Tiền - sinh viên đã biết hết về nó?

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Sau khi đọc xong các mẹo nhỏ dưới đây, chắc chắn bạn sẽ phần nào đó tự tin hơn trong việc quản lý chi tiêu của mình.
Bước chân vào trường đại học là bước đầu tiên để sinh viên độc lập về tài chính của mình đối với gia đình, có nghĩa là bạn phải tự biết quản lý chi tiêu hợp lý với số tiền mà gia đình gởi định kỳ. Và thực sự ra, đó là một điều hết sức khó khăn.

Nhàm chán nhất vẫn là ngân sách.

Đúng, đó quả thực là một thứ nhàm chán! Nhưng bạn vẫn phải sống dựa trên số tiền đã có, nên nếu muốn chi trả bất kỳ một khoản nào, bạn đều cần phải tìm hiểu kỹ ngân sách của mình trước khi quyết định. Lời khuyên là hãy tạo ra một danh sách những thứ phải chi tiêu hằng tuần hoặc hàng tháng và luôn luôn theo dõi nó. Hãy thử bằng cách sử dụng một trang web quản lý ngân sách trực tuyến, chẳng hạn như UCAS. Thêm nữa, bạn đừng nên ỷ lại vào thẻ tín dụng, hãy chỉ nên đi ra ngoài với đúng số tiền mà bạn cần, trước khi mua gì đó, hãy tự hỏi bản thân có thực sự cần thiết hay không, có thể có những lựa chọn rẻ hơn không,…những điều này tuy nhỏ nhưng thực sự rất hữu ích nếu bạn không muốn túi tiền xẹp lép vào cuối tháng.

Đừng sử dụng xe máy.

Đó thực sự là một hố chôn tiền! Nếu như bạn có ý định sở hữu một chiếc “xế” ngay cả khi gia đình đủ điều kiện, thì bạn vẫn phải đau đầu với lượng tiền chi trả cho xăng dầu hàng tháng, bảo hiểm hàng năm, những sự cố về bánh xe, bảo trì, sửa chữa…Hãy sử dụng những phương tiện công cộng tiện lợi và giá rẻ, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, bảo vệ môi trường và mục tiêu trước mắt chính là túi tiền của bạn.



Điện thoại di động

Đây là một thứ không thể thiếu để liên lạc, thế nên việc cần làm không phải là ngưng sử dụng điện thoại di động, mà hãy chọn cho nó một gói cước sinh viên được nhiều ưu đãi từ các nhà mạng, thông minh hơn, bạn hãy chọn một nhà mạng mà đa số người thân của mình đều sử dụng, cước phát sinh nội mạng sẽ tiết kiệm cho bạn không ít tiền đấy!

Nợ

Nợ ai đó không phải là xấu, nhưng nợ không có khả năng chi trả là một vấn đề khá lớn. Bạn không cần phải quá cứng nhắc khi gặp phải trục trặc tài chính mà không dám mượn tiền của bạn bè để xoay sở, vẫn được, vấn đề là bạn phải tính toán kỹ càng khả năng chi trả trước khi đưa ra con số.

Tiền không phải là tất cả, nhưng nó rất quan trọng.

Bạn sẽ phải suy nghĩ vô cùng chín chắn trước khi quyết định mọi chuyện, nên đương nhiên tài chính cũng không ngoại lệ. Chi tiêu bao nhiêu, cho ai mượn bao nhiêu, mượn của ai bao nhiêu,…đều phải được cân nhắc kỹ càng, bởi nếu quá coi trọng chuyện tiền bạc thì không phải là bạn bè tốt, nhưng nếu quá buông lỏng, thì người bị thiệt trước tiên sẽ là bạn với túi tiền lép xẹp.

Muốn “tiết kiệm” thì không nên “quá tiết kiệm”.

Bạn luôn phải cân nhắc về giá cả trước khi mua một món đồ nào đó, nhưng không nên lúc nào cũng quá tiết kiệm chọn lựa những món quá rẻ, vì thường thì chất lượng của chúng sẽ không được đi kèm. Một thực tế mà bạn phải nhìn nhận rằng, với đồ ăn thức uống, nếu bạn chỉ nạp vào cơ thể những loại giá rẻ, thì trong tương lai, số tiền bạn phải chi cho bác sĩ và thuốc men lớn gấp nhiều lần là điều không tránh khỏi!

Nhớ xác nhận là sinh viên

Có nhiều công việc làm thêm đòi hỏi phải nộp thuế thu nhập trên phần trăm lương, nhưng nếu bạn là sinh viên đã có xác nhận, thuế sẽ được miễn, bạn sẽ không phải mất thuế thu nhập. Và hãy luôn ghi nhớ vấn đề tiền công tương ứng với thời gian mà bạn bỏ ra phải công bằng thì mới nhận việc nhé!
Theo Mực Tím
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top