Xoanvpccnh
Thành viên
- Tham gia
- 31/5/2022
- Bài viết
- 1
Bản sao Giấy khai sinh được coi là một bản sao chính xác của giấy tờ gốc và có thể được sử dụng trong suốt cuộc đời của một người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể yêu cầu bản sao Giấy khai sinh cần được cập nhật hoặc xác nhận lại trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn khi sử dụng cho mục đích học tập, làm việc, du lịch hay các thủ tục pháp lý. Điều này có thể khác nhau tùy theo quy định của quốc gia và địa phương nơi bạn sống. Vậy cụ thể, thời hạn của bản sao giấy khai sinh được quy định như thế nào? Có thể xin trích lục giấy khai sinh ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Phí chứng thực giấy tờ tùy thân ở UBND phường và văn phòng công chứng có chênh nhau nhiều không?
1. Bản sao Giấy khai sinh có thời hạn bao lâu?
Khi nhắc đến bản sao, mọi người thường mặc định là bản photo được công chứng, chứng thực từ bản chính. Tuy nhiên theo Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao có 02 loại, tương tự bản sao Giấy khai sinh cũng vậy:
- Bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc là bản sao được cấp từ sổ gốc, do cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
- Bản sao Giấy khai sinh có chứng thực là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Về thời hạn sử dụng, đến nay không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao Giấy khai sinh.
>>> Xem thêm: Chi phí công chứng ngoài trụ sở đối với việc người bị ốm nặng, không đi lại được là bao nhiêu?
Nếu như các giấy tờ như Phiếu lý lịch tư pháp, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đều có thời hạn 06 tháng thì Giấy khai sinh là loại giấy tờ nhiều năm không thay đổi.
Khi sử dụng, tiếp nhận bản sao, Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP nhấn mạnh nguyên tắc:
- Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu.
Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
- Trường hợp tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.
Như vậy, bản sao Giấy khai sinh không có thời hạn sử dụng và khi đã xuất trình bản sao Giấy khai sinh thì không cần phải xuất trình thêm bản chính để đối chiếu.
2. Giá trị của bản sao Giấy khai sinh
Theo Điều 3 Nghị định 23/2015, giá trị của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:
- Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc và bản sao Giấy khai sinh chứng thực đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
3. Hướng dẫn xin cấp trích lục bản sao giấy khai sinh
Để xin cấp trích lục giấy khai sinh, bạn có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu khai sinh có yếu tố nước ngoài) để làm thủ tục.
>>> Xem thêm: Có cần cung cấp giấy khai sinh để thực hiện thủ tục làm sổ đỏ thừa kế?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:
- Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh;
- Giấy tờ tùy thân có ảnh còn giá trị sử dụng như Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu;
- Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền.
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ và phù hợp, công chức hộ tịch sẽ căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục giấy khai sinh. Đồng thời, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục cho người yêu cầu.
>>> Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền khi đi xin cấp trích lục khai sinh. Nếu không có quan hệ ruột thịt thì có cần phải thực hiện việc công chứng giấy ủy quyền hay không?
Trên đây là giải đáp về: Bản sao Giấy khai sinh có thời hạn bao lâu? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>> Xem thêm: Phí chứng thực giấy tờ tùy thân ở UBND phường và văn phòng công chứng có chênh nhau nhiều không?
1. Bản sao Giấy khai sinh có thời hạn bao lâu?
Khi nhắc đến bản sao, mọi người thường mặc định là bản photo được công chứng, chứng thực từ bản chính. Tuy nhiên theo Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao có 02 loại, tương tự bản sao Giấy khai sinh cũng vậy:
- Bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc là bản sao được cấp từ sổ gốc, do cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
- Bản sao Giấy khai sinh có chứng thực là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Về thời hạn sử dụng, đến nay không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao Giấy khai sinh.
>>> Xem thêm: Chi phí công chứng ngoài trụ sở đối với việc người bị ốm nặng, không đi lại được là bao nhiêu?
Nếu như các giấy tờ như Phiếu lý lịch tư pháp, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đều có thời hạn 06 tháng thì Giấy khai sinh là loại giấy tờ nhiều năm không thay đổi.
Khi sử dụng, tiếp nhận bản sao, Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP nhấn mạnh nguyên tắc:
- Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu.
Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
- Trường hợp tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.
Như vậy, bản sao Giấy khai sinh không có thời hạn sử dụng và khi đã xuất trình bản sao Giấy khai sinh thì không cần phải xuất trình thêm bản chính để đối chiếu.
2. Giá trị của bản sao Giấy khai sinh
Theo Điều 3 Nghị định 23/2015, giá trị của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:
- Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc và bản sao Giấy khai sinh chứng thực đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
3. Hướng dẫn xin cấp trích lục bản sao giấy khai sinh
Để xin cấp trích lục giấy khai sinh, bạn có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu khai sinh có yếu tố nước ngoài) để làm thủ tục.
>>> Xem thêm: Có cần cung cấp giấy khai sinh để thực hiện thủ tục làm sổ đỏ thừa kế?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:
- Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh;
- Giấy tờ tùy thân có ảnh còn giá trị sử dụng như Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu;
- Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền.
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ và phù hợp, công chức hộ tịch sẽ căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục giấy khai sinh. Đồng thời, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục cho người yêu cầu.
>>> Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền khi đi xin cấp trích lục khai sinh. Nếu không có quan hệ ruột thịt thì có cần phải thực hiện việc công chứng giấy ủy quyền hay không?
Trên đây là giải đáp về: Bản sao Giấy khai sinh có thời hạn bao lâu? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com