- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Ăn uống trên xe, nói chuyện ồn ào, và có khi còn âu yếm nhau ...là những thói quen xấu của một số bạn sinh viên trên các tuyến xe buýt.
Xe buýt là phương tiện đi lại phổ biến và rất hữu ích đối với các bạn sinh viên. Tuy nhiên, thay vì góp phần làm trong lành “môi trường” văn minh xe buýt thì rất nhiều sinh viên, cả nam lẫn nữ đang làm mất dần những thói quen và cư xử tốt đẹp bằng những hành động không đẹp khi đi xe.
Dù trên xe đã có bảng chú ý to đùng “Không được ăn quà xả rác trên xe”, nhưng các sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ vẫn vô tư mua hàng quán từ trạm xe buýt để ăn dọc đường.
Từ nước uống, bánh ngọt hay thậm chí cả thức ăn bỏ hộp đều được các bạn… mang lên xe ăn. Để đảm bảo không bị phát giác, các bạn cho hết đồ ăn vào ba lô, khi đã lên xe thì loay hoay tìm những ghế trống ở phía sau cùng ngồi ăn để không bị phát hiện.
Hậu quả là “Mùi thức ăn “cộng hưởng” với mùi máy lạnh có thể tạo thành “hương thơm” khó chịu cho mọi người trên xe. Ngọc Châu (sinh viên năm 2, ĐH CNTT) kể: Hôm trước ngồi trên xe buýt, tớ bắt gặp một cô nàng đang nhai nhồm nhoàm bịch bánh tráng trộn, khi cô nàng này ăn hết bịch bánh cũng là lúc một cô bạn khác ngồi bên cạnh ói mửa vì không chịu được “mùi hương” kinh khủng này. Chưa kể ăn xong, bạn này còn lén lút vứt bọc rác xuống gầm ghế của bạn ngồi phía trước. Con gái gì mà cẩu thả, vô ý vô tứ”.
“Bà tám” là căn bệnh mà hầu hết các sinh viên đều mắc phải, đáng buồn là căn bệnh này được phát tán ở mọi lúc mọi nơi, dù đã được nhắc nhở, cảnh cáo.
Thường thì các bạn quen biết nhau sẽ ngồi cùng nhau trên một chuyến xe buýt và khi càng có nhiều đồng môn, “dịch” bà tám lại càng bùng phát dữ dội. Văn Sang (sinh viên năm nhất, ĐH Công nghiệp) cho biết: “Có hôm tớ vô tình ngồi chung với nhóm, khoảng 5 - 6 sinh viên, cả nam lẫn nữ đang theo học một trường cao đẳng, tớ nhận biết được vì họ đều đang mặc đồng phục thể dục của trường.
Với số lượng áp đảo, những bạn này nhanh chóng chiếm trọn hàng ghế sau cùng của chiếc xe buýt. Vừa mới mua vé và ổn định xong chỗ ngồi, các bạn bắt đầu huyên thuyên về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, cười nói vang cả một góc xe, đến nỗi các bạn xung quanh đều tỏ thái độ không bằng lòng. Biết đã bị để ý nhưng các bạn này vẫn không tỏ thiện chí, chỉ đến khi bác tài xế to tiếng nhắc nhở và doạ cho xuống xe các bạn mới im thin thít. Nhưng tớ vẫn nghe tiếng thấy chửi thầm của một bạn nam trong nhóm này”.
Hẹn hò… trên xe buýt
Xe buýt được thiết kế bởi hai ghế đôi liền kề nhau, đây vô tình là điều kiện thuận lợi cho những cặp yêu nhau được ngồi gần nhau, t.ình tứ. Không hiếm hoi gì khi bắt gặp trên xe buýt cảnh tượng một nam một nữ ngồi nắm tay nhau, đầu bạn nữ gục vào lòng bạn nam một cách thân mật, lâu lâu còn thấy bạn nam vuốt tóc cho bạn nữ, hai người nhìn nhau cười âu yếm. Những hành động như thế được lặp đi lặp lại cho đến khi xe dừng trạm, khiến nhiều bạn sinh viên phải lắc đầu, thốt lên “Xe buýt biến thành công viên từ hồi nào”.
Kiên quyết không ngồi hàng ghế đầu
Nếu là dân đi xe buýt thường xuyên, hẳn bạn sinh viên nào cũng nhận diện được 2 hàng ghế đầu tiên thuộc hai dãy trên xe buýt là ghế-dành-riêng, hay còn gọi là ghế ưu tiên cho người già, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ mang thai. Rất nhiều bạn sinh viên bỏ qua hàng ghế này vì lí do “Ngồi ở đó xíu có người già lên xe phải nhường chỗ và đứng đến bến thì mệt lắm, ngu gì…”.
Vậy là tình trạng chen lấn, xô đẩy diễn ra ở vị trí giữa và cuối xe, mặc cho bác tài đã lên tiếng nhắc nhở để rồi chỉ biết lắc đầu ngán ngẫm trước những suy nghĩ và thói quen xấu của một bộ phận sinh viên bây giờ.
Vẫn còn nhiều tật xấu nữa đang được sinh viên duy trì khi đi xe buýt. Nếu không sớm nhận ra và sửa chữa, thì sinh viên đang tự làm xấu đi hình ảnh “những con người trẻ tuổi có học thức” của mình.
