- Tham gia
- 9/12/2010
- Bài viết
- 2.416
Tất cả chúng ta đều sử dụng tiền. Tất cả chúng ta đều muốn có tiền, thậm chí là muốn có càng nhiều tiền càng tốt, chúng ta làm việc và chúng ta nghĩ về nó. Sẽ không thể tin được nêú bạn nói rằng bạn không biết đến tiền, hay bạn chưa từng thấy tiền. Tuy nhiên, việc định nghĩa tiền là gì, từ đâu mà sinh ra tiền và tiền có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta thì không phải ai cũng biết. Trong khi nguồn gốc và sự phát triển của tiền tệ có vẻ còn là một phạm trù trừu tượng thì tiền vẫn hiện diện như là cách mà nhờ nó chúng ta có những cái mà chúng ta cần, những thứ mà chúng ta muốn. Một vài điều dưới đây có thể cho chúng ta hiểu hơn về những đặc trưng của tiền.
Tiền là gì?
Trước khi có sự phát triển của thị trường hàng hoá như ngày nay, con người đã sử dụng hình thức hàng đổi hàng để có được những hàng hoá và dịch vụ mà họ cần. Nguyên tắc hàng đổi hàng rất đơn giản: 2 cá nhân, mỗi người sở hữu một món hàng khác nhau. Nếu người kia có nhu cầu hoặc muốn có món hàng của người còn lại thì họ có thể thoả thuận trao đổi hàng với nhau.
Hình thức sớm nhất của phương thức hàng đổi hàng không có những cách thức chuyển giao và phân chia làm cho giao dịch hiệu quả. Ví dụ, nếu bạn có con bò nhưng bạn lại đang cần chuối, bạn buộc lòng phải tìm người không chỉ có chuối mà người đó còn đang có nhu cầu về thịt. Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn tìm thấy người cần thịt nhưng không có chuối mà chỉ có thỏ. Người đó sẽ phải đi tìm người có chuối và đang muốn thỏ. Nếu muốn có thịt, sau đó sẽ trao đổi với bạn, đổi chuối lấy thịt.
Hạn chế của phương thức hàng đổi hàng như bạn thấy, đó chính là làm cho những người tham gia mệt mỏi vì phải đi lòng vòng mãi mới kiếm được đúng người thoả mãn được cho cả 2 bên giao dịch, dễ nhầm lẫn và thật sự là không hiệu quả. Nhưng ngay cả việc bạn đã tìm thấy được người có cái bạn cần và cần cái bạn có thì vẫn còn một vấn đề nảy sinh: thí dụ nhé, ngay cả khi bạn tìm thấy một người sẵn lòng đổi chuối lấy thịt, nhưng bạn có nghĩ là một buồng chuối thì cũng có cùng giá trị như cả con bò của bạn không? Sau đó, bạn có thể nghĩ đến cách giải quyết là chia con bò ra và quyết định xem bao nhiêu chuối sẽ đổi được một phần bao nhiêu của con bò? Dĩ nhiên, việc mổ bò và chia như thế thật sự là rắc rối và phức tạp. Bạn cứ nghĩ mà xem.
cho việc mua bán của con người. Thời kỳ này, mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có một vật ngang giá chung riêng, không thống nhất với nhau. Do đó việc buôn bán, giao thương tuy có thuận lợi hơn trứơc những vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nói chung những vật tương đối quý hiếm, nghĩa là chúng có giá trị cao, đồng thời bền vững, gọn nhẹ và dễ cất giữ thường chọn được làm vậtĐể giải quyết những vấn đề này, con người đã nghĩ ra việc chọn ra một loại hàng hoá làm vật ngang giá chung trong các giao dịch. Vật ngang giá chung là vật được sử dụng làm căn cứ để đo lường giá trị của vật khác. Da thú và bắp khô sớm được sử dụng như vật ngang giá chung ngang giá chung.
Trước năm 1971, đồng tiền của Mỹ dựa trên cơ sở là vàng. Các chính phủ nước ngoài có thể mang số tiền Mỹ mà họ có đến Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ đổi ra vàng. Mỗi quan hệ này cho chúng ta thấy đồng tiền được định giá như thế nào thông qua giá trị của vàng.
