- Tham gia
- 21/6/2013
- Bài viết
- 205
Trong số báo đầu tiên của tháng Chín, Sinh Viên Việt Nam trở lại vấn đề thủ khoa và thất nghiệp đã được báo Sinh Viên Việt Nam số 34 và các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến nhiều trong những tuần qua. Khách mời là ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc Phát triển Nguồn nhân lực HDBank và ông Vũ Tuấn Anh, Viện trưởng Viện Quản lý Việt Nam.
Những thủ khoa đã chủ động trang bị thêm các kỹ năng mềm ngay từ những năm đầu tiên ở giảng đường có rất nhiều lựa chọn việc làm. Trong ảnh là Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc nâm 2013 tại Hà Nội. Ảnh: Dương Triều
Gần đây báo chí nêu nhiều đến việc thủ khoa đầu ra của nhiều trường đại học mà vẫn thất nghiệp, các ông nghĩ sao về điều này?
Ông Nguyễn Anh Vũ: Các bạn có bằng thủ khoa chắc chắn sẽ được ưu tiên tuyển dụng. Tuy nhiên, vẫn cần phải xem xét thái độ làm việc của các thủ khoa vì môi trường học và môi trường thực tế khác nhau. Môi trường học được chuẩn hóa và có giới hạn rõ ràng nên các thủ khoa có thể rất giỏi trong môi trường này nhưng chưa chắc đã hiệu quả trong môi trường tại các doanh nghiệp nơi mà yêu cầu sự linh hoạt và chủ động rất cao.
Đặc biệt, với suy nghĩ là mình chỉ làm đúng ngành đã học sẽ gây khó khăn rất nhiều cho cơ hội tìm việc của các thủ khoa. Các kiến thức chúng ta biết ở trong trường học là rất nhỏ và các thủ khoa vẫn cần phải tiếp tục rèn luyện và học hỏi thêm từng ngày. Bên cạnh đó tôi nhận thấy cách các bạn tìm việc còn thụ động, chủ yếu là nộp đơn xin việc và ngồi đợi, các bạn cần mở rộng các mối quan hệ từ các anh/ chị khóa trước, các câu lạc bộ doanh nhân, các câu lạc bộ trong trường, các hoạt động tình nguyện cộng đồng, các giảng viên trong trường… Chính suy nghĩ thụ động đã làm giới hạn các khả năng của thủ khoa.
Ông Vũ Tuấn Anh: Hiện tượng thủ khoa thất nghiệp trên phương diện lý thuyết là bình thường vì môi trường đại học và môi trường làm việc là hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Có thể nói học lực chỉ là tấm vé để lọt vòng 2-3 trong cả quá trình chọn lựa ứng viên của nhà tuyển dụng. Nói cách khác, nhà tuyển dụng có những yêu cầu riêng và quan điểm riêng. Tuy nhiên, họ là người quyết định chứ không phải nhà trường và bản thân các sinh viên.
Trong một số ngành nhất định đòi hỏi chuyên môn và kiến thức chuyên ngành sâu, thủ khoa sẽ có những lợi thế rõ rệt. Tại những công ty này, ngành nghề này, yếu tố chuyên môn và kiến thức chuyên ngành chiếm tỷ trọng cao trong quyết định tuyển dụng. Ví dụ các viện nghiên cứu, các công ty về kỹ thuật như thiết kế xây dựng hoặc y khoa…
Tuy nhiên, những ngành nghề có tính ứng dụng cao thì thủ khoa chưa chắc đã là tốt và phù hợp. Ngành quảng cáo chẳng hạn. Một bạn sinh viên có thể có điểm tốt nghiệp rất cao vì suốt ngày học và làm đúng những gì giảng viên nói. Kết quả sẽ rất cao. Còn bạn A thì ngoài việc học còn phân bổ thời gian đi làm các dự án… và điểm tổng kết kém bạn đầu tiên một chút (ví dụ bạn đầu tiên là 8.0, bạn A là 7.0). Nhà tuyển dụng sẽ thích bạn A hơn vì kiến thức tốt + kinh nghiệm.
