yensaocaocap
Thành viên
- Tham gia
- 9/10/2012
- Bài viết
- 11
THỦY TỔ NGHỀ YẾN SÀO
Khai thác yến sào đã được con người biết đến từ lâu. Yến sào đã có mặt ở Trung Quốc từ đời Đường (618 - 907), nhưng vào khoảng thế kỷ XV, yến sào mới trở thành một nghề ở Đông Nam Á và các sản phẩm từ yến sào được buôn bán sang Trung Quốc.
Giá trị của nghề yến sào bao gồm 2 yếu tố. Yếu tố vật thể của nghề yến bao gồm chim yến, tổ yến, hang, đảo yến… Còn yếu tố phi vật thể là tâm linh, lễ hội, thờ cúng… Có lẽ không có nghề nào mà yếu tố tâm linh lại được coi trọng như nghề khai thác yến sào. Nó đã trở thành một nét đặc trưng riêng cho nghề yến vùng Đông Nam Á.
Lịch sử nghề yến sào Khánh Hòa được Thủy tổ khởi nghiệp từ năm 1328, thuyền của Đề đốc nhà Trần – Lê Văn Đạt bị bão dạt vào Hòn Tre, ông lập ra thôn Bích Đầm và tìm ra các đảo yến. Nghề Yến sào có từ đó. Năm 1769, ông Lê Văn Quang (hậu duệ của ông Lê Văn Đạt) đình trưởng thôn Bích Đầm đã hiến toàn bộ đảo yến cho nhà Tây Sơn. Bà Lê Thị Huyền Trâm, con gái ông Lê Văn Quang là đại đô đốc thủy quân Tây Sơn đã có công lớn trong việc chỉ huy tướng sĩ bảo vệ, khai thác, xuất khẩu yến sào, nhiều lần đánh bại thủy quân Nguyễn Ánh. Bà đã được nhân dân trong vùng suy tôn là Đảo chủ Thánh mẫu. Từ đó Đề đốc Lê Văn Đạt, bà Lê Thị Huyền Trâm, bà Chúa Đảo yến được nhân dân lập đền thờ trên các đảo.
Từ xưa, yến sào đã được coi là đặc sản vô cùng quý hiếm, được liệt vào hàng tiên dược, có tác dụng cải lão hoàn đồng, chỉ yến tiệc chốn cung đình của vua chúa mới được sử dụng. Yến làm tổ hết sức tự nhiên. Các tỉnh ven biển miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định… cũng có yến, nhưng sản lượng cao nhất tập trung ở các đảo yến Khánh Hòa với sản lượng bình quân mỗi năm trên 2 tấn dẫn đầu cả nước. Hiện Khánh Hòa có hàng trăm hòn đảo nhưng có hơn chục hòn có yến là: Hòn Chà Là, Hòn Hố, Hòn Đụn, Hòn Mun, Hòn Nọc, Hòn Xà Cừ, Hòn Cỏ Ống, Hòn Đồi Mồi, Hòn Ổ Gà, Hòn Tráo Đỏ, Hòn Nội, Hòn Ngoại. Trong đó, quần thể Hòn Nội - Hòn Ngoại nằm cách Nha Trang khoảng 15 hải lý về phía Nam, chiếm 2/3 sản lượng chung. Do tầm quan trọng của nó về nguồn tài nguyên yến sào, nên từ trước đến nay, Hòn Nội - Hòn Ngoại được coi là vùng cấm địa ít người được lui tới.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: