- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Dư luận những ngày vừa qua không ngừng xôn xao về việc nam ca sĩ trẻ T. vừa bước ra từ một cuộc thi âm nhạc và gặt hái được chút hào quang đã vội có thái độ ngôi sao, những cách hành xử rất thiếu chuyên nghiệp.
Đi trễ, nói xấu... là “chuyện nhỏ”?
Tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá và vốn tiếng Anh lưu loát, Mỹ Ngọc (24 tuổi, Q.3) ứng tuyển vào một tập đoàn lớn tại TP.HCM và nhanh chóng được nhận. Giọng nói ngọt ngào, ngoại hình xinh xắn và biết cách ăn mặc nên Ngọc nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nam đồng nghiệp. Ý thức được điều đó, Ngọc ngày càng chải chuốt, điệu đà mỗi khi đi làm.
Bàn làm việc của Ngọc ở công ty, bên cạnh màn hình laptop luôn là chiếc gương soi và túi phấn son được mở ra với “nhịp độ” mỗi tiếng một lần... Thay vì tập trung làm việc, Ngọc lại chú tâm hơn vào việc chăm chút nhan sắc. Ngọc cũng thường lắc đầu trước các hoạt động tập thể, thể thao ở cơ quan vì sợ va chạm, áo quần lấm lem... Sự thiếu hòa đồng, đỏm dáng của Ngọc khiến nhiều đồng nghiệp ngán ngẩm, lắc đầu và dần mất hứng thú làm việc cùng.
Ngọc Hoàng (27 tuổi, chuyên viên truyền thông) lại ấm ức về việc bị công ty cũ sa thải vì những lỗi theo bạn là “nhỏ như con thỏ”. “Tôi có một cái tật từ thời sinh viên là hay trễ giờ, nhưng mỗi lần trễ chỉ khoảng... 15-20 phút thôi. Vậy mà chỉ sau vài lần tôi đi họp trễ, sếp trưởng phòng đã báo cáo lên cấp trên và cho tôi nghỉ việc. Điều khiến tôi bức xúc là chuyên môn của tôi không đến nỗi nào. Với lại chẳng phải người ta hay nói “giờ dây thun là chuyện thường ngày ở huyện” đó sao?”, Hoàng cho biết.
Hỏi sâu hơn, Hoàng thừa nhận bên cạnh việc đi làm trễ thì Hoàng cũng thường nộp báo cáo dự án, hoàn thành công việc được giao trễ hơn hạn chót quy định. “Nhưng cùng lắm là một ngày thôi” - Hoàng chống chế.
“Những điểm mà người trẻ thường chủ quan cho là “chuyện nhỏ” như đi trễ, không hoàn thành công việc đúng thời hạn, nói xấu đồng nghiệp, để chuyện tư lấn át chuyện công... không hề là “chuyện nhỏ” - ThS Nguyễn Trần Phi Yến
Câu chuyện của Hoàng Anh (24 tuổi, nhân viên kế toán một công ty ở Q.1) lại về các hội “bà tám” trong cơ quan anh. “Thường vào giờ nghỉ trưa, các đồng nghiệp nữ hay lập hội nhóm ngồi lại với nhau và “tám” đủ mọi thứ. Nói mãi cũng hết đề tài nên họ quay ra bình phẩm, nói xấu những người... trong cơ quan! Họ cũng ít khi nào hỗ trợ nhiệt tình những đồng nghiệp khác nhóm hay làm ở mảng khác của công ty nếu thấy bản thân không được lợi lộc gì...” - Hoàng Anh kể.
Những “điểm trừ” đáng kể
Chuyện của công ty Hoàng Anh không chỉ dừng ở đó. Sau một thời gian chịu không thấu sự thiếu thiện chí hợp tác, thừa những thêu dệt ác ý của các hội “bà tám” trên, một số đồng nghiệp đã nộp đơn lên cấp trên để trình bày sự tình. Các “bà tám” sau đó quay sang dè chừng, nặng nhẹ với nhau khiến không khí trong cơ quan luôn căng thẳng, hiệu quả công việc theo đó giảm hẳn.