Theo các ông, nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ đâu?
Ông Nguyễn Anh Vũ: Nếu các bạn nhìn vào các chương trình tuyển quản trị viên tập sự của các tập đoàn lớn như Unilever, Holcim, Samsung, P&G, Coca, Pepsi … thì chắc chắn yếu tố điểm số cao vẫn được quan tâm và thủ khoa vẫn được ưu tiên. Tuy nhiên, để tạo ra hiệu quả làm việc tối đa thì tại các tập đoàn này họ thường phải áp dụng phương thức làm việc nhóm, chính vì vậy các kỹ năng liên quan đến làm việc nhóm sẽ trở thành yếu tố quyết định cho việc tuyển dụng của họ. Trong khi đó, đôi khi các thủ khoa của chúng ta lại có kỹ năng làm việc nhóm không tốt và đây cũng là điểm yếu của hầu hết sinh viên ngày nay.
Ông Vũ Tuấn Anh: Thủ khoa chỉ làm việc tốt khi và chỉ khi các chương trình học, giảng viên và các hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn doanh nghiệp hay ngành nghề mà nhà trường đào tạo. Tôi không dám lạm bàn sâu, chỉ lấy một số ví dụ nhỏ để chúng ta đánh giá. Có rất nhiều trường đào tạo về ngành nhân sự và trong đó có môn dạy về tuyển dụng. Một chuyên viên tuyển dụng trong một năm có thể phải phỏng vấn từ 100-200 ứng viên. Câu hỏi đặt ra: Bao nhiêu phần trăm giảng viên đang đứng giảng về môn tuyển dụng đã tham gia tuyển dụng thực tế tại công ty hoặc chí ít đã có thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Như vậy chương trình học và làm không có sự tương thích giữa bài giảng, giảng viên, cách thức thực hiện.
Các ông có nhắn nhủ gì với các bạn thủ khoa không?
Ông Nguyễn Anh Vũ: Theo quy luật tự nhiên, cái gì xã hội đang thiếu thì sẽ phát triển, cái gì thừa thì sẽ không phát triển. Chính vì vậy nếu ngành nghề mình chọn đang thừa nhân lực thì rõ ràng là mình cần chủ động để chuyển sang ngành khác, không phải lỗi của các bạn sinh viên trong việc chọn ngành không phù hợp nhưng các bạn cần phải chủ động quyết định cho cuộc đời của mình.
Tôi vẫn khuyên các bạn là nếu có cơ hội được làm việc đóng góp cho bản thân và xã hội thì bạn nên làm cho dù là không phù hợp với chuyên ngành bạn đã học vì dù sao cũng tốt hơn là bạn lãng phí thời gian, sức lực và tuổi trẻ của bạn. Và nói thật biết đâu khi bạn làm công việc trái ngành này thì bạn sẽ đam mê nó và biết là mình đã chọn sai ngành đã học.
Ông Vũ Tuấn Anh: Khi ra trường các bạn có những chọn lựa: Thất nghiệp tương đối (đi làm những ngành nghề không có liên quan); Thất nghiệp tuyệt đối (ở nhà và cố gắng tìm các công việc phù hợp với mình); Làm việc tạm thời (các ngành liên quan chút ít tới ngành nghề chính mình được đào tạo trong trường đại học). Giải pháp thứ nhất và thứ ba là phù hợp vì không phải lúc nào công việc đầu tiên cũng là đúng công việc mơ ước và vì chưa đủ kinh nghiệm, chưa có đợt tuyển dụng, tiếng Anh yếu… Vì vậy, đi làm ngay là tốt vì đi làm để học cách làm việc và quan trọng hơn là tự mình sống được.