Xe buýt là phương tiện đi lại phổ biến và rất hữu ích đối với các bạn sinh viên. Tuy nhiên, thay vì góp phần làm trong lành “môi trường” văn minh xe buýt thì rất nhiều sinh viên, cả nam lẫn nữ đang làm mất dần những thói quen và cư xử tốt đẹp bằng những hành động không đẹp khi đi xe.
Dù trên xe đã có bảng chú ý to đùng “Không được ăn quà xả rác trên xe”, nhưng các sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ vẫn vô tư mua hàng quán từ trạm xe buýt để ăn dọc đường.
Từ nước uống, bánh ngọt hay thậm chí cả thức ăn bỏ hộp đều được các bạn… mang lên xe ăn. Để đảm bảo không bị phát giác, các bạn cho hết đồ ăn vào ba lô, khi đã lên xe thì loay hoay tìm những ghế trống ở phía sau cùng ngồi ăn để không bị phát hiện.
Hậu quả là “Mùi thức ăn “cộng hưởng” với mùi máy lạnh có thể tạo thành “hương thơm” khó chịu cho mọi người trên xe. Ngọc Châu (sinh viên năm 2, ĐH CNTT) kể: Hôm trước ngồi trên xe buýt, tớ bắt gặp một cô nàng đang nhai nhồm nhoàm bịch bánh tráng trộn, khi cô nàng này ăn hết bịch bánh cũng là lúc một cô bạn khác ngồi bên cạnh ói mửa vì không chịu được “mùi hương” kinh khủng này. Chưa kể ăn xong, bạn này còn lén lút vứt bọc rác xuống gầm ghế của bạn ngồi phía trước. Con gái gì mà cẩu thả, vô ý vô tứ”.
Hãy là người có văn hóa khi đi xe buýt
Khi xe buýt là… cái chợ“Bà tám” là căn bệnh mà hầu hết các sinh viên đều mắc phải, đáng buồn là căn bệnh này được phát tán ở mọi lúc mọi nơi, dù đã được nhắc nhở, cảnh cáo.
Thường thì các bạn quen biết nhau sẽ ngồi cùng nhau trên một chuyến xe buýt và khi càng có nhiều đồng môn, “dịch” bà tám lại càng bùng phát dữ dội. Văn Sang (sinh viên năm nhất, ĐH Công nghiệp) cho biết: “Có hôm tớ vô tình ngồi chung với nhóm, khoảng 5 - 6 sinh viên, cả nam lẫn nữ đang theo học một trường cao đẳng, tớ nhận biết được vì họ đều đang mặc đồng phục thể dục của trường.
Với số lượng áp đảo, những bạn này nhanh chóng chiếm trọn hàng ghế sau cùng của chiếc xe buýt. Vừa mới mua vé và ổn định xong chỗ ngồi, các bạn bắt đầu huyên thuyên về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, cười nói vang cả một góc xe, đến nỗi các bạn xung quanh đều tỏ thái độ không bằng lòng. Biết đã bị để ý nhưng các bạn này vẫn không tỏ thiện chí, chỉ đến khi bác tài xế to tiếng nhắc nhở và doạ cho xuống xe các bạn mới im thin thít. Nhưng tớ vẫn nghe tiếng thấy chửi thầm của một bạn nam trong nhóm này”.
Hẹn hò… trên xe buýt
Xe buýt được thiết kế bởi hai ghế đôi liền kề nhau, đây vô tình là điều kiện thuận lợi cho những cặp yêu nhau được ngồi gần nhau, t.ình tứ. Không hiếm hoi gì khi bắt gặp trên xe buýt cảnh tượng một nam một nữ ngồi nắm tay nhau, đầu bạn nữ gục vào lòng bạn nam một cách thân mật, lâu lâu còn thấy bạn nam vuốt tóc cho bạn nữ, hai người nhìn nhau cười âu yếm. Những hành động như thế được lặp đi lặp lại cho đến khi xe dừng trạm, khiến nhiều bạn sinh viên phải lắc đầu, thốt lên “Xe buýt biến thành công viên từ hồi nào”.
Kiên quyết không ngồi hàng ghế đầu
Nếu là dân đi xe buýt thường xuyên, hẳn bạn sinh viên nào cũng nhận diện được 2 hàng ghế đầu tiên thuộc hai dãy trên xe buýt là ghế-dành-riêng, hay còn gọi là ghế ưu tiên cho người già, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ mang thai. Rất nhiều bạn sinh viên bỏ qua hàng ghế này vì lí do “Ngồi ở đó xíu có người già lên xe phải nhường chỗ và đứng đến bến thì mệt lắm, ngu gì…”.
Vậy là tình trạng chen lấn, xô đẩy diễn ra ở vị trí giữa và cuối xe, mặc cho bác tài đã lên tiếng nhắc nhở để rồi chỉ biết lắc đầu ngán ngẫm trước những suy nghĩ và thói quen xấu của một bộ phận sinh viên bây giờ.
Vẫn còn nhiều tật xấu nữa đang được sinh viên duy trì khi đi xe buýt. Nếu không sớm nhận ra và sửa chữa, thì sinh viên đang tự làm xấu đi hình ảnh “những con người trẻ tuổi có học thức” của mình.