- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Việc tuyển chọn nhân tài từ trước tới nay không bao giờ là một việc đơn giản. “Làm thế nào để chọn ra được những người” đủ đức đủ tài” để phục vụ lợi ích công ty ?” Đó là câu hỏi chung của rất nhiều nhà “cầm quân” tại các công ty lớn trên thế giới. Vậy chúng ta thử xem, họ- những tập đoàn nổi tiếng đã có những chiến lược gì?
1. NOKIA với kế sách“ Dĩ nhân vi bản”
Trọng tâm dùng người của công ty điện thoại nổi tiếng nhất thế giới này chính là “Dĩ nhân vi bản”( Lấy người làm gốc). Để lọc và chọn ra được những nhân tài, Nokia thực hiện kế sách “Lấy người làm gốc” của mình như sau. Một là đối với “hệ thống phần cứng” bao gồm: việc khảo sát về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và việc tiếp nhận công nghệ mới của nhân viên.
Việc khảo sát chuyên môn này thường do một phòng ban do chính giám đốc đề cử để kiểm tra. Hai là “hệ thống phần mềm” bao gồm: việc khảo sát năng lực sáng tạo, tính linh hoạt trong xứ lý tình huống, thường thì công việc này do phòng nhân lực trực tiếp kiểm tra.
2. SHELL với tố chất” Car”
Khi tuyển dụng người tài, công ty dầu lửa nổi tiếng thế giới Shell luôn đặt tiêu chí “Có tầm nhìn và hướng phát triển cho tương lai” lên cao nhất. Đây là nội dung chủ yếu trong định nghĩa “tố chất Car” mà Shell đang áp dụng trong việc tuyển chọn nhân tài cho mình. Định nghĩa đó được giải thích như sau:
Capacity(khả năng phân tích): Có thể nhanh chóng phân tích các số liệu và đưa ra được những kết luận chính xác dựa trên những tài liệu hoặc tin tức chưa rõ ràng hoặc chưa hoàn chỉnh. Có thể phân tích các tác động bên ngoài trực tiếp ảnh hưởng đến công ty đồng thời trong bối cảnh phức tạp, không rõ ràng vẫn đưa ra đựợc những phương án giải quyết hữu hiệu nhất đối với quyền lợi của công ty.
Achievement(tính thành tựu): Luôn có mục tiêu cho bản thân mình và cho người khác, làm việc một cách có hiệu quả, có khả năng xử lý những vấn đề phát sinh mà không thuộc chuyên môn của mình.
Relation(tính quan hệ): Biết tôn trọng ý kiến của người khác, là người chính trực, trung thực, có khả năng gây ảnh hưởng tốt đến mọi người. Thẳng thắn, biết xây dựng tốt mối quan hệ với các đối tác và đồng nghiệp.
3. HP với “ Đoán nhân tài qua người tiến cứ”
HP rất coi trọng tiềm lực của ứng viên nhưng yêu cầu đặt lên hàng đầu của họ khi tuyển chọn nhân tài chính là năng lực. Chính vì thế, công ty HP rất quan tâm đến những người tiến cử những ứng viên cho họ. Đó có thể là khách hàng, đồng nghiệp hoặc những người quen biết . “Thực ra chỉ những người có tài mới có con mắt nhận ra những người có tài khác”. Đây chính là nội dung chính trong cách tuyển người của công ty điện tử nổi tiếng này.
4. IBM với “Thành tích cao”
Trong việc tuyển chọn những người có thành tích cao, công ty máy tính IBM đã đưa ra những tiêu chuẩn sau:
Win: Có lòng quyết tâm và chí tiến thủ
Execution: Có khả năng làm việc vừa nhanh vừa tốt
Team: Có tinh thần đồng đội
5. LUCENT với tiêu chuẩn “GROWS”
Khi tuyển dụng nhân tài và ứng viên cho công ty, tập đoàn viễn thông Lucent luôn đề ra tiêu chuẩn rất đặc biệt mang tên” Grows”. Đây là năm chữ cái đầu trong yêu cầu của công ty đối với các ứng viên. Đó là:
G: Đại diện quan niệm tăng trưởng toàn cầu
R: Đại diện cho kết quả công việc
O: Đại diện cho việc chăm sóc khách hàng và cạnh tranh với đối thủ
W: Đại diện cho việc mở rộng và phát triển việc kinh doanh của tập đoàn.
S: Đại diện cho tốc độ
1. NOKIA với kế sách“ Dĩ nhân vi bản”
Trọng tâm dùng người của công ty điện thoại nổi tiếng nhất thế giới này chính là “Dĩ nhân vi bản”( Lấy người làm gốc). Để lọc và chọn ra được những nhân tài, Nokia thực hiện kế sách “Lấy người làm gốc” của mình như sau. Một là đối với “hệ thống phần cứng” bao gồm: việc khảo sát về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và việc tiếp nhận công nghệ mới của nhân viên.
Việc khảo sát chuyên môn này thường do một phòng ban do chính giám đốc đề cử để kiểm tra. Hai là “hệ thống phần mềm” bao gồm: việc khảo sát năng lực sáng tạo, tính linh hoạt trong xứ lý tình huống, thường thì công việc này do phòng nhân lực trực tiếp kiểm tra.
2. SHELL với tố chất” Car”
Khi tuyển dụng người tài, công ty dầu lửa nổi tiếng thế giới Shell luôn đặt tiêu chí “Có tầm nhìn và hướng phát triển cho tương lai” lên cao nhất. Đây là nội dung chủ yếu trong định nghĩa “tố chất Car” mà Shell đang áp dụng trong việc tuyển chọn nhân tài cho mình. Định nghĩa đó được giải thích như sau:
Capacity(khả năng phân tích): Có thể nhanh chóng phân tích các số liệu và đưa ra được những kết luận chính xác dựa trên những tài liệu hoặc tin tức chưa rõ ràng hoặc chưa hoàn chỉnh. Có thể phân tích các tác động bên ngoài trực tiếp ảnh hưởng đến công ty đồng thời trong bối cảnh phức tạp, không rõ ràng vẫn đưa ra đựợc những phương án giải quyết hữu hiệu nhất đối với quyền lợi của công ty.
Achievement(tính thành tựu): Luôn có mục tiêu cho bản thân mình và cho người khác, làm việc một cách có hiệu quả, có khả năng xử lý những vấn đề phát sinh mà không thuộc chuyên môn của mình.
Relation(tính quan hệ): Biết tôn trọng ý kiến của người khác, là người chính trực, trung thực, có khả năng gây ảnh hưởng tốt đến mọi người. Thẳng thắn, biết xây dựng tốt mối quan hệ với các đối tác và đồng nghiệp.
3. HP với “ Đoán nhân tài qua người tiến cứ”
HP rất coi trọng tiềm lực của ứng viên nhưng yêu cầu đặt lên hàng đầu của họ khi tuyển chọn nhân tài chính là năng lực. Chính vì thế, công ty HP rất quan tâm đến những người tiến cử những ứng viên cho họ. Đó có thể là khách hàng, đồng nghiệp hoặc những người quen biết . “Thực ra chỉ những người có tài mới có con mắt nhận ra những người có tài khác”. Đây chính là nội dung chính trong cách tuyển người của công ty điện tử nổi tiếng này.
4. IBM với “Thành tích cao”
Trong việc tuyển chọn những người có thành tích cao, công ty máy tính IBM đã đưa ra những tiêu chuẩn sau:
Win: Có lòng quyết tâm và chí tiến thủ
Execution: Có khả năng làm việc vừa nhanh vừa tốt
Team: Có tinh thần đồng đội
5. LUCENT với tiêu chuẩn “GROWS”
Khi tuyển dụng nhân tài và ứng viên cho công ty, tập đoàn viễn thông Lucent luôn đề ra tiêu chuẩn rất đặc biệt mang tên” Grows”. Đây là năm chữ cái đầu trong yêu cầu của công ty đối với các ứng viên. Đó là:
G: Đại diện quan niệm tăng trưởng toàn cầu
R: Đại diện cho kết quả công việc
O: Đại diện cho việc chăm sóc khách hàng và cạnh tranh với đối thủ
W: Đại diện cho việc mở rộng và phát triển việc kinh doanh của tập đoàn.
S: Đại diện cho tốc độ
Theo Vietnambranding