Mặc dù vàng chưa hẳn là hữu ích, bạn không thể ăn nó cũng như nó cũng chẳng có thể giúp bạn ngủ ấm hơn trong đêm lạnh, nhưng nhiều người tin rằng vàng đẹp và họ biết người khác cũng thấy vàng đẹp. Vàng trở thành một vật đáng tin là có giá trị. Do đó, trước năm 1971, vàng được xem như hàng hoá hữu hình mà giá trị của nó dựa trên sự cảm nhận của con người.
Từ tiền vàng đến tiền pháp định (tiền giấy)
Loại tiền thứ hai được nhắc đến là tiền pháp định, nó không phải là loại tiền đại diện cho một loại hàng hoá hữu hình và có giá trị tính theo giá trị của vàng. Có nghĩa là tiền pháp định hoàn toàn dựa trên sự nhận thức và sự tín nhiệm của con người. Tiền pháp định ra đời bởi vì vàng rất hiếm và với sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế thì không thể nào có đủ lượng vàng đáp ứng cho nhu cầu thanh toán với khối lượng giao dịch khổng lồ như vậy. Hơn nữa, với nền kinh tế đang giai đoạn phát triển mạnh, nhu cầu dùng vàng làm căn cứ cho giá trị đồng tiền của một quốc gia thật sự không hiệu quả, đặc biệt là khi tất cả chúng ta đều thống nhất với nhau rằng giá trị thật sự được xây dựng thông qua nhận thức của con người.
Tiền pháp định nhanh chóng trở thành được con người sử dụng làm thước đo giá trị của hàng hoá. Một nền kinh tế đang tăng trưởng thì rõ ràng đang sản xuất ra nhiều thứ có giá trị với quốc gia mình và các quốc gia khác. Nói chung, một nền kinh tế mạnh hơn, thì đồng tiền của nó cũng sẽ được người ta cảm nhận là mạnh hơn và ngược lại., Nhưng, hãy nhớ rằng, sự cảm nhận này rất trừu tượng. Gía trị đồng tiền một quốc gia dựa trên khả sản xuất hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu con người của quốc gia đó.
Đó chính là lý do vì sao không thể chỉ bằng cách đơn giản in thêm tiền là có thể làm cho một quốc gia trở nên giàu có. Sự tương tác không ngừng giữa hàng hoá, nhu cầu con người và niềm tin về giá trị đã tạo ra tiền. Tiền có giá trị bởi vì chúng ta muốn có nó, nhưng chúng ta muốn nó đơn giản chỉ vì chúng có thể giúp chúng ta có được hàng hoá và dịch vụ mà chúng ta mong muốn.
Ai có khả năng tạo tiền?
Ngân hàng Trung Ương có khả năng ảnh hưởng đến lượng cung tiền của một quốc gia. Thí dụ: Nếu nó muốn gia tăng lượng tiền lưu thông, ngân hàng trung ương có thể in thêm tiền. Hay một cách khác mà ngân hàng Trung Ương có thể thực hiện để làm tăng lượng cung tiền là tiến hành mua lại các trái phiếu chính phủ trên thị trường. Khi ngân hàng Trung Ương thực hiện việc mua trái phiếu chính phủ trả tiền cho người dân, tức là đã làm tăng lượng cung tiền. Khi muốn hạn chế lượng cung tiền trong xã hội, thì các ngân hàng Trung Ương có thể tiến hành các biện pháp ngược lại và bán trái phiếu chính phủ ra công chúng. Dĩ nhiên các ví dụ trên chỉ là những minh hoạ đơn giản nhất. Thực tế thì các Ngân hàng Trung Ương phải cân nhắc rất nhiều yếu tố có liên quan khi thực hiện một chính sách tiền tệ nào đó.
Nói chung, chừng nào con người còn lòng tin vào giá trị của đồng tiền (tiền giấy) thì các ngân hàng Trung Ương vẫn có thể thực hiện việc phát hành thêm tiền hay không. Nhưng nếu như một quốc gia phát hành quá nhiều tiền, thì đồng tiền thường sẽ bị mất giá bởi vì cung tiền đang lớn hơn cầu tiền. Thậm chí, tiền có thể không còn tí nào giá trị nào, một nền kinh tế với tình trạng như thế có thể phải đối đầu với lạm phát phi mã và hàng trăm vấn đề nảy sinh khác…. Do vậy, thực sự thì ngân hàng trung ương không phải muốn in tiền lúc nào cũng được đâu.
Tiền là gì?
Trước khi có sự phát triển của thị trường hàng hoá như ngày nay, con người đã sử dụng hình thức hàng đổi hàng để có được những hàng hoá và dịch vụ mà họ cần. Nguyên tắc hàng đổi hàng rất đơn giản: 2 cá nhân, mỗi người sở hữu một món hàng khác nhau. Nếu người kia có nhu cầu hoặc muốn có món hàng của người còn lại thì họ có thể thoả thuận trao đổi hàng với nhau.
Hình thức sớm nhất của phương thức hàng đổi hàng không có những cách thức chuyển giao và phân chia làm cho giao dịch hiệu quả. Ví dụ, nếu bạn có con bò nhưng bạn lại đang cần chuối, bạn buộc lòng phải tìm người không chỉ có chuối mà người đó còn đang có nhu cầu về thịt. Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn tìm thấy người cần thịt nhưng không có chuối mà chỉ có thỏ. Người đó sẽ phải đi tìm người có chuối và đang muốn thỏ. Nếu muốn có thịt, sau đó sẽ trao đổi với bạn, đổi chuối lấy thịt.
Hạn chế của phương thức hàng đổi hàng như bạn thấy, đó chính là làm cho những người tham gia mệt mỏi vì phải đi lòng vòng mãi mới kiếm được đúng người thoả mãn được cho cả 2 bên giao dịch, dễ nhầm lẫn và thật sự là không hiệu quả. Nhưng ngay cả việc bạn đã tìm thấy được người có cái bạn cần và cần cái bạn có thì vẫn còn một vấn đề nảy sinh: thí dụ nhé, ngay cả khi bạn tìm thấy một người sẵn lòng đổi chuối lấy thịt, nhưng bạn có nghĩ là một buồng chuối thì cũng có cùng giá trị như cả con bò của bạn không? Sau đó, bạn có thể nghĩ đến cách giải quyết là chia con bò ra và quyết định xem bao nhiêu chuối sẽ đổi được một phần bao nhiêu của con bò? Dĩ nhiên, việc mổ bò và chia như thế thật sự là rắc rối và phức tạp. Bạn cứ nghĩ mà xem.
cho việc mua bán của con người. Thời kỳ này, mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có một vật ngang giá chung riêng, không thống nhất với nhau. Do đó việc buôn bán, giao thương tuy có thuận lợi hơn trứơc những vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nói chung những vật tương đối quý hiếm, nghĩa là chúng có giá trị cao, đồng thời bền vững, gọn nhẹ và dễ cất giữ thường chọn được làm vậtĐể giải quyết những vấn đề này, con người đã nghĩ ra việc chọn ra một loại hàng hoá làm vật ngang giá chung trong các giao dịch. Vật ngang giá chung là vật được sử dụng làm căn cứ để đo lường giá trị của vật khác. Da thú và bắp khô sớm được sử dụng như vật ngang giá chung ngang giá chung.
Trước năm 1971, đồng tiền của Mỹ dựa trên cơ sở là vàng. Các chính phủ nước ngoài có thể mang số tiền Mỹ mà họ có đến Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ đổi ra vàng. Mỗi quan hệ này cho chúng ta thấy đồng tiền được định giá như thế nào thông qua giá trị của vàng.
Mặc dù vàng chưa hẳn là hữu ích, bạn không thể ăn nó cũng như nó cũng chẳng có thể giúp bạn ngủ ấm hơn trong đêm lạnh, nhưng nhiều người tin rằng vàng đẹp và họ biết người khác cũng thấy vàng đẹp. Vàng trở thành một vật đáng tin là có giá trị. Do đó, trước năm 1971, vàng được xem như hàng hoá hữu hình mà giá trị của nó dựa trên sự cảm nhận của con người.
