- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Trong trí nhớ cũ mòn và rất nhiều ngăn của mình, tôi còn nhớ câu chuyện về một bông hồng siêu thực. ch.uyện ấy xảy ra tại một đất nước xa xôi. Đó là chuyện về một em bé sống với bà của mình trong một ngôi nhà tồi tàn thiếu thốn...
Ảnh ST
Trong trí nhớ cũ mòn và rất nhiều ngăn của mình, tôi còn nhớ câu chuyện về một bông hồng siêu thực. ch.uyện ấy xảy ra tại một đất nước xa xôi. Đó là chuyện về một em bé sống với bà của mình trong một ngôi nhà tồi tàn thiếu thốn.
Một hôm, tại lớp học của em, cô giáo yêu cầu các học sinh vẽ một bông hồng. Khi nhận được tranh của em bé ấy, cô đã vô cùng ngạc nhiên: Bông hồng của em chỉ là một ô vuông nhỏ chứa nhiều ánh sáng.
Cô giáo tìm hiểu và được biết, ngôi nhà em sống với bà có một ô cửa sổ nhỏ xíu tít trên cao, ô cửa cung cấp ánh sáng mặt trời ban ngày và những ánh sao ban đêm. Bà em nói với em rằng đó là hoa hồng, là thứ tươi đẹp nhất, đại diện cho tình yêu trên thế gian này. Với em, bông hồng chính là ô cửa nhỏ.
Có những câu chuyện như thế, tương tự thế đã tình cờ đến với bạn vào một hôm nào đó, có thể bạn quên ngay, có thể nó cứ lẩn quất mãi trong lòng bạn, và rất nhiều năm sau này, bạn vẫn cứ ám ảnh về một cái kết, cái kết ấy tại sao không có hậu? Tỷ như chuyện cô bé bán diêm. Tại sao sự thật cô bé lại chết cóng, chứ không phải đã xảy ra một phép màu?
Minh họa: Phùng Minh.
Đó là những đêm mùa hạ, khi ánh trăng ngập tràn mặt đất. Không gian yên tĩnh và ướp đậm trong mùi thơm ngát của những đóa quỳnh hương trong vườn, chúng tôi, những đứa trẻ chung xóm trải chiếu ra hiên rồi tranh nhau kể những chuyện hay nhất mà mình biết về cung trăng.
Cung trăng cũng có con người sinh sống, những người trên cung trăng cũng nhiều chuyện phiền phức như con người dưới mặt đất. Đặc biệt, có một bài đồng dao mà chúng tôi thuộc lòng, nhưng không biết từ đâu đến. Đồng dao rằng: “Chú Cuội ngồi gốc cây đa/ Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời/ Cha còn cắt cỏ trên đồi…”.
Chưa bao giờ chúng tôi nhìn thấy Hằng Nga tiên nữ trên cung trăng ấy, nhưng hình cây đa thì cứ mãi còn đó, hết mùa trăng này đến mùa trăng khác. Cây đa là cây thiêng của những ngôi làng Việt.
Hồi ấy chúng tôi thật khó hình dung một ngôi làng mà không hề có cây đa nào cả. Rõ ràng có cây đa trên mặt trăng, thì đương nhiên mặt trăng ấy phải là mặt trăng của riêng… nước Việt. Vì mặt trăng của nước Việt, nên chú Cuội của người Việt. Cuội chăn trâu ngồi dưới gốc đa, Cuội mải chơi, mải nhìn một… bầu trời khác, đến nỗi trâu ăn lúa của phú ông mà không biết, đến nỗi bị phạt đòn, lại ngồi khóc một mình dưới gốc cây đa.
Chúng tôi cứ hình dung hết chuyện này đến chuyện kia về Cuội, để cuối cùng, dù có hình dung thế nào thì vẫn là thương Cuội biết bao, Cuội có chỏm tóc trái đào, Cuội thổi sáo trúc, Cuội ngắm trời mây. Cuội ham chơi bỏ trâu ăn lúa, nhưng Cuội cũng cô đơn quá đỗi, cô đơn mãi tận cung trăng, chẳng có bạn bè cùng chơi cùng học. Cuội phải đòn vì để trâu ăn lúa nhưng chẳng có ai bênh cả.
Chúng tôi hát những bài hát chẳng biết ai dạy mà thuộc, rằng: “Ông trăng ơi xuống đây chơi với tôi, có bầu có bạn, có ván cơm xôi, có nồi cơm nếp, có nẹp bánh chưng, có lưng hũ rượu…”.
Ông trăng không bao giờ xuống chơi, nhưng ông ở đó, với chú Cuội cô đơn của mình, tỏa ánh sáng xuống thế gian và chơi với trẻ con theo cách riêng của ông ấy. Ông đổ bóng cây cau trên sân, soi rõ chú mèo trên mái nhà, ông tan vào hương hoa, đi sâu vào giấc ngủ của trẻ con, nâng giấc mơ bay bồng bềnh của chúng.
Ảnh ST
Những đêm mùa hạ không trăng, bầu trời tỏa muôn ngàn sao lấp lánh, chúng tôi tạm quên chú Cuội, lại đắm chìm trong những câu chuyện về sao. Những bầu trời sao nhấp nháy, lấp lánh trên cao vợi, gợi những ước mơ xa xôi về vẻ đẹp của thế giới cổ tích, thần tiên.
Hồi ấy chúng tôi chẳng bao giờ biết về những chòm sao được chia thành những cung hoàng đạo này khác, hay những chòm tinh tú trong cách coi sao của chiêm tinh học, chẳng cần biết đến sao Gầu hay Thần Nông, chúng tôi chỉ nhìn sao theo cách của mình, bầu trời sao chi chít mênh mông ấy, có những ngôi sao được chia riêng cho từng đứa trẻ. Chúng yêu ngôi sao của mình, chúng mong ngày mai ngôi sao ấy sáng nhất, lấp lánh nhất và quan trọng là không bao giờ biến mất.
Những đứa trẻ ngày ấy lớn lên, đi khắp các phương trời Tổ quốc, một ngày nhận ra đã lâu lắm rồi không thấy ánh trăng tràn qua song cửa, không thấy những ngôi sao lấp lánh trên trời, không được thấy ngôi sao đổi ngôi nào cả.
Đứa trẻ đã trưởng thành ấy vội vã mở toang cánh cửa ra ban công. Bầu trời lộng lẫy ánh trăng, nhưng ánh trăng nhạt nhòa trong muôn ngàn ánh điện. Đôi khi đi trên phố, bất chợt ngước nhìn bầu trời, thấy những đốm sáng trắng lấp lánh, ngỡ những ngôi sao xanh, và rồi chỉ là ánh đèn trên những tòa cao ốc đang xây dựng.
Đứa trẻ người lớn ấy biết mình đã thương nhớ trăng sao, thương nhớ bầu trời tuổi thơ từ sâu trong tiềm thức, từ thẳm sâu trí nhớ cũ mòn và rất nhiều ngăn của mình. Thương nhớ ấy chưa bao giờ mất đi, chỉ là đã được cất giữ trong bí mật tâm hồn.
Đứa trẻ đã trưởng thành ấy vẫn còn nhớ về bông hồng siêu thực, là ô cửa nhỏ duy nhất đem lại bầu trời trăng sao và hy vọng của bà cháu họa sĩ nhí, và rồi câu chuyện kết thúc có hậu, đúng như truyện cổ tích, rằng người ta đã xây tặng bà cháu họa sĩ nhí một ngôi nhà đẹp, có nhiều ô cửa.
Sống trong ngôi nhà có nhiều ô cửa, họa sĩ nhí có quên bông hồng kỳ diệu của mình không? Có thể bông hồng kỳ diệu ấy đã bị lãng quên, nhưng hẳn nó sẽ không buồn. Mọi điều kỳ diệu không bao giờ buồn cả. Bông hồng kỳ diệu ấy vẫn chứa muôn ngàn ánh trăng sao từ bầu trời thực đến cõi Neverland kỳ ảo, để dành cho muôn ngàn đứa trẻ suốt tuổi thơ không hề được biết đến những bầu trời trăng sao khác.
Ảnh ST
Một hôm, tại lớp học của em, cô giáo yêu cầu các học sinh vẽ một bông hồng. Khi nhận được tranh của em bé ấy, cô đã vô cùng ngạc nhiên: Bông hồng của em chỉ là một ô vuông nhỏ chứa nhiều ánh sáng.
Cô giáo tìm hiểu và được biết, ngôi nhà em sống với bà có một ô cửa sổ nhỏ xíu tít trên cao, ô cửa cung cấp ánh sáng mặt trời ban ngày và những ánh sao ban đêm. Bà em nói với em rằng đó là hoa hồng, là thứ tươi đẹp nhất, đại diện cho tình yêu trên thế gian này. Với em, bông hồng chính là ô cửa nhỏ.
Có những câu chuyện như thế, tương tự thế đã tình cờ đến với bạn vào một hôm nào đó, có thể bạn quên ngay, có thể nó cứ lẩn quất mãi trong lòng bạn, và rất nhiều năm sau này, bạn vẫn cứ ám ảnh về một cái kết, cái kết ấy tại sao không có hậu? Tỷ như chuyện cô bé bán diêm. Tại sao sự thật cô bé lại chết cóng, chứ không phải đã xảy ra một phép màu?
Minh họa: Phùng Minh.
Đó là những đêm mùa hạ, khi ánh trăng ngập tràn mặt đất. Không gian yên tĩnh và ướp đậm trong mùi thơm ngát của những đóa quỳnh hương trong vườn, chúng tôi, những đứa trẻ chung xóm trải chiếu ra hiên rồi tranh nhau kể những chuyện hay nhất mà mình biết về cung trăng.
Cung trăng cũng có con người sinh sống, những người trên cung trăng cũng nhiều chuyện phiền phức như con người dưới mặt đất. Đặc biệt, có một bài đồng dao mà chúng tôi thuộc lòng, nhưng không biết từ đâu đến. Đồng dao rằng: “Chú Cuội ngồi gốc cây đa/ Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời/ Cha còn cắt cỏ trên đồi…”.
Chưa bao giờ chúng tôi nhìn thấy Hằng Nga tiên nữ trên cung trăng ấy, nhưng hình cây đa thì cứ mãi còn đó, hết mùa trăng này đến mùa trăng khác. Cây đa là cây thiêng của những ngôi làng Việt.
Hồi ấy chúng tôi thật khó hình dung một ngôi làng mà không hề có cây đa nào cả. Rõ ràng có cây đa trên mặt trăng, thì đương nhiên mặt trăng ấy phải là mặt trăng của riêng… nước Việt. Vì mặt trăng của nước Việt, nên chú Cuội của người Việt. Cuội chăn trâu ngồi dưới gốc đa, Cuội mải chơi, mải nhìn một… bầu trời khác, đến nỗi trâu ăn lúa của phú ông mà không biết, đến nỗi bị phạt đòn, lại ngồi khóc một mình dưới gốc cây đa.
Chúng tôi cứ hình dung hết chuyện này đến chuyện kia về Cuội, để cuối cùng, dù có hình dung thế nào thì vẫn là thương Cuội biết bao, Cuội có chỏm tóc trái đào, Cuội thổi sáo trúc, Cuội ngắm trời mây. Cuội ham chơi bỏ trâu ăn lúa, nhưng Cuội cũng cô đơn quá đỗi, cô đơn mãi tận cung trăng, chẳng có bạn bè cùng chơi cùng học. Cuội phải đòn vì để trâu ăn lúa nhưng chẳng có ai bênh cả.
Chúng tôi hát những bài hát chẳng biết ai dạy mà thuộc, rằng: “Ông trăng ơi xuống đây chơi với tôi, có bầu có bạn, có ván cơm xôi, có nồi cơm nếp, có nẹp bánh chưng, có lưng hũ rượu…”.
Ông trăng không bao giờ xuống chơi, nhưng ông ở đó, với chú Cuội cô đơn của mình, tỏa ánh sáng xuống thế gian và chơi với trẻ con theo cách riêng của ông ấy. Ông đổ bóng cây cau trên sân, soi rõ chú mèo trên mái nhà, ông tan vào hương hoa, đi sâu vào giấc ngủ của trẻ con, nâng giấc mơ bay bồng bềnh của chúng.
Ảnh ST
Hồi ấy chúng tôi chẳng bao giờ biết về những chòm sao được chia thành những cung hoàng đạo này khác, hay những chòm tinh tú trong cách coi sao của chiêm tinh học, chẳng cần biết đến sao Gầu hay Thần Nông, chúng tôi chỉ nhìn sao theo cách của mình, bầu trời sao chi chít mênh mông ấy, có những ngôi sao được chia riêng cho từng đứa trẻ. Chúng yêu ngôi sao của mình, chúng mong ngày mai ngôi sao ấy sáng nhất, lấp lánh nhất và quan trọng là không bao giờ biến mất.
Những đứa trẻ ngày ấy lớn lên, đi khắp các phương trời Tổ quốc, một ngày nhận ra đã lâu lắm rồi không thấy ánh trăng tràn qua song cửa, không thấy những ngôi sao lấp lánh trên trời, không được thấy ngôi sao đổi ngôi nào cả.
Đứa trẻ đã trưởng thành ấy vội vã mở toang cánh cửa ra ban công. Bầu trời lộng lẫy ánh trăng, nhưng ánh trăng nhạt nhòa trong muôn ngàn ánh điện. Đôi khi đi trên phố, bất chợt ngước nhìn bầu trời, thấy những đốm sáng trắng lấp lánh, ngỡ những ngôi sao xanh, và rồi chỉ là ánh đèn trên những tòa cao ốc đang xây dựng.
Đứa trẻ người lớn ấy biết mình đã thương nhớ trăng sao, thương nhớ bầu trời tuổi thơ từ sâu trong tiềm thức, từ thẳm sâu trí nhớ cũ mòn và rất nhiều ngăn của mình. Thương nhớ ấy chưa bao giờ mất đi, chỉ là đã được cất giữ trong bí mật tâm hồn.
Đứa trẻ đã trưởng thành ấy vẫn còn nhớ về bông hồng siêu thực, là ô cửa nhỏ duy nhất đem lại bầu trời trăng sao và hy vọng của bà cháu họa sĩ nhí, và rồi câu chuyện kết thúc có hậu, đúng như truyện cổ tích, rằng người ta đã xây tặng bà cháu họa sĩ nhí một ngôi nhà đẹp, có nhiều ô cửa.
Sống trong ngôi nhà có nhiều ô cửa, họa sĩ nhí có quên bông hồng kỳ diệu của mình không? Có thể bông hồng kỳ diệu ấy đã bị lãng quên, nhưng hẳn nó sẽ không buồn. Mọi điều kỳ diệu không bao giờ buồn cả. Bông hồng kỳ diệu ấy vẫn chứa muôn ngàn ánh trăng sao từ bầu trời thực đến cõi Neverland kỳ ảo, để dành cho muôn ngàn đứa trẻ suốt tuổi thơ không hề được biết đến những bầu trời trăng sao khác.
Theo Quân Đội Nhân Dân