- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
Kỳ nghỉ Tết âm lịch kết thúc cũng là thời điểm SV trở lại với giảng đường ĐH. Nhưng đó cũng chính là thời điểm bắt đầu cho một cuộc chơi dài với bè bạn sau nhiều ngày không gặp. Và không ít bạn trẻ đã “cháy túi” sau những màn vui chơi quên ngày tháng.
Các “đại gia” nhất thời
Bội thu nhờ Tết
Nhiều bạn trẻ vẫn nói vui với nhau rằng Tết là mùa bội thu. Tiền lì xì vốn là một nét văn hóa không thể thiếu trong dịp Tết âm lịch ở Việt Nam. Với nhiều bạn sinh viên, những ngày nghỉ Tết là cơ hội để tranh thủ bỏ túi thật nhiều tiền mừng tuổi của ông bà, bố mẹ, người thân.
Không phải chi trả cho những sinh hoạt hằng ngày, lại được bổ sung một khoản tiền không nhỏ, không ít bạn đã trở thành những “đại gia” nhất thời. Trở lại cuộc sống học tập sau Tết, với số tiền dư giả trong tay, không ít bạn đã có điều kiện để thể hiện trước mặt bạn bè.
Với nhiều bạn, trước đây có lẽ chỉ có từ năm trăm nghìn đến một triệu đồng tiền sinh hoạt hàng tháng, phải rất tiết kiệm mới đủ chi tiêu, thì giờ đây, với vài triệu tiền mừng tuổi mới nhận được, tâm lí ăn chơi xả phanh đã xuất hiện không ít.
Liên khúc tiệc tùng
Các cuộc vui của giới trẻ dường như là vô tận. Nhóm bạn thân, bạn cũ, bạn mới, họp lớp phổ thông, lớp đại học… không thiếu những thành phần khác nhau để lập nên những bữa tiệc liên hoan. To có, nhỏ có, giản dị có, xa hoa cũng có. Thêm vào đó là “điều kiện kinh tế” khá khẩm, nhiều bạn trẻ đã không tiếc tiền, mạnh tay chi đậm cho các buổi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng của mình.
V.Tú (sinh viên năm 4 Học viện Ngân hàng) cho biết: “Cứ sau Tết là mình phải sắp xếp thời gian để tham dự đủ các bữa tiệc của bạn bè. Từ lớp cũ đến lớp hiện tại, rồi bạn bè khắp nơi đều tổ chức các buổi liên hoan, mà mình thì không muốn từ chối bất cứ một nhóm nào cả. Nhiều khi một ngày đi chơi với 3 nhóm khác nhau, có hôm mình đi từ sáng cho đến đêm mới về”.
Tiệc tùng bất tận (Ảnh minh họa)
Nhiều bạn còn không ngần ngại quan niệm “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, nên vô tư thả mình theo các cuộc chơi quên ngày tháng. Sáng tụ tập đi chơi, chiều đi hát karaoke, tối đi ăn nhậu, đêm đi sàn… đã trở thành điệp khúc không ngừng nghỉ của rất nhiều bạn sinh viên, trong đó có không ít các bạn sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học tập.
“Đại gia” tái… nghèo
Ăn chơi, tiêu pha nhiều rồi cũng đến lúc hết, nhất là với các bạn trẻ ít khi có nhiều tiền trong túi, nay bỗng chốc có “đồng ra đồng vào” lại càng mạnh tay tiêu tiền. Và rồi, sau những cuộc vui ấy, các bạn lại nhanh chóng trở lại với cái “túi rỗng” của mình. Nhiều bạn còn ham vui đến mức tiêu mất cả tiền sinh hoạt hàng tháng của mình, đến khi hết tiền mới té ngửa không biết lấy tiền đâu để ăn đến cuối tháng?
Một vài giờ phút đổi đời cùng chúng bạn dường như quá ngắn ngủi, và cái giá phải trả cho những cuộc vui ấy cũng không nhỏ chút nào. Có nhiều câu chuyện dở khóc dở cười, như chuyện một bạn sinh viên tiêu sạch số tiền mừng tuổi nhận được suốt ba ngày tết chỉ trong một ngày, rồi lại có bạn tiêu hoang đến mức phải đi vay mì tôm về ăn vì “cháy túi”.
Vui chơi sau Tết cùng bạn bè vốn không phải là chuyện xấu, nhưng chơi thế nào để vừa vui vừa tiết kiệm thì không phải bạn trẻ nào cũng biết cách. Viễn cảnh được làm “đại gia” trong vài ngày vẫn khiến nhiều bạn sinh viên sẵn sàng đánh đổi để đua theo, bất chấp những hậu quả để lại sau đó. Vui Tết thế nào cho lành mạnh mới là điều mà mỗi bạn trẻ cần suy ngẫm và phát huy.
