- Tham gia
- 6/3/2012
- Bài viết
- 4.111
Người La Mã cổ đã góp phần khiến nguy cơ mắc các loại ký sinh trùng như giun, chấy tăng đáng kể.
Người La Mã cổ vốn được xem là những người tiên phong trong việc đưa công nghệ vệ sinh đến châu Âu từ hơn 2000 năm trước.
Họ là người đã nghĩ ra nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm công cộng, hệ thống thoát nước cho thành phố, ống dẫn nước uống, phương pháp đun sôi nước trước khi uống... và thậm chí cả những đạo luật nhằm giữ cho thành phố không ngập tràn trong rác thải.
Hệ thống thoát nước của người La Mã cổ
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Sở Khảo cổ học và nhân học thuộc ĐH Cambridge đã phát hiện ra, số lượng các loại ký sinh trùng đường ruột như giun tròn, giun tóc, hay khuẩn Entamoeba gây kiết lỵ... không những không giảm, mà còn tăng lên so với Thời kỳ đồ sắt (Iron Age).
Cụ thể, tiến sĩ Piers Mitchell từ ĐH Cambridge xét nghiệm, phân tích các bằng chứng về ký sinh trùng trong các khu vệ sinh cổ xưa, nghĩa trang, phân hóa thạch, trên lược và quần áo của người La Mã cổ, rồi so sánh với các bằng chứng từ thời kỳ xa hơn.
Bằng chứng về trứng giun tròn trong phân của người La Mã cổ
Kết quả cho thấy không chỉ tỉ lệ ký sinh trùng đường ruột của người La Mã cao hơn mà ngay cả loài ký sinh như chấy và bọ chét cũng nhiều hơn so với những bộ tộc vốn nổi tiếng "lười tắm" như người Viking hoặc con người thời Trung cổ.
Tiến sĩ Mitchell cho biết các nghiên cứu ngày nay đã chỉ ra rằng nhà vệ sinh, uống nước sạch... tất cả giúp cho nguy cơ nhiễm ký sinh trùng giảm đi. Vì thế, cần phải đặt dấu hỏi cho việc tỉ lệ nhiễm giun, chấy tăng lên trong thời kỳ này.
Hệ thống vệ sinh công cộng
Tiến sĩ Michell nghĩ đến 2 khả năng. Đầu tiên đó là hệ thống nhà tắm công cộng. Tại đó, nước không thường xuyên được thay, dẫn đến việc lây nhiễm chéo các vi khuẩn, ký sinh trùng trong quá trình tắm.
Và khả năng tiếp theo đó là việc người La Mã cổ sử dụng phân người để bón cây, có thể do đạo luật dọn sạch phân trong thành phố. Đây là cách rất tốt giúp cho đất trở nên màu mỡ, nhưng cũng góp phần làm lan truyền trứng giun, sán trong đất.
Chính vì thế, Michell cho rằng những cải tiến về vệ sinh cá nhân thời La Mã không giúp cải thiện sức khỏe của người dân, mà chỉ giúp họ... đỡ bốc mùi hơn mà thôi.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Parasitology.
Người La Mã cổ vốn được xem là những người tiên phong trong việc đưa công nghệ vệ sinh đến châu Âu từ hơn 2000 năm trước.
Họ là người đã nghĩ ra nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm công cộng, hệ thống thoát nước cho thành phố, ống dẫn nước uống, phương pháp đun sôi nước trước khi uống... và thậm chí cả những đạo luật nhằm giữ cho thành phố không ngập tràn trong rác thải.
Hệ thống thoát nước của người La Mã cổ
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Sở Khảo cổ học và nhân học thuộc ĐH Cambridge đã phát hiện ra, số lượng các loại ký sinh trùng đường ruột như giun tròn, giun tóc, hay khuẩn Entamoeba gây kiết lỵ... không những không giảm, mà còn tăng lên so với Thời kỳ đồ sắt (Iron Age).
Cụ thể, tiến sĩ Piers Mitchell từ ĐH Cambridge xét nghiệm, phân tích các bằng chứng về ký sinh trùng trong các khu vệ sinh cổ xưa, nghĩa trang, phân hóa thạch, trên lược và quần áo của người La Mã cổ, rồi so sánh với các bằng chứng từ thời kỳ xa hơn.
Bằng chứng về trứng giun tròn trong phân của người La Mã cổ
Kết quả cho thấy không chỉ tỉ lệ ký sinh trùng đường ruột của người La Mã cao hơn mà ngay cả loài ký sinh như chấy và bọ chét cũng nhiều hơn so với những bộ tộc vốn nổi tiếng "lười tắm" như người Viking hoặc con người thời Trung cổ.
Tiến sĩ Mitchell cho biết các nghiên cứu ngày nay đã chỉ ra rằng nhà vệ sinh, uống nước sạch... tất cả giúp cho nguy cơ nhiễm ký sinh trùng giảm đi. Vì thế, cần phải đặt dấu hỏi cho việc tỉ lệ nhiễm giun, chấy tăng lên trong thời kỳ này.
Hệ thống vệ sinh công cộng
Tiến sĩ Michell nghĩ đến 2 khả năng. Đầu tiên đó là hệ thống nhà tắm công cộng. Tại đó, nước không thường xuyên được thay, dẫn đến việc lây nhiễm chéo các vi khuẩn, ký sinh trùng trong quá trình tắm.
Và khả năng tiếp theo đó là việc người La Mã cổ sử dụng phân người để bón cây, có thể do đạo luật dọn sạch phân trong thành phố. Đây là cách rất tốt giúp cho đất trở nên màu mỡ, nhưng cũng góp phần làm lan truyền trứng giun, sán trong đất.
Chính vì thế, Michell cho rằng những cải tiến về vệ sinh cá nhân thời La Mã không giúp cải thiện sức khỏe của người dân, mà chỉ giúp họ... đỡ bốc mùi hơn mà thôi.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Parasitology.
Nguồn: Daily Mail
Hiệu chỉnh bởi quản lý: