intern
Thành viên
- Tham gia
- 19/11/2015
- Bài viết
- 24
Bạn từng nghe về cuộc sống ăn chơi, làm việc đầy thử thách những cũng rất nhiều thú vị rồi phải không nào? Và có lẽ bạn đang mong muốn trở thành một thực tập sinh marketing ở Agency lắm rồi phải không? Nếu như vậy thì chắc chắn bạn không nên bỏ lỡ việc cùng Intern.vn tìm hiểu xem ở agency có những vị trí nào và vị trí nào thì thích hợp với bạn nhé.
Account Executive
Thực tập sinh Marketing: Account Executive – Một vị trí thú vị
Account Executive là một nghề khá mới ở Việt Nam, phù hợp với những bạn trẻ năng động, có đam mê trong ngành marketing. Với một mức lương cao, được làm việc trong một môi trường năng động tại các công ty digital marketing nổi tiếng, account executive đang trở thành một nghề “hot”, được các bạn sinh viên mới ra trường chọn làm công việc đầu tiên của mình để trải nghiệm và học hỏi.
Này này, đừng bao giờ nhầm giữa Account Executive và Accountant nhé. Thật ra, việc nhầm lẫn này rất hay xảy ra rồi. Tôi từng thấy có nhiều bạn học kế toán nhưng lại nộp đơn cho vị trí này. Sau khi được các agency liên hệ thì họ mới nói là em đâu có nộp đơn cho vị trí này và em cũng không biết nghề này là gì đâu chị ơi. Tai hại lắm đấy nhé, vì hai nghề này chẳng liên quan gì tới nhau đâu.
Account executive là người nắm rõ chuyên môn và một bức tranh tổng quan của một dự án, và cam kết mang đến kết quả bằng sự chuyên nghiệp của mình. Vì vậy, account executive là người cần phải “vững tay chèo”, vượt qua tất cả những định kiến và cảm xúc của khách hàng, để tư vấn và cùng khách hàng tìm ra cách thực hiện tối ưu. Account executive luôn phải tự nhủ rằng mình là người biết điều gì tốt nhất cho khách hàng, và cố gắng hết sức vì điều đó.
Nếu bạn có khả năng thương lượng, khả năng thuyết trình và mong muốn giao tiếp với người khác thì cứ thử làm một Account Executive xem sao nhé. Sẽ có nhiều bất ngờ lắm cho xem.
Designer
Thực tập sinh Marketing: Designer – Sáng tạo là vô biên?
Designer – dĩ nhiên là một người tạo ra những hình ảnh đẹp đẽ. Designer là người thiết kế, sắp xếp chữ, hình minh họa, giao diện… tạo ra các sản phẩm cuối cùng để in, xuất bản hoặc cho các phương tiện truyền thông điện tử. Designer và Copywriter thường là cặp bài trùng trong các Agency. Vì để ra được một mẫu quảng cáo hay, Copywriter sẽ sáng tạo ra mặt nội dung, chữ nghĩa còn Designer sẽ là truyền tải những nội dung của Copywriter đã viết thành hình ảnh, sắp xếp bố cục và giúp cho những nội dung của mẫu quảng cáo được thể hiện ở mặt hình thức đặc sắc và ấn tượng nhất. Nên công việc của hai vị trí này luôn đi kèm cùng với nhau.
Nếu bạn nghĩ các designer có thể tự do sáng tạo theo ý mình thì sai rồi nhé. Designer ở các agency phải luôn luôn làm theo ý khách hàng, dưới sự giám sát chặt chẽ của account. Dĩ nhiên, muốn thể hiện ý tưởng trên giấy thành hình ảnh thì cũng khó vô cùng.
Nhưng mà nếu như hình ảnh do bạn thiết kế có thể được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo và được mọi người trầm trồ thì thú vị lắm phải không nào?
Copywriter
Thực tập sinh Marketing: Copywriter – Làm dâu trăm họ
Copywriter – nhân viên viết lời quảng cáo. Họ là người chuyên viết slogan, lời, kịch bản cho các đoạn quảng cáo phát trên các phương tiện thông tin đại chúng; nhằm thuyết phục người nghe, hoặc người đọc mua một sản phẩm/dịch vụ hoặc truyền tải một thông điệp nào đó đến khách hàng.
Copywriter – Thầy phù thủy, người sử dụng các con chữ một cách thành thạo và ý nghĩa nhất. Trong thời đại hoàng kim của content marketing như hiện nay thì copywriter đóng vai trò cực kì quan trọng trong các Agency.
Và muốn trở thành một copywriter, bạn cần phải có những tố chất sau:
Đầu tiên và quan trọng nhất – khả năng: Bạn cần có khả năng sáng tạo cao – để đưa ra được nhiều ý tưởng mới lạ, độc đáo; khả năng về ngôn ngữ (cả tiếng Việt và tiếng Anh) để chắt lọc từ ngữ phù hợp với từng sản phẩm, từng thương hiệu; khả năng diễn đạt ý tưởng một cách súc tích; khả năng thuyết trình, thuyết phục khách hàng về “sản phẩm” của mình và có thể làm việc dưới áp lực cao.
Ngoài khả năng, để có thể gắn bó và phát triển lâu dài với nghề Copywriter bạn cần sở hữu tính cách phù hợp: năng động, cởi mở (sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận cái mới) cộng với niềm đam mê cháy bỏng, yêu thích quảng cáo và đặc biệt thích “tung hứng” với ngôn từ.
Về kiến thức: Xuất phát từ ngành Báo chí, Ngữ văn, các khoa ngoại ngữ (ưu thế về khả năng ngôn ngữ) hoặc Thương mại, marketing (ưu thế về kiến thức kinh tế) là một lợi thế… Ngoài ra, bạn cần không ngừng bổ sung kiến thức xã hội, về lịch sử, văn hoá… và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.
Được biến hóa với những con chữ, tại sao không nhỉ?
Programmer
Thực tập sinh Marketing: Programmer – Giải quyết những vấn đề kĩ thuật
Programmer là những người có khả năng viết code đẹp. Đối với họ, code đẹp, được tổ chức tốt và không có lỗi là vấn đề tối quan trọng, nhưng việc đoạn code đó phải thực hiện đúng chức năng còn quan trọng hơn. Ngoài ra, họ cần có một số hiểu biết toán học nhất định, tuy đôi khi nó cũng không cần thiết. Lập trình viên không giống như người nghiên cứu khoa học máy tính, họ luôn muốn biết nhiều giải pháp tốt cho một vấn đề nhưng không cần chứng minh giải pháp nào là tốt nhất. Khả năng giao tiếp và cách làm việc trong nhóm là điều cần thiết nhưng không bắt buộc phải có.
Ngoài kiến thức về lập trình, những hiểu biết về quy trình làm phần mềm cũng là điều cần thiết đối với họ. Một số lập trình viên thường làm những phần mềm để phục vụ nhu cầu cá nhân nếu thấy hứng thú trong thời gian rảnh.
Trong các Agency, Programmer thường làm nhiệm vụ phát triển website, microsite cho khách hàng để quảng bá thương hiệu hay tổ chức một cuộc thi nào đó. Họ cũng có thể là người viết ứng dụng cho điện thoại hay website. Nói tóm lại, cái gì có liên quan đến code là thuộc về trách nhiệm của programmer.
Nhưng đừng bao giờ lầm tưởng giữa Programmer và Designer nhé. Cơ bản cả 2 nghề này đều thiết kế nhưng designer thiên về hình ảnh còn programmer nghiêng về những con chữ và số.
Programmer cũng không tránh khỏi sự kềm kẹp của khách hàng đâu. Và tất nhiên, việc sửa đi sửa lại bản thiết kế hàng chục lần cũng là điều bình thườn thôi, phải thật giữ bình tĩnh nhé.
Xem thêm: Thực Tập Sinh Marketing: Phần 1 – Những Điều Cần Biết
Account Executive
Thực tập sinh Marketing: Account Executive – Một vị trí thú vị
Account Executive là một nghề khá mới ở Việt Nam, phù hợp với những bạn trẻ năng động, có đam mê trong ngành marketing. Với một mức lương cao, được làm việc trong một môi trường năng động tại các công ty digital marketing nổi tiếng, account executive đang trở thành một nghề “hot”, được các bạn sinh viên mới ra trường chọn làm công việc đầu tiên của mình để trải nghiệm và học hỏi.
Này này, đừng bao giờ nhầm giữa Account Executive và Accountant nhé. Thật ra, việc nhầm lẫn này rất hay xảy ra rồi. Tôi từng thấy có nhiều bạn học kế toán nhưng lại nộp đơn cho vị trí này. Sau khi được các agency liên hệ thì họ mới nói là em đâu có nộp đơn cho vị trí này và em cũng không biết nghề này là gì đâu chị ơi. Tai hại lắm đấy nhé, vì hai nghề này chẳng liên quan gì tới nhau đâu.
Account executive là người nắm rõ chuyên môn và một bức tranh tổng quan của một dự án, và cam kết mang đến kết quả bằng sự chuyên nghiệp của mình. Vì vậy, account executive là người cần phải “vững tay chèo”, vượt qua tất cả những định kiến và cảm xúc của khách hàng, để tư vấn và cùng khách hàng tìm ra cách thực hiện tối ưu. Account executive luôn phải tự nhủ rằng mình là người biết điều gì tốt nhất cho khách hàng, và cố gắng hết sức vì điều đó.
Nếu bạn có khả năng thương lượng, khả năng thuyết trình và mong muốn giao tiếp với người khác thì cứ thử làm một Account Executive xem sao nhé. Sẽ có nhiều bất ngờ lắm cho xem.
Designer
Thực tập sinh Marketing: Designer – Sáng tạo là vô biên?
Designer – dĩ nhiên là một người tạo ra những hình ảnh đẹp đẽ. Designer là người thiết kế, sắp xếp chữ, hình minh họa, giao diện… tạo ra các sản phẩm cuối cùng để in, xuất bản hoặc cho các phương tiện truyền thông điện tử. Designer và Copywriter thường là cặp bài trùng trong các Agency. Vì để ra được một mẫu quảng cáo hay, Copywriter sẽ sáng tạo ra mặt nội dung, chữ nghĩa còn Designer sẽ là truyền tải những nội dung của Copywriter đã viết thành hình ảnh, sắp xếp bố cục và giúp cho những nội dung của mẫu quảng cáo được thể hiện ở mặt hình thức đặc sắc và ấn tượng nhất. Nên công việc của hai vị trí này luôn đi kèm cùng với nhau.
Nếu bạn nghĩ các designer có thể tự do sáng tạo theo ý mình thì sai rồi nhé. Designer ở các agency phải luôn luôn làm theo ý khách hàng, dưới sự giám sát chặt chẽ của account. Dĩ nhiên, muốn thể hiện ý tưởng trên giấy thành hình ảnh thì cũng khó vô cùng.
Nhưng mà nếu như hình ảnh do bạn thiết kế có thể được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo và được mọi người trầm trồ thì thú vị lắm phải không nào?
Copywriter
Thực tập sinh Marketing: Copywriter – Làm dâu trăm họ
Copywriter – nhân viên viết lời quảng cáo. Họ là người chuyên viết slogan, lời, kịch bản cho các đoạn quảng cáo phát trên các phương tiện thông tin đại chúng; nhằm thuyết phục người nghe, hoặc người đọc mua một sản phẩm/dịch vụ hoặc truyền tải một thông điệp nào đó đến khách hàng.
Copywriter – Thầy phù thủy, người sử dụng các con chữ một cách thành thạo và ý nghĩa nhất. Trong thời đại hoàng kim của content marketing như hiện nay thì copywriter đóng vai trò cực kì quan trọng trong các Agency.
Và muốn trở thành một copywriter, bạn cần phải có những tố chất sau:
Đầu tiên và quan trọng nhất – khả năng: Bạn cần có khả năng sáng tạo cao – để đưa ra được nhiều ý tưởng mới lạ, độc đáo; khả năng về ngôn ngữ (cả tiếng Việt và tiếng Anh) để chắt lọc từ ngữ phù hợp với từng sản phẩm, từng thương hiệu; khả năng diễn đạt ý tưởng một cách súc tích; khả năng thuyết trình, thuyết phục khách hàng về “sản phẩm” của mình và có thể làm việc dưới áp lực cao.
Ngoài khả năng, để có thể gắn bó và phát triển lâu dài với nghề Copywriter bạn cần sở hữu tính cách phù hợp: năng động, cởi mở (sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận cái mới) cộng với niềm đam mê cháy bỏng, yêu thích quảng cáo và đặc biệt thích “tung hứng” với ngôn từ.
Về kiến thức: Xuất phát từ ngành Báo chí, Ngữ văn, các khoa ngoại ngữ (ưu thế về khả năng ngôn ngữ) hoặc Thương mại, marketing (ưu thế về kiến thức kinh tế) là một lợi thế… Ngoài ra, bạn cần không ngừng bổ sung kiến thức xã hội, về lịch sử, văn hoá… và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.
Được biến hóa với những con chữ, tại sao không nhỉ?
Programmer
Thực tập sinh Marketing: Programmer – Giải quyết những vấn đề kĩ thuật
Programmer là những người có khả năng viết code đẹp. Đối với họ, code đẹp, được tổ chức tốt và không có lỗi là vấn đề tối quan trọng, nhưng việc đoạn code đó phải thực hiện đúng chức năng còn quan trọng hơn. Ngoài ra, họ cần có một số hiểu biết toán học nhất định, tuy đôi khi nó cũng không cần thiết. Lập trình viên không giống như người nghiên cứu khoa học máy tính, họ luôn muốn biết nhiều giải pháp tốt cho một vấn đề nhưng không cần chứng minh giải pháp nào là tốt nhất. Khả năng giao tiếp và cách làm việc trong nhóm là điều cần thiết nhưng không bắt buộc phải có.
Ngoài kiến thức về lập trình, những hiểu biết về quy trình làm phần mềm cũng là điều cần thiết đối với họ. Một số lập trình viên thường làm những phần mềm để phục vụ nhu cầu cá nhân nếu thấy hứng thú trong thời gian rảnh.
Trong các Agency, Programmer thường làm nhiệm vụ phát triển website, microsite cho khách hàng để quảng bá thương hiệu hay tổ chức một cuộc thi nào đó. Họ cũng có thể là người viết ứng dụng cho điện thoại hay website. Nói tóm lại, cái gì có liên quan đến code là thuộc về trách nhiệm của programmer.
Nhưng đừng bao giờ lầm tưởng giữa Programmer và Designer nhé. Cơ bản cả 2 nghề này đều thiết kế nhưng designer thiên về hình ảnh còn programmer nghiêng về những con chữ và số.
Programmer cũng không tránh khỏi sự kềm kẹp của khách hàng đâu. Và tất nhiên, việc sửa đi sửa lại bản thiết kế hàng chục lần cũng là điều bình thườn thôi, phải thật giữ bình tĩnh nhé.
Xem thêm: Thực Tập Sinh Marketing: Phần 1 – Những Điều Cần Biết