Các bạn cần nhìn nhận lại mình một cách thành thật và xem mình là ai để mình phấn đấu. Đừng ảo tưởng! Có thể bạn là thủ khoa nhưng thật sự bạn chỉ là nhân viên bình thường trong con mắt nhà tuyển dụng. Hãy quên mình là thủ khoa đi và đánh giá mình là ai và mình thật sự làm được những cái gì. Bạn Nguyễn Thị Huệ (trong bài Thủ khoa cũng lo thất nghiệp (*) trên Sinh Viên Việt Nam số 33- PV) có thể đã quá tự hào với cái tôi của mình và bản thân gia đình đã tạo sức ép lên chính bạn.
Nhiều bạn sinh viên đi du học ở những trường uy tín về nước cũng thất nghiệp. Do đó, việc thủ khoa thất nghiệp là một chuyện hết sức bình thường. Huệ cần đánh giá lại bản thân. Tiếp theo bạn nên mở rộng các loại hình công ty và tổ chức tham dự tuyển dụng: Công ty trong và ngoài nước, tư nhân/ nhà nước/cổ phần … Không có công ty nào thấp kém đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp.
Cảm ơn các ông!
Ông Vũ Tuấn Anh có gần 20 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở vị trí giảng viên đại học, chuyên viên và trưởng phòng nhân sự tại các công ty: Coats Phong Phú, Stelecom, CMC, REE, Harvey Nash, Saigon Tech.
Ông Nguyễn Anh Vũ đã từng có nhiều năm làm Giám đốc Nhân sự của ngân hàng An Bình và Trưởng phòng nhân sự của tập đoàn Unilever.
“Nghĩ đến sự ra đi khi vừa mới đến”
Tôi chia sẻ những ý kiến dưới góc nhìn của người phụ trách phòng Quan hệ Doanh nghiệp của trường ĐH Kinh tế Tài chính, TP. HCM (UEF) và đồng thời cũng là một chuyên gia giáo dục, đặc biệt trong mảng Phát triển Kỹ năng Nghề nghiệp sinh viên đại học.
Với kinh nghiệm làm việc với hàng trăm các nhà tuyển dụng, đặc biệt là các nhà tuyển dụng của các tập đoàn đa quốc gia, tôi nhận thấy, họ không quan tâm bạn có phải là thủ khoa hay không? Danh “Thủ khoa” của sinh viên thật sự có ý nghĩa trong ngày Tốt nghiệp thể hiện sự nỗ lực trong quãng thời gian học tập của bạn tại trường đại học. Tuy nhiên, vào xã hội, chức danh ấy chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn không có được những kiến thức, kỹ năng, tố chất mà nhà tuyển dụng đang cần.
Tôi ví dụ, một sinh viên UEF năm nay vừa được chọn vào làm việc tại tập đoàn Neilsen – tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ, Nguyễn Ngọc Lan Anh (sinh viên loại khá và đầu vào chỉ ở điểm sàn) đã tâm sự rằng họ chẳng cần nhìn đến bảng điểm, đừng nói là bằng cấp. Cái họ tìm là sinh viên ấy có được những tố chất và kỹ năng, kiến thức thích ứng công việc, đặc biệt là vượt qua được các vòng thi tuyển và phỏng vấn.
Thành công trong quá trình tìm việc chỉ có khi bạn để ý đến sự “Phù hợp”. Phù hợp ở đây có nghĩa là: Tố chất con người bạn phù hợp với văn hóa của tổ chức ấy, ngành nghề công việc bạn chọn phù hợp với sở trường và sự đam mê của bạn. Vị trí công việc chọn phù hợp với trình độ Kiến thức, Kỹ năng và Kinh nghiệm của mình. Đôi khi các thủ khoa cần phải hy sinh cái tôi của mình để bắt đầu những công việc thật nhỏ, không lương để tăng dần những kỹ năng còn khiếm khuyết của mình. Đó là một bước đà, tạo một đường băng để cất cánh.
Nếu sinh viên đợi đến ngày ra trường mới nghĩ đến việc tìm việc làm thì quá trễ. Hãy “nghĩ đến sự ra đi khi vừa mới đến”. Bạn phải mường tượng mình sẽ là ai sau bốn năm học, mình sẽ bước vào công ty như thế nào hay khởi nghiệp ra sao. Chính điều đó là yếu tố then chốt giúp bạn nhận ra những yêu cầu tuyển dụng của công ty ấy để từ đó nhận rõ điểm mạnh điểm yếu của mình và chuẩn bị để thích ứng.
