TIỀN TỆ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG LỊCH SỬ THẾ KỶ XX

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Tác giả : Nguyễn Anh Huy
I. SỰ RA ĐỜI CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG VÀ CÁC HỆ THỐNG TIỀN TỆ:


Lịch sử Việt Nam hòa nhập với lịch sử thế giới nói chung và lịch sử tiền tệ nói riêng với những biến động rầm rộ thế kỷ 20, khởi thủy cũng từ việc người Pháp đánh chiếm Việt Nam từ năm 1858.
Sau khi chiếm được Lục tỉnh Nam kỳ, Quốc hội Pháp ban hành đạo luật ngày
24.6.1874 quy định sự phát triển các ngân hàng thuộc địa; và đến ngày 21.1.1875 thì có sắc lệnh thành lập Banque de l' Indochine (Ngân hàng Đông Dương -NHĐD - chữ Hán đọc là Đông Dương Hối lý Ngân hàng) rồi dần đúc đồng tiền Piastre de Commerce (PDC) theo hệ thống ngân bản vị với các đồng bạc lẻ 10 cent, 20 cent, 50 cent cùng các loại xu bằng đồng...
Vào những năm 1880, các nước Âu - Mỹ ào đến giao lưu thương mãi ở vùng Đông Á, mang theo những đồng bạc có giá trị quốc tế như đồng Mexicana, Trade Dollar Mỹ, đồng Dollar Anh, đồng Yen và Trade Dollar của Nhật, các đồng 5 franc của các nước châu Âu... nhưng không được người Việt tín dụng. Do vậy,
năm 1883, Bác sĩ Harmand - được chính phủ Pháp cử làm Tổng ủy viên ký hòa
ước Quý Mùi - đã cưỡng bức triều đình Huế phải cho các đồng tiền Mexicana và tiền của NHĐD được lưu hành song song với tiền Việt trên toàn cõi Việt Nam.
Luồn theo đó, các đồng tiền ngoại nhập cũng mặc sức tung hoành trên thị trường Đông Dương. Vì thế, NHĐD đã phát hành tiền giấy lần đầu bằng 3 thứ tiếng: mặt trước ghi"
Banque de l'Indo - Chine" (chú ý chữ Indo - Chine viết rời) cùng hai cột song song chữ Anh và chữ Pháp:

Còn nữa…
St
Chúc các bạn học tốt
 

Đính kèm

×
Quay lại
Top Bottom