Thông báo tuyển sinh Thạc sĩ Tin học và Kỹ thuật máy tính (MICE) năm 2022

Trinh Mai

Banned
Tham gia
12/8/2021
Bài viết
1
Chương trình thạc sĩ Tin học và Kỹ thuật máy tính – Master of Informatics and Computer Engineering (MICE) là chương trình tích hợp kiến thức liên ngành bao gồm cả phần cứng và phần mềm, cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như AI, DS, IoT, tính toán thông minh, do ĐHQGHN cấp bằng – là đơn vị đào tạo uy tín, hàng đầu trong nước và thế giới

Chương trình hướng đến mục đích trang bị cho học viên những kiến thức nền tảng và kỹ năng công nghệ thông tin mới nhất, ở mức độ cao nhất để họ có thể dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp nếu học lên cao học ở nước ngoài, hoặc đảm nhận các vị trí quản lý, hoặc thành lập các công ty khởi nghiệp CNTT. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy tiên tiến thông qua các công trình thí nghiệm và các khóa học thực hành.

ĐIỂM MẠNH CHƯƠNG TRÌNH


– Phương pháp giảng dạy tiên tiến thông qua các dự án nghiên cứu và các khóa học thực hành có tính ứng dụng cao.

– Khối lượng kiến thức chuyên sâu và liên ngành bao gồm cả phần cứng và phần mềm được thiết kế hiện đại và thời sự cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, internet vạn vật, tính toán thông minh,…) và hoàn toàn phù hợp với đối tượng đang đi làm thuộc lĩnh vực này.

– Hệ thống phòng nghiên cứu thực hành hiện đại trong khu nghiên cứu liên ngành tại Hòa Lạc. Chủ đề nghiên cứu đa dạng và có tính ứng dụng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, y tế, kinh doanh.

– Giảng viên giảng dạy bằng tiếng Anh bởi các giáo sư, tiến sĩ của VNU-IS và trường đối tác, đại học uy tín ở Việt Nam và nước ngoài, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế chuyên sâu, có phương pháp giảng dạy, truyền đạt dễ hiểu, lý thú.

– Thời gian đào tạo có thể rút ngắn xuống 12 tháng (30 tín chỉ) tùy thuộc đầu vào của học viên và do Hội đồng tuyển sinh quyết định.

– Đào tạo theo phương thức tín chỉ. Lịch học bố trí linh hoạt vào buổi tối/cuối tuần và được bố trí phù hợp nhất đảm bảo các điều kiện học tập tốt nhất cho học viên, hoàn toàn phù hợp nhóm đối tượng học viên đang đi làm.

– Điều kiện đầu vào chương trình khá mở, linh hoạt.

– Học phí đóng trọn gói, không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác trong quá trình học tập

THÔNG TIN TUYỂN SINH

Chương trình tuyển chọn các ứng viên đã tốt nghiệp đại học, đáp ứng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội quy định, theo phương thức xét tuyển qua hai vòng: xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn.
Điều kiện xét tuyển:
  1. Điều kiện xét tuyển thẳng:
1.1. Điều kiện về văn bằng đại học Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Giỏi trở lên ngành đúng và phù hợp, bao gồm Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Kĩ thuật máy tính, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ).
1.2. Điều kiện về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh)
Có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ (quy định tại mục 2.3 của Thông báo này) tại thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển.
1.3. Quy định về điểm thưởng
– Đối với công trình nghiên cứu khoa học sinh viên:
(i) Đạt giải thưởng cấp ĐHQGHN hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: giải nhất: 0.2 điểm, giải nhì 0.15 điểm, giải ba 0.1 điểm, giải khuyến khích 0.07 điểm.
(ii) Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất 0.1 điểm, giải nhì 0.07 điểm, giải ba 0.05 điểm.
– Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí ISI: 0.3 điểm; bài báo đăng trên tạp chí Scopus/quốc tế khác: 0.2 điểm; bài báo đăng trên kỷ yếu Hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc tế/quốc gia: 0.15 điểm;
– Sinh viên có nhiều thành tích thì được tích lũy điểm thưởng nhưng không quá 0.5 điểm.