Những thủ khoa đã chủ động trang bị thêm các kỹ năng mềm ngay từ những năm đầu tiên ở giảng đường có rất nhiều lựa chọn việc làm. Trong ảnh là Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc nâm 2013 tại Hà Nội. Ảnh: Dương Triều
Gần đây báo chí nêu nhiều đến việc thủ khoa đầu ra của nhiều trường đại học mà vẫn thất nghiệp, các ông nghĩ sao về điều này?
Ông Nguyễn Anh Vũ: Các bạn có bằng thủ khoa chắc chắn sẽ được ưu tiên tuyển dụng. Tuy nhiên, vẫn cần phải xem xét thái độ làm việc của các thủ khoa vì môi trường học và môi trường thực tế khác nhau. Môi trường học được chuẩn hóa và có giới hạn rõ ràng nên các thủ khoa có thể rất giỏi trong môi trường này nhưng chưa chắc đã hiệu quả trong môi trường tại các doanh nghiệp nơi mà yêu cầu sự linh hoạt và chủ động rất cao.
Đặc biệt, với suy nghĩ là mình chỉ làm đúng ngành đã học sẽ gây khó khăn rất nhiều cho cơ hội tìm việc của các thủ khoa. Các kiến thức chúng ta biết ở trong trường học là rất nhỏ và các thủ khoa vẫn cần phải tiếp tục rèn luyện và học hỏi thêm từng ngày. Bên cạnh đó tôi nhận thấy cách các bạn tìm việc còn thụ động, chủ yếu là nộp đơn xin việc và ngồi đợi, các bạn cần mở rộng các mối quan hệ từ các anh/ chị khóa trước, các câu lạc bộ doanh nhân, các câu lạc bộ trong trường, các hoạt động tình nguyện cộng đồng, các giảng viên trong trường… Chính suy nghĩ thụ động đã làm giới hạn các khả năng của thủ khoa.
Ông Vũ Tuấn Anh: Hiện tượng thủ khoa thất nghiệp trên phương diện lý thuyết là bình thường vì môi trường đại học và môi trường làm việc là hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Có thể nói học lực chỉ là tấm vé để lọt vòng 2-3 trong cả quá trình chọn lựa ứng viên của nhà tuyển dụng. Nói cách khác, nhà tuyển dụng có những yêu cầu riêng và quan điểm riêng. Tuy nhiên, họ là người quyết định chứ không phải nhà trường và bản thân các sinh viên.
Trong một số ngành nhất định đòi hỏi chuyên môn và kiến thức chuyên ngành sâu, thủ khoa sẽ có những lợi thế rõ rệt. Tại những công ty này, ngành nghề này, yếu tố chuyên môn và kiến thức chuyên ngành chiếm tỷ trọng cao trong quyết định tuyển dụng. Ví dụ các viện nghiên cứu, các công ty về kỹ thuật như thiết kế xây dựng hoặc y khoa…
Tuy nhiên, những ngành nghề có tính ứng dụng cao thì thủ khoa chưa chắc đã là tốt và phù hợp. Ngành quảng cáo chẳng hạn. Một bạn sinh viên có thể có điểm tốt nghiệp rất cao vì suốt ngày học và làm đúng những gì giảng viên nói. Kết quả sẽ rất cao. Còn bạn A thì ngoài việc học còn phân bổ thời gian đi làm các dự án… và điểm tổng kết kém bạn đầu tiên một chút (ví dụ bạn đầu tiên là 8.0, bạn A là 7.0). Nhà tuyển dụng sẽ thích bạn A hơn vì kiến thức tốt + kinh nghiệm.
Theo các ông, nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ đâu?