Theo ông Denis Jean Desjardins, giám đốc phát triển kinh doanh ở VN của CareerBuilder (trang việc làm trực tuyến lớn nhất tại Mỹ), điểm hạn chế chung thường gặp ở người Việt là thiếu kỹ năng mềm. Cụ thể, ông cho rằng kỹ năng quản lý thời gian, tính chuyên nghiệp... của lao động Việt thường phải được huấn luyện lại để hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh ý người Việt nên tuân thủ giờ giấc và trang phục đi làm hơn nếu muốn nâng cao tính chuyên nghiệp. “Tôi xin đơn cử một ví dụ. Nếu như người Nhật thường đến sớm hơn 15 phút trước giờ làm và luôn rất nghiêm túc, chỉn chu trong trang phục, thì ở VN các cuộc họp thường bắt đầu trễ hơn 15 phút và nhân viên ai nấy đều thong thả bước vào phòng họp. Tôi cũng từng chứng kiến một vài ứng viên đến dự buổi phỏng vấn tuyển dụng trong trang phục quần jeans. Cá nhân tôi sẽ không bao giờ tuyển dụng những người này, vì rõ ràng họ chưa tìm hiểu kỹ văn hóa doanh nghiệp trước khi tới”, ông phân tích.
Hiện vừa là giảng viên ĐH KHXH&NV TP.HCM vừa là nhà sáng lập, điều hành Zigzag Career (công ty chuyên tư vấn xây dựng thương hiệu cá nhân), ThS quản trị kinh doanh Nguyễn Trần Phi Yến cho biết bà có cơ hội tiếp xúc, dõi theo sự phát triển của nhiều bạn trẻ. “Từ một sinh viên trở thành người đi làm là một sự chuyển đổi quan trọng. Mỗi vai trò đều có những chuẩn mực riêng”, bà chia sẻ. Theo bà, đối với các bạn trẻ mới ra trường, “điểm trừ” lớn nhất là họ chưa tự trang bị cho bản thân kiến thức, tác phong làm việc chuyên nghiệp và văn hóa công sở. Điều này dẫn đến việc người trẻ làm việc theo thói quen, cảm tính và phớt lờ các quy chuẩn quan trọng.
Đồng quan điểm, ThS tâm lý Đào Lê Hòa An (phó giám đốc Trung tâm đào tạo kỹ năng sống Ý Tưởng Việt) cho rằng nhiều bạn trẻ hiện đang vô tư hủy hoại việc xây dựng hình ảnh và định vị thương hiệu bản thân bằng việc định giá sai những “chuyện nhỏ” trên. Ông lưu ý bên cạnh yếu tố năng lực, những việc tưởng chừng đơn giản như phát biểu ý kiến, quan tâm hỗ trợ đồng nghiệp, hòa mình cùng các hoạt động tập thể ở cơ quan... đều mang đến cơ hội cho người trẻ trong việc mở rộng mối quan hệ xã hội, thông qua đó hoàn thiện dần các kỹ năng còn hạn chế của bản thân.
Ông đưa ra lời khuyên người trẻ nên lập chiến lược hoàn thiện bản thân và kiên quyết theo đuổi mục tiêu đó, biết giữ chữ tín. “Ngoài ra bạn cũng cần tôn trọng, lắng nghe góp ý của cấp trên lẫn đồng nghiệp, bạn bè trong việc xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp”, ThS An đúc kết.
Đi trễ, nói xấu... là “chuyện nhỏ”?
Tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá và vốn tiếng Anh lưu loát, Mỹ Ngọc (24 tuổi, Q.3) ứng tuyển vào một tập đoàn lớn tại TP.HCM và nhanh chóng được nhận. Giọng nói ngọt ngào, ngoại hình xinh xắn và biết cách ăn mặc nên Ngọc nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nam đồng nghiệp. Ý thức được điều đó, Ngọc ngày càng chải chuốt, điệu đà mỗi khi đi làm.
Bàn làm việc của Ngọc ở công ty, bên cạnh màn hình laptop luôn là chiếc gương soi và túi phấn son được mở ra với “nhịp độ” mỗi tiếng một lần... Thay vì tập trung làm việc, Ngọc lại chú tâm hơn vào việc chăm chút nhan sắc. Ngọc cũng thường lắc đầu trước các hoạt động tập thể, thể thao ở cơ quan vì sợ va chạm, áo quần lấm lem... Sự thiếu hòa đồng, đỏm dáng của Ngọc khiến nhiều đồng nghiệp ngán ngẩm, lắc đầu và dần mất hứng thú làm việc cùng.
