Ngocanhluong
Thành viên
- Tham gia
- 1/3/2013
- Bài viết
- 7
Không ít sinh viên ca thán “nhà tuyển dụng không chọn tôi bởi vì tôi không có kinh nghiệm. Phải đi làm thì mới có nhiều trải nghiệm chứ, tôi vừa tốt nghiệp thì lấy đâu ra?” Nếu bạn từng có suy nghĩ này, tốt hơn đừng nhắc lại nữa. Sinh viên Việt Nam ngày nay cực kỳ năng động và luôn biết cách chuẩn bị nền tảng, tạo dựng kinh nghiệm tốt nhất cho mình để được các nhà tuyển dụng để mắt đến khi tốt nghiệp. Nếu bạn chưa có thói quen phải làm thêm một việc gì đó bên cạnh chuyện học hành, thì đây chính là lúc chúng ta xóa bỏ thói quen “vùi đầu vào sách, mài ghế giảng đường” và chủ động đầu tư kiến thức, kinh nghiệm bằng những cách hiệu quả hơn.
Khi đã xác định phương án tích lũy kinh nghiệm cho hành trang tìm việc của mình bằng cách vừa học vừa làm thêm thì bạn hãy dành hết sức để thực hiện nó. Dưới đây là 4 điều quan trọng mà chị Hải Yến chia sẻ rằng các bạn nên ghi nhớ nhằm đảm bảo bạn sẽ có được quãng thời gian vừa học tập vừa làm việc hiệu quả nhất:
Luôn nhớ rằng bạn đi làm vì muốn học hỏi thêm kiến thức và tiếp thu kinh nghiệm chứ không phải mưu sinh. Bởi vì nếu bạn xác định sai mục tiêu, mọi sự tập trung và lĩnh hội của bạn sẽ hoàn toàn khác. Một mục tiêu sai lệch khiến bạn lãng phí thời gian và kết quả không đáp ứng được những gì mà bạn kỳ vọng.
Hãy chọn việc làm thêm gần với ngành học của mình hoặc nghề nghiệp tương lai mà bạn theo đuổi. Việc này có ý nghĩa rằng bạn đang bổ sung kiến thức cho ngành nghề mình lựa chọn, làm sáng tỏ hơn những cách thức mà công việc tương lai sẽ vận hành. Đồng thời, nó lại có giá trị bổ sung một cột mốc vào lịch sử kinh nghiệm làm việc của bạn. Còn gì tốt hơn khi bạn vừa ra trường thì sơ yếu lý lịch đã có ngay một dòng thể hiện kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển. Không quá khó khăn, chỉ cần bạn nhiệt tình và kiên nhẫn. Ví dụ như sinh viên ngành ngữ văn – báo chí thì có thể cộng tác với các tòa soạn báo; sinh viên trường marketing, kinh tế có thể trải nghiệm ở các vị trí PG, bán hàng thời vụ, cộng tác viên cho các sự kiện truyền thông; sinh viên ngành xây dựng có thể thực tập không lương tại các công trường…
Nên hỏi xin ý kiến và lời tư vấn của người đi trước để có những chỉ dẫn thiết thực, lời khuyên bổ ích giá trị. Không ai có thể thành tài và nên người mà không có sự dẫn dắt. Có thể bạn chăm chỉ, thông minh và khéo léo nhưng bạn cần được hướng dẫn thì những tố chất kia mới có thể hỗ trợ đắc lực và biến những điều bạn từng làm thành kinh nghiệm thực tế.
Điều cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng đó là phải biết cân đối thời gian và sức lực. Sắp xếp thời khóa biểu giữa việc học và đi làm sao cho thật hợp lý. Các bạn trẻ rất dễ rơi vào trường hợp vì quá mê công việc mà thiếu tập trung cho việc học, dẫn đến phải thi lại, kết quả học tập sa sút và tệ hơn nữa là nghỉ học. Không bao giờ được quên rằng nhiệm vụ chính của bạn là học. Điều này rất rõ ràng, tất cả các bạn đều biết, nhưng thực tế không ít sinh viên đã lạc mất con đường mình theo đuổi lúc nào không hay.
Hãy là một sinh viên năng động!
Tìm việc làm bán thời gian trong khi còn đi học là một hướng đi tốt để tích lũy kinh nghiệm, nhưng nó không phải là giải pháp duy nhất. Kinh nghiệm làm việc có thể đến với mọi người bằng nhiều con đường khác nhau.
Bạn nên đăng ký tham gia các hoạt động rèn luyện và giúp tăng cường kỹ năng tại trường học, đặc biệt là tổ chức Đoàn. Chúng ta có thể kể ra hàng loạt các hoạt động sẵn có cho sinh viên tại hầu hết các trường Đại Học, Cao Đẳng và trung học nghề như: Câu lạc bộ ngoại ngữ, Nhóm sáng tạo, chiến dịch tình nguyện Mùa Hè Xanh, chương trình từ thiện và các hoạt động cộng đồng đi giúp đỡ mái ấm, trẻ em đường phố, gia đình neo đơn hoặc người nghèo… Đừng xem nhẹ các hoạt động này! Không như vẻ ngoài thiên về thể chất và vui chơi, những chương trình kể trên sẽ dạy cho bạn nhiều kinh nghiệm thú vị và kỹ năng thực tế mà không lý thuyết nào miêu tả được. Qua những sự cọ xát và với đặc thù riêng của mình, các câu lạc bộ - đội nhóm này sẽ là môi trường tốt nhất cho bạn học lấy tinh thần đồng đội và khả năng làm việc nhóm. Nếu bạn có thắc mắc “Thế còn việc trau dồi cho cá nhân thì sao?”, câu trả lời rằng: “Đừng lo lắng, bạn sẽ học được mọi thứ.” Hãy cứ tìm tòi và khám phá, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng thương lượng… Tất cả đều ở đó.
Hãy trở thành một sinh viên năng động, ngay từ khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường. Tự tin và linh hoạt kết nối với thế hệ anh chị đi trước, cả với các sinh viên khác khoa để tạo dựng mối quan hệ rộng rãi cho chính mình. Ngay từ bây giờ, mỗi sinh viên cần nắm bắt ngay ý nghĩa và tầm quan trọng của một mối quan hệ rộng rãi. Một mạng lưới thông tin liên lạc mạnh mẽ và nhiều người quen biết là điều kiện tốt nhất mà bất kỳ người tìm việc nào cũng mơ ước.
Ngoài ra, bạn còn có thể tự xây dựng thương hiệu cá nhân bằng các dự án liên quan đến nghề nghiệp. Ví như tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, tích cực đóng góp ý tưởng mới, hoặc lập nhóm nghiên cứu và sáng tạo… do Trường đại học hoặc các tổ chức trong thành phố tổ chức. Đừng ngại ngần khi bắt đầu một điều gì đó mới mẻ, cũng đừng tự ti mình còn thiếu hụt thông tin lẫn tri thức. Qua quá trình trau dồi và rèn luyện, các bạn sẽ gặt hái được rất nhiều thứ và chắc rằng bạn hoàn toàn có thể tự hào khi đặt bút viết chúng vào trong CV tìm việc của mình.
Theo mywork.vn
Khi đã xác định phương án tích lũy kinh nghiệm cho hành trang tìm việc của mình bằng cách vừa học vừa làm thêm thì bạn hãy dành hết sức để thực hiện nó. Dưới đây là 4 điều quan trọng mà chị Hải Yến chia sẻ rằng các bạn nên ghi nhớ nhằm đảm bảo bạn sẽ có được quãng thời gian vừa học tập vừa làm việc hiệu quả nhất:
Luôn nhớ rằng bạn đi làm vì muốn học hỏi thêm kiến thức và tiếp thu kinh nghiệm chứ không phải mưu sinh. Bởi vì nếu bạn xác định sai mục tiêu, mọi sự tập trung và lĩnh hội của bạn sẽ hoàn toàn khác. Một mục tiêu sai lệch khiến bạn lãng phí thời gian và kết quả không đáp ứng được những gì mà bạn kỳ vọng.
Hãy chọn việc làm thêm gần với ngành học của mình hoặc nghề nghiệp tương lai mà bạn theo đuổi. Việc này có ý nghĩa rằng bạn đang bổ sung kiến thức cho ngành nghề mình lựa chọn, làm sáng tỏ hơn những cách thức mà công việc tương lai sẽ vận hành. Đồng thời, nó lại có giá trị bổ sung một cột mốc vào lịch sử kinh nghiệm làm việc của bạn. Còn gì tốt hơn khi bạn vừa ra trường thì sơ yếu lý lịch đã có ngay một dòng thể hiện kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển. Không quá khó khăn, chỉ cần bạn nhiệt tình và kiên nhẫn. Ví dụ như sinh viên ngành ngữ văn – báo chí thì có thể cộng tác với các tòa soạn báo; sinh viên trường marketing, kinh tế có thể trải nghiệm ở các vị trí PG, bán hàng thời vụ, cộng tác viên cho các sự kiện truyền thông; sinh viên ngành xây dựng có thể thực tập không lương tại các công trường…
Nên hỏi xin ý kiến và lời tư vấn của người đi trước để có những chỉ dẫn thiết thực, lời khuyên bổ ích giá trị. Không ai có thể thành tài và nên người mà không có sự dẫn dắt. Có thể bạn chăm chỉ, thông minh và khéo léo nhưng bạn cần được hướng dẫn thì những tố chất kia mới có thể hỗ trợ đắc lực và biến những điều bạn từng làm thành kinh nghiệm thực tế.