Ông Nguyễn Anh Vũ: Nếu các bạn nhìn vào các chương trình tuyển quản trị viên tập sự của các tập đoàn lớn như Unilever, Holcim, Samsung, P&G, Coca, Pepsi … thì chắc chắn yếu tố điểm số cao vẫn được quan tâm và thủ khoa vẫn được ưu tiên. Tuy nhiên, để tạo ra hiệu quả làm việc tối đa thì tại các tập đoàn này họ thường phải áp dụng phương thức làm việc nhóm, chính vì vậy các kỹ năng liên quan đến làm việc nhóm sẽ trở thành yếu tố quyết định cho việc tuyển dụng của họ. Trong khi đó, đôi khi các thủ khoa của chúng ta lại có kỹ năng làm việc nhóm không tốt và đây cũng là điểm yếu của hầu hết sinh viên ngày nay.
Ông Vũ Tuấn Anh: Thủ khoa chỉ làm việc tốt khi và chỉ khi các chương trình học, giảng viên và các hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn doanh nghiệp hay ngành nghề mà nhà trường đào tạo. Tôi không dám lạm bàn sâu, chỉ lấy một số ví dụ nhỏ để chúng ta đánh giá. Có rất nhiều trường đào tạo về ngành nhân sự và trong đó có môn dạy về tuyển dụng. Một chuyên viên tuyển dụng trong một năm có thể phải phỏng vấn từ 100-200 ứng viên. Câu hỏi đặt ra: Bao nhiêu phần trăm giảng viên đang đứng giảng về môn tuyển dụng đã tham gia tuyển dụng thực tế tại công ty hoặc chí ít đã có thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Như vậy chương trình học và làm không có sự tương thích giữa bài giảng, giảng viên, cách thức thực hiện.
Các ông có nhắn nhủ gì với các bạn thủ khoa không?
Ông Nguyễn Anh Vũ: Theo quy luật tự nhiên, cái gì xã hội đang thiếu thì sẽ phát triển, cái gì thừa thì sẽ không phát triển. Chính vì vậy nếu ngành nghề mình chọn đang thừa nhân lực thì rõ ràng là mình cần chủ động để chuyển sang ngành khác, không phải lỗi của các bạn sinh viên trong việc chọn ngành không phù hợp nhưng các bạn cần phải chủ động quyết định cho cuộc đời của mình.
Tôi vẫn khuyên các bạn là nếu có cơ hội được làm việc đóng góp cho bản thân và xã hội thì bạn nên làm cho dù là không phù hợp với chuyên ngành bạn đã học vì dù sao cũng tốt hơn là bạn lãng phí thời gian, sức lực và tuổi trẻ của bạn. Và nói thật biết đâu khi bạn làm công việc trái ngành này thì bạn sẽ đam mê nó và biết là mình đã chọn sai ngành đã học.
Ông Vũ Tuấn Anh: Khi ra trường các bạn có những chọn lựa: Thất nghiệp tương đối (đi làm những ngành nghề không có liên quan); Thất nghiệp tuyệt đối (ở nhà và cố gắng tìm các công việc phù hợp với mình); Làm việc tạm thời (các ngành liên quan chút ít tới ngành nghề chính mình được đào tạo trong trường đại học). Giải pháp thứ nhất và thứ ba là phù hợp vì không phải lúc nào công việc đầu tiên cũng là đúng công việc mơ ước và vì chưa đủ kinh nghiệm, chưa có đợt tuyển dụng, tiếng Anh yếu… Vì vậy, đi làm ngay là tốt vì đi làm để học cách làm việc và quan trọng hơn là tự mình sống được.
Các bạn cần nhìn nhận lại mình một cách thành thật và xem mình là ai để mình phấn đấu. Đừng ảo tưởng! Có thể bạn là thủ khoa nhưng thật sự bạn chỉ là nhân viên bình thường trong con mắt nhà tuyển dụng. Hãy quên mình là thủ khoa đi và đánh giá mình là ai và mình thật sự làm được những cái gì. Bạn Nguyễn Thị Huệ (trong bài Thủ khoa cũng lo thất nghiệp (*) trên Sinh Viên Việt Nam số 33- PV) có thể đã quá tự hào với cái tôi của mình và bản thân gia đình đã tạo sức ép lên chính bạn.
