- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
“Làm lớn chuyện” thường mang đến một chút cảm giác mạnh ban đầu nhưng lại kéo theo đó vô vàn rắc rối...
...mà nếu không biết cách “tiết chế”, “người chủ trương tạo sóng gió” sẽ “chết chìm” trong mớ bòng bong do mình tạo nên….
Vì thế, thay vì cứ “phóng to”, hãy “thu nhỏ”mọi chuyện.
- Hãy nghĩ mình sẽ trở nên cực kì xấu xí. Bởi những phút “bốc đồng” khiến người ta “ấn tượng” đến không thể quên, hậu quả là “những khoảnh khắc xấu xí” đấy sẽ được lưu giữ “dài hạn” trong bộ nhớ. Nguy hiểm ở chỗ, mỗi lần bạn “lên cơn”(dù nhỏ), thì “chuyện cũ” sẽ được lôi ra truy cứu. Bạn có muốn điểm 10 tròn trĩnh của mình bị trừ một cách thảm hại trong mắt ai kia. Khi nghĩ đến hình ảnh “xuống cấp” của mình, bạn sẽ biết cách kiềm chế hơn đấy.
- Nghĩ 1001 lần trước khi…lên cơn:
Bạn chỉ nghĩ đơn giản rằng: đốt một lá thư, đập một cái điện thoại…là cách tốt nhất để hạ hoả, thế nhưng, “hậu quả” sau cơn giận lại không “sướng” như bạn nghĩ?. Khi cơn giận xì hơi, bạn sẽ tiếc hùi hụi vì không thể “phục hồi” những cánh thư tình củm, những tin nhắn dễ thương. Không những thế, bạn sẽ phải “ăn năn hối lỗi” cả đời (có thể lắm chứ?) vì lỡ để mất những “kỷ vật” quí báu ấy. Nguy hiểm hơn, bạn có “nguy cơ” mất đi một tình cảm đẹp nữa đấy.
- Chuyển hướng đối tượng: Thay vì nhằm thẳng người ta mà…trút giận, bạn có thể chuyển cơn thịnh nộ sang “bản sao” khác của người ta, chẳng hạn như: nhìn tấm hình ấy trên máy tính, con gấu bông ấy tặng nhân dịp sinh nhật… Dĩ nhiên, bạn sẽ không thể đập vỡ màn hình máy tính vì tiếc tiền, em gấu bông dù bị bạn hành hạ cỡ nào cũng chỉ rớt vài cọng lông thôi… Những lúc bức bối như thế này, nhớ để những “kỉ vật” ra khỏi tầm tay để tránh “dính chưởng” lãng xẹt nha bạn!
- Hãy nghĩ mọi chuyện đơn giản đi:
Rằng thì lạ quen nhau thì chẳng có lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, thay vì cứ làm ầm ĩ lên, sao bạn không thử nghĩ mọi chuyện thoáng đi một chút, có phải dễ thở hơn không? Khi “chuyện bé” được “xé to” quá mức sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Người ta vẫn bảo: “Ta hồn nhiên rồi ta sẽ bình yên mà”. Cứ lạc quan và học cách “bao dung” với những “rắc rối”, chuyện của hai bạn sẽ đơn giản vô cùng.
- Gặp người ta để giải toả vướng mắc:
Thay vì một mình ôm cục tức to tướng, tự mình suy diễn lung tung, sao không gặp ấy để tìm câu trả lời. To tiếng là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên, sau một hồi lời qua tiếng lại, thể nào hai người lại chẳng “ngộ” ra vấn đề của nhau, từ đấy tìm cách giải quyết?. “Đối đầu” kiểu trực diện như thế có phải vừa nhanh gọn lạ, vừa tránh được tên bay đạn lạc không?
- Tin tưởng “người kia”:
Những chuyện bé xé ra to thường bắt nguồn từ những nỗi sợ vô lý - đấy là do bạn thiếu niềm tin vào ai kia. Chỉ cần bạn có niềm tin, người ta cũng sẽ bị lây lan niềm tin đó của bạn.
...mà nếu không biết cách “tiết chế”, “người chủ trương tạo sóng gió” sẽ “chết chìm” trong mớ bòng bong do mình tạo nên….
Vì thế, thay vì cứ “phóng to”, hãy “thu nhỏ”mọi chuyện.
- Hãy nghĩ mình sẽ trở nên cực kì xấu xí. Bởi những phút “bốc đồng” khiến người ta “ấn tượng” đến không thể quên, hậu quả là “những khoảnh khắc xấu xí” đấy sẽ được lưu giữ “dài hạn” trong bộ nhớ. Nguy hiểm ở chỗ, mỗi lần bạn “lên cơn”(dù nhỏ), thì “chuyện cũ” sẽ được lôi ra truy cứu. Bạn có muốn điểm 10 tròn trĩnh của mình bị trừ một cách thảm hại trong mắt ai kia. Khi nghĩ đến hình ảnh “xuống cấp” của mình, bạn sẽ biết cách kiềm chế hơn đấy.
- Nghĩ 1001 lần trước khi…lên cơn:
Bạn chỉ nghĩ đơn giản rằng: đốt một lá thư, đập một cái điện thoại…là cách tốt nhất để hạ hoả, thế nhưng, “hậu quả” sau cơn giận lại không “sướng” như bạn nghĩ?. Khi cơn giận xì hơi, bạn sẽ tiếc hùi hụi vì không thể “phục hồi” những cánh thư tình củm, những tin nhắn dễ thương. Không những thế, bạn sẽ phải “ăn năn hối lỗi” cả đời (có thể lắm chứ?) vì lỡ để mất những “kỷ vật” quí báu ấy. Nguy hiểm hơn, bạn có “nguy cơ” mất đi một tình cảm đẹp nữa đấy.
- Hãy nghĩ mọi chuyện đơn giản đi:
Rằng thì lạ quen nhau thì chẳng có lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, thay vì cứ làm ầm ĩ lên, sao bạn không thử nghĩ mọi chuyện thoáng đi một chút, có phải dễ thở hơn không? Khi “chuyện bé” được “xé to” quá mức sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Người ta vẫn bảo: “Ta hồn nhiên rồi ta sẽ bình yên mà”. Cứ lạc quan và học cách “bao dung” với những “rắc rối”, chuyện của hai bạn sẽ đơn giản vô cùng.
- Gặp người ta để giải toả vướng mắc:
Thay vì một mình ôm cục tức to tướng, tự mình suy diễn lung tung, sao không gặp ấy để tìm câu trả lời. To tiếng là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên, sau một hồi lời qua tiếng lại, thể nào hai người lại chẳng “ngộ” ra vấn đề của nhau, từ đấy tìm cách giải quyết?. “Đối đầu” kiểu trực diện như thế có phải vừa nhanh gọn lạ, vừa tránh được tên bay đạn lạc không?
- Tin tưởng “người kia”:
Những chuyện bé xé ra to thường bắt nguồn từ những nỗi sợ vô lý - đấy là do bạn thiếu niềm tin vào ai kia. Chỉ cần bạn có niềm tin, người ta cũng sẽ bị lây lan niềm tin đó của bạn.
Theo Mực Tím