- Tham gia
- 2/1/2011
- Bài viết
- 1.024
Sau thông tin về vụ nổ thứ ba xảy ra trong khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ở Nhật Bản, lan truyền trên mạng Internet và mạng điện thoại di động nhiều nước tin nhắn về nguy cơ mưa axít do ảnh hưởng của vụ nổ. Nhiều nước đã cho rằng đây là tin đồn thất thiệt.
Ngay sau vụ nổ tại Nhật Bản vào 4 giờ 30, sáng nay 15-3 (giờ địa phương), tin nhắn về nguy cơ mưa axít bắt đầu được phát tán ở các nước châu Á gần Nhật Bản.
Tại Việt Nam, Philippines và Singapore, tin nhắn này cũng ngay lập tức được dịch ra tiếng Việt và phát tán qua các công cụ chat, điện thoại.
Tin nhắn thất thiệt
Nội dung tin nhắn bằng tiếng Việt cảnh báo:
"Nhà máy điện hạt nhân ở Fukumi, Nhật Bản đã phát nổ ngày hôm nay lúc 4:30 AM. Nếu trời mưa vào ngày mai hoặc những ngày sau này, thì không đi ra ngoài. Nếu bạn đang ở bên ngoài, hãy chắc chắn rằng bạn đã được bảo vệ khỏi mưa. Đó là mưa axit. Đừng để nó chạm vào bạn. Bạn có thể bị đốt cháy da, mái tóc của bạn bị mất hoặc bị ung thư.
Điều này áp dụng cho tất cả các nước châu Á. Hãy cố găng để vượt qua khó khăn này, giữ an toàn và nhắc nhở tất cả mọi người bạn biết."
Một bản tiếng Anh của tin nhắn này xuất hiện cả trên phần iReport của website tin tức nổi tiếng CNN. Tuy nhiên, cơ chế của iReport là một kênh trao đổi giúp những bạn đọc được CNN tín nhiệm có một cung cụ để tự họ phát tin.
Tuy nhiên CNN luôn nhắc nhở thông tin của iReport là “không được biên tập, kiểm chứng, hay kiểm duyệt khi đăng tải”.
Bản cảnh báo mưa axít từ Nhật Bản được gửi lên iReport không để tên người đăng tin cụ thể, nên mức độ tin cậy không cao.
Chính phủ Nhật xác nhận các vụ nổ xảy ra ở lớp bên ngoài, và chưa làm tan chảy các thanh nhiên liệu hạt nhân ở trong lõi.
Phóng xạ ở vùng Đông Bắc Nhật Bản đã tăng vọt sau các vụ nổ, được cho là sẽ đe doạ đến sức khoẻ người dân ở Nhật và các nước khác.
Cảnh báo khả năng thời tiết có nhiều tuyết và gió mạnh, sẽ khiến các đám mây nguyên tử thổi về hướng thủ đô Tokyo và ra biển, đe dọa đến cả bang California, Mỹ.
Trực thăng của Mỹ bay cách nhà máy hạt nhân Fukushima I hơn 100 km đã thu được một lượng nhỏ các bụi phóng xạ có chứa đồng vị Cesium-137, Iodine-121, iodine-131, xenon-133, xenon-135 và krypton-85.
Nổ hạt nhân ở Nhật không gây ra mưa axít
Tại Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền cho biết phóng xạ có thể lan truyền trong không khí, tuy nhiên mức độ phóng xạ tùy theo mức độ vụ nổ.
Theo ông Điền, việc Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi mây hay mưa phóng xạ từ Nhật Bản hay không là tùy thuộc vào hướng gió, và lo ngại nhất là hướng gió đông bắc.
Theo giải thích của thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, hiện áp cao lục địa đang mạnh, ảnh hưởng đến bắc Trung Quốc.
Vài ngày nữa, áp cao sẽ đến đông nam Trung Quốc, bắc biển Đông, và sắp tới sẽ có đợt gió Đông Bắc mạnh ảnh hưởng đến phía Bắc nước ta.
Thạc sĩ Xuân Lan cho rằng: “Nhật Bản nằm ở Đông Bắc, nhưng khoảng cách khá xa với Việt Nam”.
Tiến sĩ Nhị Điền cho rằng “Hiện rất khó nói về khả năng ảnh hưởng phóng xạ đến Việt Nam.
Tuy nhiên, ảnh hưởng đến càng muộn thì mức phóng xạ càng yếu đi vì cơ chế tự tan trong không khí”.
Ông cũng cho biết, từ khi xảy ra sự cố hạt nhân tại Nhật Bản, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã thường xuyên theo dõi tình hình từ các trạm quan trắc phóng xạ.
Theo ông, có thể khi đến Việt Nam, đám mây phóng xạ từ Nhật Bản không còn vì có thể lượng phóng xạ đã xuống thấp.
Theo tính toán, sớm nhất thì phải 2 ngày nữa mây phóng xạ mới xuất hiện với điều kiện gió mùa đông bắc từ Nhật Bản thổi liên tục xuống phía này.
Tuy nhiên ông cũng trấn an: “Việt Nam ở khá xa Nhật Bản nên không đáng ngại lắm”.
Về tin đồn mưa axít, ông Nhị Điền giải thích thêm: “Mưa axít là do khói nhà kính thải ra từ các nhà máy công nghiệp gặp nước thì tạo ra mưa, còn nhà máy điện hạt nhân không gây ra mưa axít, mà chỉ có khí phóng xạ”.
Như vậy, rõ ràng khả năng mưa axít do ảnh hưởng của các vụ nổ từ Nhật Bản là không có thực.
Các chuyên gia hạt nhân ở Philippines, Singapore đã nhanh chóng bác bỏ thông tin đưa ra trong tin nhắn về nguy cơ mưa axít.
Viện nghiên cứu hạt nhân Philippines (PNRI) cho biết mức phóng xạ trong khí quyển khu vực Philippines là bình thường và không có biểu hiện tăng lên nào sau khi có các vụ nổ tại các nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản.
Cơ quan môi trường quốc gia của Singapore cho biết nước này sẽ không bị ảnh hưởng bởi mưa phóng xạ vì các nhà máy điện nguyên tử Nhật Bản cách Singapore 5.000km.
Nguy cơ mưa phóng xạ chỉ xảy ra khi các lò phản ứng nóng chảy hoàn toàn.
Singapore và Philippines khuyến cáo dân chúng không phát tán các thông tin thiếu chính xác nói trên.
Trung Dũng, Bá Nha, Hùng Khương
Ngay sau vụ nổ tại Nhật Bản vào 4 giờ 30, sáng nay 15-3 (giờ địa phương), tin nhắn về nguy cơ mưa axít bắt đầu được phát tán ở các nước châu Á gần Nhật Bản.
Tại Việt Nam, Philippines và Singapore, tin nhắn này cũng ngay lập tức được dịch ra tiếng Việt và phát tán qua các công cụ chat, điện thoại.
Tin nhắn thất thiệt
Nội dung tin nhắn bằng tiếng Việt cảnh báo:
"Nhà máy điện hạt nhân ở Fukumi, Nhật Bản đã phát nổ ngày hôm nay lúc 4:30 AM. Nếu trời mưa vào ngày mai hoặc những ngày sau này, thì không đi ra ngoài. Nếu bạn đang ở bên ngoài, hãy chắc chắn rằng bạn đã được bảo vệ khỏi mưa. Đó là mưa axit. Đừng để nó chạm vào bạn. Bạn có thể bị đốt cháy da, mái tóc của bạn bị mất hoặc bị ung thư.
Điều này áp dụng cho tất cả các nước châu Á. Hãy cố găng để vượt qua khó khăn này, giữ an toàn và nhắc nhở tất cả mọi người bạn biết."
Một bản tiếng Anh của tin nhắn này xuất hiện cả trên phần iReport của website tin tức nổi tiếng CNN. Tuy nhiên, cơ chế của iReport là một kênh trao đổi giúp những bạn đọc được CNN tín nhiệm có một cung cụ để tự họ phát tin.
Tuy nhiên CNN luôn nhắc nhở thông tin của iReport là “không được biên tập, kiểm chứng, hay kiểm duyệt khi đăng tải”.
Bản cảnh báo mưa axít từ Nhật Bản được gửi lên iReport không để tên người đăng tin cụ thể, nên mức độ tin cậy không cao.
Chính phủ Nhật xác nhận các vụ nổ xảy ra ở lớp bên ngoài, và chưa làm tan chảy các thanh nhiên liệu hạt nhân ở trong lõi.
Phóng xạ ở vùng Đông Bắc Nhật Bản đã tăng vọt sau các vụ nổ, được cho là sẽ đe doạ đến sức khoẻ người dân ở Nhật và các nước khác.
Cảnh báo khả năng thời tiết có nhiều tuyết và gió mạnh, sẽ khiến các đám mây nguyên tử thổi về hướng thủ đô Tokyo và ra biển, đe dọa đến cả bang California, Mỹ.
Trực thăng của Mỹ bay cách nhà máy hạt nhân Fukushima I hơn 100 km đã thu được một lượng nhỏ các bụi phóng xạ có chứa đồng vị Cesium-137, Iodine-121, iodine-131, xenon-133, xenon-135 và krypton-85.
Nổ hạt nhân ở Nhật không gây ra mưa axít
Tại Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền cho biết phóng xạ có thể lan truyền trong không khí, tuy nhiên mức độ phóng xạ tùy theo mức độ vụ nổ.
Theo ông Điền, việc Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi mây hay mưa phóng xạ từ Nhật Bản hay không là tùy thuộc vào hướng gió, và lo ngại nhất là hướng gió đông bắc.
Theo giải thích của thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, hiện áp cao lục địa đang mạnh, ảnh hưởng đến bắc Trung Quốc.
Vài ngày nữa, áp cao sẽ đến đông nam Trung Quốc, bắc biển Đông, và sắp tới sẽ có đợt gió Đông Bắc mạnh ảnh hưởng đến phía Bắc nước ta.
Thạc sĩ Xuân Lan cho rằng: “Nhật Bản nằm ở Đông Bắc, nhưng khoảng cách khá xa với Việt Nam”.
Tiến sĩ Nhị Điền cho rằng “Hiện rất khó nói về khả năng ảnh hưởng phóng xạ đến Việt Nam.
Tuy nhiên, ảnh hưởng đến càng muộn thì mức phóng xạ càng yếu đi vì cơ chế tự tan trong không khí”.
Ông cũng cho biết, từ khi xảy ra sự cố hạt nhân tại Nhật Bản, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã thường xuyên theo dõi tình hình từ các trạm quan trắc phóng xạ.
Theo ông, có thể khi đến Việt Nam, đám mây phóng xạ từ Nhật Bản không còn vì có thể lượng phóng xạ đã xuống thấp.
Theo tính toán, sớm nhất thì phải 2 ngày nữa mây phóng xạ mới xuất hiện với điều kiện gió mùa đông bắc từ Nhật Bản thổi liên tục xuống phía này.
Tuy nhiên ông cũng trấn an: “Việt Nam ở khá xa Nhật Bản nên không đáng ngại lắm”.
Về tin đồn mưa axít, ông Nhị Điền giải thích thêm: “Mưa axít là do khói nhà kính thải ra từ các nhà máy công nghiệp gặp nước thì tạo ra mưa, còn nhà máy điện hạt nhân không gây ra mưa axít, mà chỉ có khí phóng xạ”.
Như vậy, rõ ràng khả năng mưa axít do ảnh hưởng của các vụ nổ từ Nhật Bản là không có thực.
Các chuyên gia hạt nhân ở Philippines, Singapore đã nhanh chóng bác bỏ thông tin đưa ra trong tin nhắn về nguy cơ mưa axít.
Viện nghiên cứu hạt nhân Philippines (PNRI) cho biết mức phóng xạ trong khí quyển khu vực Philippines là bình thường và không có biểu hiện tăng lên nào sau khi có các vụ nổ tại các nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản.
Cơ quan môi trường quốc gia của Singapore cho biết nước này sẽ không bị ảnh hưởng bởi mưa phóng xạ vì các nhà máy điện nguyên tử Nhật Bản cách Singapore 5.000km.
Nguy cơ mưa phóng xạ chỉ xảy ra khi các lò phản ứng nóng chảy hoàn toàn.
Singapore và Philippines khuyến cáo dân chúng không phát tán các thông tin thiếu chính xác nói trên.
Trung Dũng, Bá Nha, Hùng Khương