Điều cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng đó là phải biết cân đối thời gian và sức lực. Sắp xếp thời khóa biểu giữa việc học và đi làm sao cho thật hợp lý. Các bạn trẻ rất dễ rơi vào trường hợp vì quá mê công việc mà thiếu tập trung cho việc học, dẫn đến phải thi lại, kết quả học tập sa sút và tệ hơn nữa là nghỉ học. Không bao giờ được quên rằng nhiệm vụ chính của bạn là học. Điều này rất rõ ràng, tất cả các bạn đều biết, nhưng thực tế không ít sinh viên đã lạc mất con đường mình theo đuổi lúc nào không hay.
Hãy là một sinh viên năng động!
Tìm việc làm bán thời gian trong khi còn đi học là một hướng đi tốt để tích lũy kinh nghiệm, nhưng nó không phải là giải pháp duy nhất. Kinh nghiệm làm việc có thể đến với mọi người bằng nhiều con đường khác nhau.
Bạn nên đăng ký tham gia các hoạt động rèn luyện và giúp tăng cường kỹ năng tại trường học, đặc biệt là tổ chức Đoàn. Chúng ta có thể kể ra hàng loạt các hoạt động sẵn có cho sinh viên tại hầu hết các trường Đại Học, Cao Đẳng và trung học nghề như: Câu lạc bộ ngoại ngữ, Nhóm sáng tạo, chiến dịch tình nguyện Mùa Hè Xanh, chương trình từ thiện và các hoạt động cộng đồng đi giúp đỡ mái ấm, trẻ em đường phố, gia đình neo đơn hoặc người nghèo… Đừng xem nhẹ các hoạt động này! Không như vẻ ngoài thiên về thể chất và vui chơi, những chương trình kể trên sẽ dạy cho bạn nhiều kinh nghiệm thú vị và kỹ năng thực tế mà không lý thuyết nào miêu tả được. Qua những sự cọ xát và với đặc thù riêng của mình, các câu lạc bộ - đội nhóm này sẽ là môi trường tốt nhất cho bạn học lấy tinh thần đồng đội và khả năng làm việc nhóm. Nếu bạn có thắc mắc “Thế còn việc trau dồi cho cá nhân thì sao?”, câu trả lời rằng: “Đừng lo lắng, bạn sẽ học được mọi thứ.” Hãy cứ tìm tòi và khám phá, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng thương lượng… Tất cả đều ở đó.
Hãy trở thành một sinh viên năng động, ngay từ khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường. Tự tin và linh hoạt kết nối với thế hệ anh chị đi trước, cả với các sinh viên khác khoa để tạo dựng mối quan hệ rộng rãi cho chính mình. Ngay từ bây giờ, mỗi sinh viên cần nắm bắt ngay ý nghĩa và tầm quan trọng của một mối quan hệ rộng rãi. Một mạng lưới thông tin liên lạc mạnh mẽ và nhiều người quen biết là điều kiện tốt nhất mà bất kỳ người tìm việc nào cũng mơ ước.
Ngoài ra, bạn còn có thể tự xây dựng thương hiệu cá nhân bằng các dự án liên quan đến nghề nghiệp. Ví như tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, tích cực đóng góp ý tưởng mới, hoặc lập nhóm nghiên cứu và sáng tạo… do Trường đại học hoặc các tổ chức trong thành phố tổ chức. Đừng ngại ngần khi bắt đầu một điều gì đó mới mẻ, cũng đừng tự ti mình còn thiếu hụt thông tin lẫn tri thức. Qua quá trình trau dồi và rèn luyện, các bạn sẽ gặt hái được rất nhiều thứ và chắc rằng bạn hoàn toàn có thể tự hào khi đặt bút viết chúng vào trong CV tìm việc của mình.
Theo mywork.vn