Nhiều bạn sinh viên đi du học ở những trường uy tín về nước cũng thất nghiệp. Do đó, việc thủ khoa thất nghiệp là một chuyện hết sức bình thường. Huệ cần đánh giá lại bản thân. Tiếp theo bạn nên mở rộng các loại hình công ty và tổ chức tham dự tuyển dụng: Công ty trong và ngoài nước, tư nhân/ nhà nước/cổ phần … Không có công ty nào thấp kém đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp.
Cảm ơn các ông!
Ông Vũ Tuấn Anh có gần 20 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở vị trí giảng viên đại học, chuyên viên và trưởng phòng nhân sự tại các công ty: Coats Phong Phú, Stelecom, CMC, REE, Harvey Nash, Saigon Tech.
Ông Nguyễn Anh Vũ đã từng có nhiều năm làm Giám đốc Nhân sự của ngân hàng An Bình và Trưởng phòng nhân sự của tập đoàn Unilever.
“Nghĩ đến sự ra đi khi vừa mới đến”
Tôi chia sẻ những ý kiến dưới góc nhìn của người phụ trách phòng Quan hệ Doanh nghiệp của trường ĐH Kinh tế Tài chính, TP. HCM (UEF) và đồng thời cũng là một chuyên gia giáo dục, đặc biệt trong mảng Phát triển Kỹ năng Nghề nghiệp sinh viên đại học.
Với kinh nghiệm làm việc với hàng trăm các nhà tuyển dụng, đặc biệt là các nhà tuyển dụng của các tập đoàn đa quốc gia, tôi nhận thấy, họ không quan tâm bạn có phải là thủ khoa hay không? Danh “Thủ khoa” của sinh viên thật sự có ý nghĩa trong ngày Tốt nghiệp thể hiện sự nỗ lực trong quãng thời gian học tập của bạn tại trường đại học. Tuy nhiên, vào xã hội, chức danh ấy chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn không có được những kiến thức, kỹ năng, tố chất mà nhà tuyển dụng đang cần.
Tôi ví dụ, một sinh viên UEF năm nay vừa được chọn vào làm việc tại tập đoàn Neilsen – tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ, Nguyễn Ngọc Lan Anh (sinh viên loại khá và đầu vào chỉ ở điểm sàn) đã tâm sự rằng họ chẳng cần nhìn đến bảng điểm, đừng nói là bằng cấp. Cái họ tìm là sinh viên ấy có được những tố chất và kỹ năng, kiến thức thích ứng công việc, đặc biệt là vượt qua được các vòng thi tuyển và phỏng vấn.
Thành công trong quá trình tìm việc chỉ có khi bạn để ý đến sự “Phù hợp”. Phù hợp ở đây có nghĩa là: Tố chất con người bạn phù hợp với văn hóa của tổ chức ấy, ngành nghề công việc bạn chọn phù hợp với sở trường và sự đam mê của bạn. Vị trí công việc chọn phù hợp với trình độ Kiến thức, Kỹ năng và Kinh nghiệm của mình. Đôi khi các thủ khoa cần phải hy sinh cái tôi của mình để bắt đầu những công việc thật nhỏ, không lương để tăng dần những kỹ năng còn khiếm khuyết của mình. Đó là một bước đà, tạo một đường băng để cất cánh.
Nếu sinh viên đợi đến ngày ra trường mới nghĩ đến việc tìm việc làm thì quá trễ. Hãy “nghĩ đến sự ra đi khi vừa mới đến”. Bạn phải mường tượng mình sẽ là ai sau bốn năm học, mình sẽ bước vào công ty như thế nào hay khởi nghiệp ra sao. Chính điều đó là yếu tố then chốt giúp bạn nhận ra những yêu cầu tuyển dụng của công ty ấy để từ đó nhận rõ điểm mạnh điểm yếu của mình và chuẩn bị để thích ứng.
Theo SVVN