Thừa kế theo pháp luật là gì?

taquocviet2

Thành viên
Tham gia
28/6/2021
Bài viết
5
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế được chia ra làm hai loại. Đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc là việc người đã chết chuyển giao tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình cho người còn sống. Vậy còn thừa kế theo pháp luật nghĩa là gì? Khi nào áp dụng thừa kế theo pháp luật?

Khái niệm về thừa kế theo pháp luật​

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thừa kế theo pháp luật được hiểu là thừa kế theo hàng thừa kế. Điều kiện và trình tự các hàng thừa kế do pháp luật quy định. Cụ thể hàng thừa kế thứ nhất được quy định gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Các chủ thể nằm trong hàng thừa kế thứ hai sẽ có ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Hàng thừa kế cuối cùng sẽ bao gồm những người thân thích còn lại.
Cụ thể gồm có cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết. Đồng thời còn có cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo quy định, trình tự thừa kế theo pháp luật đó là người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước. Nguyên nhân không có người ở hàng thừa kế trước có thể do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Xem thêm: luật sư giỏi hà nội

Các trường hợp thừa kế theo pháp luật​

Có nhiều trường hợp mà thừa kế theo pháp luật được đặt ra. Dưới đây là những trường hợp mà theo quy định phải áp dụng thừa kế theo pháp luật:
sach-hay-sinh-vien-luat-nen-doc-cover.png

Trường hợp không có di chúc​

Đối với trường hợp mà người chết không để lại di chúc hoặc ra đi đột ngột không kịp để lại di chúc thì sẽ áp dụng thừa kế theo pháp luật. Những người trong hàng thừa kế thứ nhất sẽ được ưu tiên chia di sản với phần chia ngang bằng nhau. Việc áp dụng chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp không có di chúc sẽ giúp đảm bảo được quyền lợi cho những người thuộc hàng thừa kế.

Trường hợp di chúc không hợp pháp​

Ngoài trường hợp không có di chúc, nếu di chúc có nhưng lại không hợp pháp thì cũng sẽ áp dụng thừa kế theo pháp luật. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì phải đáp ứng được các điều kiện mà luật định, di chúc mới có thể coi là hợp pháp và có hiệu lực. Nếu di chúc bị vô hiệu thì cũng coi như là chưa có di chúc và đương nhiên sẽ chia thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế​

Trên thực tế có những trường hợp mà người thừa kế lại chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Ví dụ như trường hợp người cha để lại thừa kế cho con nhưng cả hai cha con cùng chết trong một vụ tai nạn giao thông. Với trường hợp này cũng sẽ áp dụng chia thừa kế theo hàng thừa kế mà pháp luật đã quy định. Áp dụng tương tự với trường hợp cơ quan hay tổ chức được hưởng thừa kế nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Xem thêm: luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

Trường hợp những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản​

Nếu người hưởng thừa kế theo di chúc lại không có quyền hưởng hay từ chối nhận di sản thì phần di sản đó sẽ còn thừa. Pháp luật tôn trọng quyết định của các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ dân sự. Vậy nên đây cũng được coi là một trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật.

Các trường hợp khác​

Ngoài các trường hợp trên thì thừa kế theo pháp luật cũng áp dụng với một số trường hợp khác. Đó là trường hợp phần di sản không được định đoạt trong di chúc. Hoặc phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật. Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản,…

Thừa kế thế vị​

Trong thừa kế theo pháp luật còn đặt ra một vấn đề đó là thừa kế thế vị. Đó là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Với trường hợp này cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Đây được gọi là thừa kế thế vị. Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Xem thêm: tư vấn luật lao động miễn phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bài viết trên đã tổng hợp những quy định về thừa kế theo pháp luật dựa trên Bộ luật dân sự hiện hành năm 2015. Thừa kế theo pháp luật có thể coi là một chế định quan trọng và có ý nghĩa lớn trong các quan hệ mà dân sự điều chỉnh. Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp ích phần nào cho bạn đọc.
 
×
Quay lại
Top Bottom