- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Theo nhiều nhà tâm lí, mỗi người đều có một "vùng an toàn" cho mình. Đó có thể là gia đình, trường học, những người bạn thân…
Sự quen thuộc của “vùng an toàn” khiến người ta thấy yên tâm, thoải mái, tự tín, không lo điều bất trắc đột ngột xảy ra. Do vậy, nếu được lựa chọn, teen bao giờ cũng thích chọn “vùng an toàn” hơn là những thay đổi mới (ví dụ, đi trại hè, nhiều bạn chỉ thích được xếp chung nhóm với đứa bạn thân đi cùng; hay đi học thêm, bạn thường ngồi đúng chỗ quen thuộc dù điều đó là không bắt buộc). “Vùng an toàn” giúp cho người ta có cuộc sống dễ dàng, nhưng cũng chính nó là rào cản cho sự thay đổi.
Muốn dễ thích nghi với môi trường mới, bạn phải tập thay đổi thói quen, mà trước hết là tập bước ra khỏi “vùng an toàn”.
1. Từng bước đối mặt với nỗi sợ hãi
Điều giữ tụi mình ở lại "vùng an toàn" chính là vì…lo sợ (sợ không đủ kĩ năng đối phó với thử thách mới, sợ không có người chia sẻ, sợ…đủ thứ!). Cách vượt qua nỗi sợ dễ nhất chính là…chủ động đối mặt với nó! Bạn hãy ghi ra giấy tất cả những trở ngại mà bạn nghĩ rằng mình sẽ gặp ở môi trường mới, sau đó vạch kế hoạch (gồm những bước nhỏ) để dần dần có thể xua tan nỗi sợ của bản thân. (ví dụ bạn sợ đi học xa sẽ không có mẹ lo sẵn cơm nước như hồi mình còn ở nhà, sao bạn không thử xuống bếp tập nấu cơm?)
2. Thử "khác lạ" tí!
Một ngày nọ, cả lớp đều chú ý đến Hà (lớp 10 trường Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận) vì mái tóc ngắn ngủn đầy cá tính của bạn thay cho mài tóc dài bấy lâu nay. Sự trầm trồ của bạn bè đã là "phần thưởng" cho sự dám thay đổi, khác lạ của Hà. Khi làm một điều gì đó mà người thân, bạn bè hoặc ngay cả bạn không thể nghĩ đến sẽ cho bạn cơ hội trải nghiệm những điều rất thú vị, giúp bạn có cảm hứng để thay đổi nhiều hơn.
3. Kết thêm "bạn mới"
"Bạn mới" ở đây không có nghĩa là một người bạn mà còn là những điều mới lạ bạn chưa từng làm. Gặp một người bạn chưa hề quen biết. Đọc một cuốn sách của nhà văn chưa từng đọc. Tham gia thảo luận một chủ đề được nhiều người quan tâm tại Wikipedia… là những gợi ý cho bạn đấy!
4. Làm bạn với… chính mình!
Đi dự tiệc mà không có bạn thì chẳng vui, không học được vì không có bạn cùng nhóm. Teen thường giải thích như vậy mỗi khi không làm được gì đó. Đúng là, không có "cạ cứng" thì khó làm nên chuyện. Nhưng đôi khi, bạn cần phải "làm bạn với chính mình" để có những trải nghiệm tốt hơn. Buổi tiệc với những người xa lạ chính là cơ hội để bạn có thêm nhiều bạn mới…
5. Nhớ kí ức tích cực
Teen thường nhớ lại những cảm xúc, sự kiện tiêu cực trong quá khứ mà quên đi những thành công, cảm xúc tích cực. Đó là "chiếc bẫy" mà bạn cần phải tránh xa. Bởi điều đó sẽ khiến bạn luôn thận trọng quá mức. Hãy để những kí ức tốt đẹp dẫn đường, giúp bạn thoát khỏi "vùng an toàn" của chính mình để đón nhận những cơ hội mới.
Sự quen thuộc của “vùng an toàn” khiến người ta thấy yên tâm, thoải mái, tự tín, không lo điều bất trắc đột ngột xảy ra. Do vậy, nếu được lựa chọn, teen bao giờ cũng thích chọn “vùng an toàn” hơn là những thay đổi mới (ví dụ, đi trại hè, nhiều bạn chỉ thích được xếp chung nhóm với đứa bạn thân đi cùng; hay đi học thêm, bạn thường ngồi đúng chỗ quen thuộc dù điều đó là không bắt buộc). “Vùng an toàn” giúp cho người ta có cuộc sống dễ dàng, nhưng cũng chính nó là rào cản cho sự thay đổi.
1. Từng bước đối mặt với nỗi sợ hãi
Điều giữ tụi mình ở lại "vùng an toàn" chính là vì…lo sợ (sợ không đủ kĩ năng đối phó với thử thách mới, sợ không có người chia sẻ, sợ…đủ thứ!). Cách vượt qua nỗi sợ dễ nhất chính là…chủ động đối mặt với nó! Bạn hãy ghi ra giấy tất cả những trở ngại mà bạn nghĩ rằng mình sẽ gặp ở môi trường mới, sau đó vạch kế hoạch (gồm những bước nhỏ) để dần dần có thể xua tan nỗi sợ của bản thân. (ví dụ bạn sợ đi học xa sẽ không có mẹ lo sẵn cơm nước như hồi mình còn ở nhà, sao bạn không thử xuống bếp tập nấu cơm?)
2. Thử "khác lạ" tí!
Một ngày nọ, cả lớp đều chú ý đến Hà (lớp 10 trường Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận) vì mái tóc ngắn ngủn đầy cá tính của bạn thay cho mài tóc dài bấy lâu nay. Sự trầm trồ của bạn bè đã là "phần thưởng" cho sự dám thay đổi, khác lạ của Hà. Khi làm một điều gì đó mà người thân, bạn bè hoặc ngay cả bạn không thể nghĩ đến sẽ cho bạn cơ hội trải nghiệm những điều rất thú vị, giúp bạn có cảm hứng để thay đổi nhiều hơn.
3. Kết thêm "bạn mới"
"Bạn mới" ở đây không có nghĩa là một người bạn mà còn là những điều mới lạ bạn chưa từng làm. Gặp một người bạn chưa hề quen biết. Đọc một cuốn sách của nhà văn chưa từng đọc. Tham gia thảo luận một chủ đề được nhiều người quan tâm tại Wikipedia… là những gợi ý cho bạn đấy!
4. Làm bạn với… chính mình!
Đi dự tiệc mà không có bạn thì chẳng vui, không học được vì không có bạn cùng nhóm. Teen thường giải thích như vậy mỗi khi không làm được gì đó. Đúng là, không có "cạ cứng" thì khó làm nên chuyện. Nhưng đôi khi, bạn cần phải "làm bạn với chính mình" để có những trải nghiệm tốt hơn. Buổi tiệc với những người xa lạ chính là cơ hội để bạn có thêm nhiều bạn mới…
5. Nhớ kí ức tích cực
Teen thường nhớ lại những cảm xúc, sự kiện tiêu cực trong quá khứ mà quên đi những thành công, cảm xúc tích cực. Đó là "chiếc bẫy" mà bạn cần phải tránh xa. Bởi điều đó sẽ khiến bạn luôn thận trọng quá mức. Hãy để những kí ức tốt đẹp dẫn đường, giúp bạn thoát khỏi "vùng an toàn" của chính mình để đón nhận những cơ hội mới.