Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh cánh tay

tambinh

Banned
Tham gia
29/3/2016
Bài viết
2
Cột sống cổ là một trong hai vị trí chịu lực lớn của cột sống, đây lại là các khớp bán động nên rất dễ bị tổn thương khi vận động sai tư thế, chấn thương vào vùng cổ. Hơn nữa cột sống cổ là vị trí rất quan trọng vì có liên quan đến não bộ ở phía trên, tủy sống và các dây thần kinh đi qua. Nếu có chấn thương vùng cổ có thể gây liệt tứ chi do đứt tủy cổ, thậm chí tử vong do tụt hành não. Ngoài ra một tổn thương rất hay gặp ở cột sống cổ đó là thoát vị đĩa đệm.

Nguyên nhân

Nguyên nhân hay gặp nhất là do chấn thương vào vùng cổ. Ngoài ra có thể gặp do quá trình thoái hóa sinh học nhân nhầy đĩa đệm, vòng xơ theo tuổi, chịu áp lực cao đè nặng của đầu hoặc đội, mang vác nặng, có thể do khối u, nhiễm trùng.

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng như thế nào?

Tùy theo mức độ thoát vị mà có sự ảnh hưởng đến các thành phần xung quanh cũng như biểu hiện thành triệu chứng khác nhau Thông thường thoát vị thể trung tâm thường rất nặng, đặc biệt có chấn thương tủy cổ gây liệt tứ chi, rối loạn cảm giác. Vì thế chấn thương vùng cổ trong tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt thì việc cố định cột sống cổ là rất quan trọng.

Thể thoát vị bên hoặc phồng đĩa đệm: thường gây chèn ép vào đám rối thần kinh cánh tay, gây co cơ, đau nhức lan xuống tay.

Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh cánh tay

Triệu chứng cơ năng

+ Đau tại vùng cổ và vai gáy: đau lan từ cổ lên vùng chẩm, vùng bả vai, nếu mức độ chèn ép nặng có thể đau lan xuống tay.Tính chất đau: đau rát, đau nhức mỏi, buốt ở vùng da và do rễ thần kinh chi phối.

+ Có thể kèm theo tê bì rát bỏng da vùng bả vai, tê có thể lan xuống cánh tay, cẳng tay và bàn tay.

+ Nặng có thể gây teo cơ, hạn chế vận động, thiếu nuôi dưỡng và cảm giác bàn tay.

Khám

+ Ấn tại các điểm gai sống và cạnh cột sống bệnh nhân rất đau, đặc biệt tại vị trí thoát vị có thể đau lan xuống cánh tay.

+ Căng rễ thần kinh cổ (+): bệnh nhân ngồi thẳng, đẩy đầu bệnh nhân xoay nghiêng về bên lành bệnh nhân đau.

+ Hạn chế vận động các động tác cổ: cúi, ngửa cổ<40 độ, xoay nghiêng<45 độ.

Bác sỹ Vũ Thị Tươi
 
×
Quay lại
Top Bottom