2. Điều kiện xét tuyển
:
2.1. Điều kiện về văn bằng đại học
– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp: Kĩ thuật máy tính; Khoa học máy tính; Tin học và Kĩ thuật máy tính; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; Kĩ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ kĩ thuật máy tính; Công nghệ thông tin; An toàn thông tin; Kĩ thuật phần mềm; Tin học công nghiệp; Điện tử-viễn thông;
– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Kĩ thuật máy tính/ Khoa học máy tính/ Tin học và Kĩ thuật máy tính/ Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu/ Kĩ thuật phần mềm/ Hệ thống thông tin/ Công nghệ kĩ thuật máy tính/ Công nghệ thông tin/ An toàn thông tin/ Quản lí công nghệ thông tin/ Quản lí hệ thống thông tin/ Kĩ thuật phần mềm/ Tin học công nghiệp và có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 03 học phần (09 tín chỉ). Các ngành gần bao gồm: Toán học; Toán ứng dụng; Toán cơ; Sư phạm Toán học; Toán-điều khiển máy tính; Thiết kế đồ họa; Công nghệ kỹ thuật điện, Điện tử; Điều khiển tự động; Truyền thông; Thương mại điện tử; Vật lý-tin học; Tin học môi trường; Tin học kinh tế; Tự động hoá; Xử lý thông tin; Kỹ thuật thông tin; Kỹ thuật viễn thông; Quản lí công nghệ thông tin; Quản lí hệ thống thông tin.

Ghi chú:
Ứng viên thuộc diện phải học bổ túc kiến thức được miễn các học phần đã học ở bậc đại học có số tín chỉ tương đương (được thể hiện trong bảng điểm đại học).

2.2. Điều kiện về kinh nghiệm công tác

Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học loại Khá trở lên và không thuộc diện bổ sung kiến thức: không yêu cầu kinh nghiệm công tác;

Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học dưới loại Khá hoặc thuộc diện phải học bổ sung kiến thức: yêu cầu ít nhất 18 tháng kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh.

2.3. Điều kiện về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh)

Ứng viên phải đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây:

(i) Có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam khi nhập học do cơ sở đào tạo trong nước cấp được công nhận ở ĐHQGHN hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương khác (còn trong thời hạn có giá trị) theo quy định IELTS (4.5), TOELF (460 ITP, 42 iBT), TOEIC (4 kỹ năng Reading 275, Listening 275, Speaking 120, Writing 120), Cambridge (A2 Key 140, B1 Preliminary 140, B2 First 140, B1 Business Preliminary 140, B2 Business Vantage 140), Aptis (B1 General);

Và có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam khi bắt đầu học các học phần chuyên môn (khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành) do cơ sở đào tạo trong nước cấp được công nhận ở ĐHQGHN hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương khác còn trong thời hạn có giá trị theo quy định: IELTS (5.5), TOEFL (543 ITP, 72 iBT), TOEIC (Reading 385, Listening 400, Speaking 160, Writing 150), Cambridge (B1 Preliminary 160, B2 First 160, C1 Advanced 160, B1 Business Preliminary 160, B2 Business Vantage 160, C1 Business Higher 160).

(ii) Có bằng đại học một trong các loại sau: ngành tiếng Anh; chương trình tiên tiến học bằng tiếng Anh theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam; bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận; chương trình song bằng học bằng tiếng Anh có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng ; chương trình đào tạo chuẩn quốc tế học bằng tiếng Anh, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao học bằng tiếng Anh của Đại học Quốc gia Hà Nội;

(iii) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong học tập là tiếng Anh, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

(iv) Ứng viên đã tốt nghiệp Trường Quốc tế được miễn chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 4/6 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) khi đăng kí dự tuyển vào các chương trình đào tạo sau đại học của Trường nếu đáp ứng các yêu cầu sau:

  1. Chương trình đào tạo trình độ đại học tại Trường Quốc tế yêu cầu điều kiện ngoại ngữ đầu vào tối thiểu là tiếng Anh tương đương bậc 4/6 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) và sử dụng tiếng Anh trong suốt quá trình đào tạo chuyên môn tại Trường.
b.Thí sinh tốt nghiệp bậc đại học của Trường Quốc tế trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày đăng kí dự tuyển đào tạo sau đại học vào Khoa.

(v) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm có chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển CTĐT thạc sĩ và thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra trước khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học;

(vi) Ứng viên là người nước ngoài mà tiếng Anh là bản ngữ hoặc một trong các ngôn ngữ chính.

Ghi chú: Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương) trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có) trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo.

Văn phòng tuyển sinh, Trường Quốc tế – ĐHQGHN
Nhà G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 08 665 874 68
 
×
Top Bottom