"Tiên hạ thủ vi cường" nghĩa là gì?

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
Bạn hay nghe người ta nói "Tiên hạ thủ vi cường", vậy câu "Tiên hạ thủ vi cường" nghĩa là gì? Câu "Tiên hạ thủ vi cường" trích trong Tôn Tử binh pháp, ngoài ra nó còn 1 vế nữa là "Hậu thủ vi tai ương" (vế đối mà).

Ý nghĩa câu này có nghĩa là: Ra tay trước sẽ dành được lợi thế, trở thành kẻ mạnh; Còn "Hậu thủ vi tai ương" có nghĩa là ra tay sau sẽ chịu phần thua thiệt, bất lợi.

tien-ha-thu-vi-cuong.jpg

Bạn có thể xem thêm bộ "Xuân Thu Chiến Quốc" và "Đông Chu Liệt Quốc" để hiểu thêm hoàn cảnh và cách thức vận dụng của các nhà quân sự kế sách này. Ngoài ra, Tôn Tử còn nhiều kế sách khác nữa, bạn có thể xem thêm bộ "Binh Pháp Tôn Tử" để tìm hiểu thêm nhé, trong đó có giải thích rõ và đưa dẫn chứng rất cụ thể.

Tổng hợp từ Yahoo Answers
 
Trước cũng có nghĩa là ở phía sau (Trước đây)
Sau cũng có nghĩa là ở phía trước (Sau này)

Chỉ cần điều chỉnh một chút là có thể đảo ngược tình thế :KSV@05:
 
Số Mệnh


Một vị tướng quân lỗi lạc người Nhật tên là Nobunaga quyết định tấn công quân địch mặc dù trong tay ông chỉ có một số quân bằng một phần mười so với quân số đối phương. Ông biết chắc là sẽ thắng, nhưng quân lính của ông còn hoang mang.

Trên đường hành quân, ông dừng lại ở một ngôi đền thuộc phái Thần đạo (Shinto) và bảo các tướng sĩ: “Sau khi viếng đền, ta sẽ gieo đồng tiền để xin một quẻ. Nếu xin được mặt ngửa, chúng ta sẽ thắng. Nếu không, chúng ta sẽ thua. Chúng ta đành tùy theo số mệnh vậy.”

9bc78e9a8fd464fa7dd0c53d5ab9462c.jpg

Nobunaga vào đền và lặng lẽ cầu khấn. Rồi ông ta bước ra trước và gieo một đồng tiền. Mặt ngửa của đồng tiền hiện ra. Quân sĩ vô cùng phấn chấn đến nỗi họ đã thắng trận một cách dễ dàng.

Sau trận đánh, một viên tùy tùng nói với Nobunaga: “Không ai thay đổi được số mệnh.”

Nobunaga nói: “Không hẳn thế!” Và ông đưa đồng tiền ra. Nó được tạo bởi hai đồng tiền gắn chặt vào nhau để cả hai mặt đều là mặt ngửa!
 
Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, khi quyết định mang quân ra Bắc đánh quân thanh, trong tay cũng rất ít quân nhưng với ý chí tiên thủ hạ vi cường, đi nhanh tuyển quân nhanh, tiến công phủ đầu bất ngờ. Chủ động đánh trước, đến khi giặc kịp biết và khi giặc đã biết thì thế quân như chẻ tre. Đánh đâu thắng đó và chỉ trong mấy ngày Tết đã đánh tan rã hơn 20 vạn quân thanh khiến cho tới giờ chúng( Trung quốc hiện đại) vẫn còn sợ xanh mặt khi nhắc tới anh em nhà Nguyễn của Việt Nam. Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng. đánh cho phiến luân bất phản, đánh cho phiến giáp bất hoàn. Đánh cho Nam Quốc Sơn hà chi hữu chủ.
 
×
Quay lại
Top Bottom