đại học hoặc vào học đại học trực tiếp tại Đức.
Hai bên cùng ký kết thỏa thuận hợp tác. (Ảnh: Đại sứ quán Đức)
Trước đó, từ tháng 5/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức đã thí điểm đưa tiếng Đức vào giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai tại một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Việt Nam. Thỏa thuận hợp tác ký kết hôm nay đã khép lại dự án thí điểm dạy tiếng Đức thành công và bước sang một giai đoạn mới. Theo đó, học sinh có thể lựa chọn tiếng Đức để học ở trường như ngoại ngữ thứ nhất hoặc thứ hai bên cạnh các thứ tiếng khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Nga và tiếng Trung.
Lễ ký kết thỏa thuận này là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Sáng kiến "Trường học - Đối tác của tương lai". Đây là một sáng kiến do Bộ Ngoại giao Đức khởi xướng thực hiện với sự hợp tác của Ủy ban Giáo dục Phổ thông Đức ở nước ngoài (ZfA), Viện Goethe(GI), Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) và Cơ quan Trao đổi Sư phạm Đức thuộc Hội nghị các bộ trưởng Văn hóa (PAD). Chương trình đã liên kết 1.500 trường phổ thông chú trọng dạy tiếng Đức trên toàn thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, có trên 1.400 học sinh tại một số trường phổ thông được lựa chọn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng đang học tiếng Đức theo chương trình này.
Thỏa thuận hợp tác này nhằm giúp việc giảng dạy tiếng Đức đáp ứng được về số lượng và chất lượng tại một số trường phổ thông được lựa chọn ở Việt Nam. Các học sinh phổ thông Việt Nam sẽ được cung cấp các kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Đức đủ để tiếp tục theo học tại một trường dự bị đại học hoặc vào học đại học trực tiếp tại Đức.
Hai bên cùng ký kết thỏa thuận hợp tác. (Ảnh: Đại sứ quán Đức)
Trước đó, từ tháng 5/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức đã thí điểm đưa tiếng Đức vào giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai tại một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Việt Nam. Thỏa thuận hợp tác ký kết hôm nay đã khép lại dự án thí điểm dạy tiếng Đức thành công và bước sang một giai đoạn mới. Theo đó, học sinh có thể lựa chọn tiếng Đức để học ở trường như ngoại ngữ thứ nhất hoặc thứ hai bên cạnh các thứ tiếng khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Nga và tiếng Trung.
Lễ ký kết thỏa thuận này là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Sáng kiến "Trường học - Đối tác của tương lai". Đây là một sáng kiến do Bộ Ngoại giao Đức khởi xướng thực hiện với sự hợp tác của Ủy ban Giáo dục Phổ thông Đức ở nước ngoài (ZfA), Viện Goethe(GI), Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) và Cơ quan Trao đổi Sư phạm Đức thuộc Hội nghị các bộ trưởng Văn hóa (PAD). Chương trình đã liên kết 1.500 trường phổ thông chú trọng dạy tiếng Đức trên toàn thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, có trên 1.400 học sinh tại một số trường phổ thông được lựa chọn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng đang học tiếng Đức theo chương trình này.
Theo Kenh14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: