- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
"Thừa phát lại" là một chức vụ có từ thời Pháp thuộc, trong tiếng Anh là Bailiff. Từ Thừa phát lại là từ Hán Việt; Thừa có nghĩa là thừa hành, ủy quyền, thừa lệnh; Phát là phát ra, đưa đến; Lại là một viên chức thực hiện lệnh của quan. Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn được nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định. Thừa phát lại tương tự như chức mõ tòa và chấp hành viên.
Thừa phát lại được làm 4 công việc chính sau:
1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật. Các văn bản đó có thể là: giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự có thể thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác.
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, vàvVi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Các vi bằng phổ biến như là: vi bằng ghi nhận hiện trạng thiệt hại, vi bằng ghi nhận hành vi không tuân thủ hợp đồng, vi bằng về việc kiểm kê hiện trạng tài sản, vi bằng ghi nhận chất lượng sản phẩm, vi bằng ghi nhận hiện trạng công trình nghiệm thu, hay vi bằng ghi nhận thông tin trên báo chí, internet...
Khi các cá nhân, tổ chức phát sinh tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết, phán quyết của Tòa án chỉ là kết quả về mặt pháp lý. Để bảo vệ quyền lợi của mình trên thực tế, bên thắng kiện phải yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án được gọi là thi hành án. Ngày nay, pháp luật cho phép Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án tương tự như Chi cục thi hành án
Xác minh điều kiện thi hành án là việc người được thi hành án, Chấp hành viên, Thừa phát lại tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của người phải thi hành án để thi hành nghĩa vụ về tài sản của người phải thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án. Nếu không xác minh điều kiện thi hành án, tức là không chứng minh được người phải thi hành án có tài sản để thi hành án, thì theo quy định của pháp luật Chi cục thi hành án, văn phòng Thừa phát lại sẽ trả đơn yêu cầu thi hành án. Tài sản sẽ không được thu hồi, quyền lợi của người được thi hành án sẽ không được đảm bảo.
Sau một thời gian thí điểm trên khắp cả nước, sáng 26/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua chế định Thừa phát lại. Trong tương lai, công cụ này hứa hẹn sẽ xác định được vị trí của mình tốt hơn trong đời sống xã hội Việt Nam.
Thừa phát lại được làm 4 công việc chính sau:
1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật. Các văn bản đó có thể là: giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự có thể thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác.
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, vàvVi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Các vi bằng phổ biến như là: vi bằng ghi nhận hiện trạng thiệt hại, vi bằng ghi nhận hành vi không tuân thủ hợp đồng, vi bằng về việc kiểm kê hiện trạng tài sản, vi bằng ghi nhận chất lượng sản phẩm, vi bằng ghi nhận hiện trạng công trình nghiệm thu, hay vi bằng ghi nhận thông tin trên báo chí, internet...
Khi các cá nhân, tổ chức phát sinh tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết, phán quyết của Tòa án chỉ là kết quả về mặt pháp lý. Để bảo vệ quyền lợi của mình trên thực tế, bên thắng kiện phải yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án được gọi là thi hành án. Ngày nay, pháp luật cho phép Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án tương tự như Chi cục thi hành án
Xác minh điều kiện thi hành án là việc người được thi hành án, Chấp hành viên, Thừa phát lại tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của người phải thi hành án để thi hành nghĩa vụ về tài sản của người phải thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án. Nếu không xác minh điều kiện thi hành án, tức là không chứng minh được người phải thi hành án có tài sản để thi hành án, thì theo quy định của pháp luật Chi cục thi hành án, văn phòng Thừa phát lại sẽ trả đơn yêu cầu thi hành án. Tài sản sẽ không được thu hồi, quyền lợi của người được thi hành án sẽ không được đảm bảo.
Sau một thời gian thí điểm trên khắp cả nước, sáng 26/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua chế định Thừa phát lại. Trong tương lai, công cụ này hứa hẹn sẽ xác định được vị trí của mình tốt hơn trong đời sống xã hội Việt Nam.
Nguồn Ezlaw