Các “đại gia” nhất thời
Bội thu nhờ Tết
Nhiều bạn trẻ vẫn nói vui với nhau rằng Tết là mùa bội thu. Tiền lì xì vốn là một nét văn hóa không thể thiếu trong dịp Tết âm lịch ở Việt Nam. Với nhiều bạn sinh viên, những ngày nghỉ Tết là cơ hội để tranh thủ bỏ túi thật nhiều tiền mừng tuổi của ông bà, bố mẹ, người thân.
Không phải chi trả cho những sinh hoạt hằng ngày, lại được bổ sung một khoản tiền không nhỏ, không ít bạn đã trở thành những “đại gia” nhất thời. Trở lại cuộc sống học tập sau Tết, với số tiền dư giả trong tay, không ít bạn đã có điều kiện để thể hiện trước mặt bạn bè.
Với nhiều bạn, trước đây có lẽ chỉ có từ năm trăm nghìn đến một triệu đồng tiền sinh hoạt hàng tháng, phải rất tiết kiệm mới đủ chi tiêu, thì giờ đây, với vài triệu tiền mừng tuổi mới nhận được, tâm lí ăn chơi xả phanh đã xuất hiện không ít.
Liên khúc tiệc tùng
Các cuộc vui của giới trẻ dường như là vô tận. Nhóm bạn thân, bạn cũ, bạn mới, họp lớp phổ thông, lớp đại học… không thiếu những thành phần khác nhau để lập nên những bữa tiệc liên hoan. To có, nhỏ có, giản dị có, xa hoa cũng có. Thêm vào đó là “điều kiện kinh tế” khá khẩm, nhiều bạn trẻ đã không tiếc tiền, mạnh tay chi đậm cho các buổi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng của mình.
V.Tú (sinh viên năm 4 Học viện Ngân hàng) cho biết: “Cứ sau Tết là mình phải sắp xếp thời gian để tham dự đủ các bữa tiệc của bạn bè. Từ lớp cũ đến lớp hiện tại, rồi bạn bè khắp nơi đều tổ chức các buổi liên hoan, mà mình thì không muốn từ chối bất cứ một nhóm nào cả. Nhiều khi một ngày đi chơi với 3 nhóm khác nhau, có hôm mình đi từ sáng cho đến đêm mới về”.
Tiệc tùng bất tận (Ảnh minh họa)
Nhiều bạn còn không ngần ngại quan niệm “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, nên vô tư thả mình theo các cuộc chơi quên ngày tháng. Sáng tụ tập đi chơi, chiều đi hát karaoke, tối đi ăn nhậu, đêm đi sàn… đã trở thành điệp khúc không ngừng nghỉ của rất nhiều bạn sinh viên, trong đó có không ít các bạn sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học tập.
“Đại gia” tái… nghèo
Ăn chơi, tiêu pha nhiều rồi cũng đến lúc hết, nhất là với các bạn trẻ ít khi có nhiều tiền trong túi, nay bỗng chốc có “đồng ra đồng vào” lại càng mạnh tay tiêu tiền. Và rồi, sau những cuộc vui ấy, các bạn lại nhanh chóng trở lại với cái “túi rỗng” của mình. Nhiều bạn còn ham vui đến mức tiêu mất cả tiền sinh hoạt hàng tháng của mình, đến khi hết tiền mới té ngửa không biết lấy tiền đâu để ăn đến cuối tháng?
Một vài giờ phút đổi đời cùng chúng bạn dường như quá ngắn ngủi, và cái giá phải trả cho những cuộc vui ấy cũng không nhỏ chút nào. Có nhiều câu chuyện dở khóc dở cười, như chuyện một bạn sinh viên tiêu sạch số tiền mừng tuổi nhận được suốt ba ngày tết chỉ trong một ngày, rồi lại có bạn tiêu hoang đến mức phải đi vay mì tôm về ăn vì “cháy túi”.
Vui chơi sau Tết cùng bạn bè vốn không phải là chuyện xấu, nhưng chơi thế nào để vừa vui vừa tiết kiệm thì không phải bạn trẻ nào cũng biết cách. Viễn cảnh được làm “đại gia” trong vài ngày vẫn khiến nhiều bạn sinh viên sẵn sàng đánh đổi để đua theo, bất chấp những hậu quả để lại sau đó. Vui Tết thế nào cho lành mạnh mới là điều mà mỗi bạn trẻ cần suy ngẫm và phát huy.
Theo VietNamNet