Từ tiền vàng đến tiền pháp định (tiền giấy)
Loại tiền thứ hai được nhắc đến là tiền pháp định, nó không phải là loại tiền đại diện cho một loại hàng hoá hữu hình và có giá trị tính theo giá trị của vàng. Có nghĩa là tiền pháp định hoàn toàn dựa trên sự nhận thức và sự tín nhiệm của con người. Tiền pháp định ra đời bởi vì vàng rất hiếm và với sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế thì không thể nào có đủ lượng vàng đáp ứng cho nhu cầu thanh toán với khối lượng giao dịch khổng lồ như vậy. Hơn nữa, với nền kinh tế đang giai đoạn phát triển mạnh, nhu cầu dùng vàng làm căn cứ cho giá trị đồng tiền của một quốc gia thật sự không hiệu quả, đặc biệt là khi tất cả chúng ta đều thống nhất với nhau rằng giá trị thật sự được xây dựng thông qua nhận thức của con người.
Tiền pháp định nhanh chóng trở thành được con người sử dụng làm thước đo giá trị của hàng hoá. Một nền kinh tế đang tăng trưởng thì rõ ràng đang sản xuất ra nhiều thứ có giá trị với quốc gia mình và các quốc gia khác. Nói chung, một nền kinh tế mạnh hơn, thì đồng tiền của nó cũng sẽ được người ta cảm nhận là mạnh hơn và ngược lại., Nhưng, hãy nhớ rằng, sự cảm nhận này rất trừu tượng. Gía trị đồng tiền một quốc gia dựa trên khả sản xuất hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu con người của quốc gia đó.
Đó chính là lý do vì sao không thể chỉ bằng cách đơn giản in thêm tiền là có thể làm cho một quốc gia trở nên giàu có. Sự tương tác không ngừng giữa hàng hoá, nhu cầu con người và niềm tin về giá trị đã tạo ra tiền. Tiền có giá trị bởi vì chúng ta muốn có nó, nhưng chúng ta muốn nó đơn giản chỉ vì chúng có thể giúp chúng ta có được hàng hoá và dịch vụ mà chúng ta mong muốn.
Ai có khả năng tạo tiền?
Ngân hàng Trung Ương có khả năng ảnh hưởng đến lượng cung tiền của một quốc gia. Thí dụ: Nếu nó muốn gia tăng lượng tiền lưu thông, ngân hàng trung ương có thể in thêm tiền. Hay một cách khác mà ngân hàng Trung Ương có thể thực hiện để làm tăng lượng cung tiền là tiến hành mua lại các trái phiếu chính phủ trên thị trường. Khi ngân hàng Trung Ương thực hiện việc mua trái phiếu chính phủ trả tiền cho người dân, tức là đã làm tăng lượng cung tiền. Khi muốn hạn chế lượng cung tiền trong xã hội, thì các ngân hàng Trung Ương có thể tiến hành các biện pháp ngược lại và bán trái phiếu chính phủ ra công chúng. Dĩ nhiên các ví dụ trên chỉ là những minh hoạ đơn giản nhất. Thực tế thì các Ngân hàng Trung Ương phải cân nhắc rất nhiều yếu tố có liên quan khi thực hiện một chính sách tiền tệ nào đó.
Nói chung, chừng nào con người còn lòng tin vào giá trị của đồng tiền (tiền giấy) thì các ngân hàng Trung Ương vẫn có thể thực hiện việc phát hành thêm tiền hay không. Nhưng nếu như một quốc gia phát hành quá nhiều tiền, thì đồng tiền thường sẽ bị mất giá bởi vì cung tiền đang lớn hơn cầu tiền. Thậm chí, tiền có thể không còn tí nào giá trị nào, một nền kinh tế với tình trạng như thế có thể phải đối đầu với lạm phát phi mã và hàng trăm vấn đề nảy sinh khác…. Do vậy, thực sự thì ngân hàng trung ương không phải muốn in tiền lúc nào cũng được đâu.