Ngọc Hoàng (27 tuổi, chuyên viên truyền thông) lại ấm ức về việc bị công ty cũ sa thải vì những lỗi theo bạn là “nhỏ như con thỏ”. “Tôi có một cái tật từ thời sinh viên là hay trễ giờ, nhưng mỗi lần trễ chỉ khoảng... 15-20 phút thôi. Vậy mà chỉ sau vài lần tôi đi họp trễ, sếp trưởng phòng đã báo cáo lên cấp trên và cho tôi nghỉ việc. Điều khiến tôi bức xúc là chuyên môn của tôi không đến nỗi nào. Với lại chẳng phải người ta hay nói “giờ dây thun là chuyện thường ngày ở huyện” đó sao?”, Hoàng cho biết.
Hỏi sâu hơn, Hoàng thừa nhận bên cạnh việc đi làm trễ thì Hoàng cũng thường nộp báo cáo dự án, hoàn thành công việc được giao trễ hơn hạn chót quy định. “Nhưng cùng lắm là một ngày thôi” - Hoàng chống chế.
“Những điểm mà người trẻ thường chủ quan cho là “chuyện nhỏ” như đi trễ, không hoàn thành công việc đúng thời hạn, nói xấu đồng nghiệp, để chuyện tư lấn át chuyện công... không hề là “chuyện nhỏ” - ThS Nguyễn Trần Phi Yến
Câu chuyện của Hoàng Anh (24 tuổi, nhân viên kế toán một công ty ở Q.1) lại về các hội “bà tám” trong cơ quan anh. “Thường vào giờ nghỉ trưa, các đồng nghiệp nữ hay lập hội nhóm ngồi lại với nhau và “tám” đủ mọi thứ. Nói mãi cũng hết đề tài nên họ quay ra bình phẩm, nói xấu những người... trong cơ quan! Họ cũng ít khi nào hỗ trợ nhiệt tình những đồng nghiệp khác nhóm hay làm ở mảng khác của công ty nếu thấy bản thân không được lợi lộc gì...” - Hoàng Anh kể.
Những “điểm trừ” đáng kể
Chuyện của công ty Hoàng Anh không chỉ dừng ở đó. Sau một thời gian chịu không thấu sự thiếu thiện chí hợp tác, thừa những thêu dệt ác ý của các hội “bà tám” trên, một số đồng nghiệp đã nộp đơn lên cấp trên để trình bày sự tình. Các “bà tám” sau đó quay sang dè chừng, nặng nhẹ với nhau khiến không khí trong cơ quan luôn căng thẳng, hiệu quả công việc theo đó giảm hẳn.
Theo ông Denis Jean Desjardins, giám đốc phát triển kinh doanh ở VN của CareerBuilder (trang việc làm trực tuyến lớn nhất tại Mỹ), điểm hạn chế chung thường gặp ở người Việt là thiếu kỹ năng mềm. Cụ thể, ông cho rằng kỹ năng quản lý thời gian, tính chuyên nghiệp... của lao động Việt thường phải được huấn luyện lại để hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh ý người Việt nên tuân thủ giờ giấc và trang phục đi làm hơn nếu muốn nâng cao tính chuyên nghiệp. “Tôi xin đơn cử một ví dụ. Nếu như người Nhật thường đến sớm hơn 15 phút trước giờ làm và luôn rất nghiêm túc, chỉn chu trong trang phục, thì ở VN các cuộc họp thường bắt đầu trễ hơn 15 phút và nhân viên ai nấy đều thong thả bước vào phòng họp. Tôi cũng từng chứng kiến một vài ứng viên đến dự buổi phỏng vấn tuyển dụng trong trang phục quần jeans. Cá nhân tôi sẽ không bao giờ tuyển dụng những người này, vì rõ ràng họ chưa tìm hiểu kỹ văn hóa doanh nghiệp trước khi tới”, ông phân tích.
Hiện vừa là giảng viên ĐH KHXH&NV TP.HCM vừa là nhà sáng lập, điều hành Zigzag Career (công ty chuyên tư vấn xây dựng thương hiệu cá nhân), ThS quản trị kinh doanh Nguyễn Trần Phi Yến cho biết bà có cơ hội tiếp xúc, dõi theo sự phát triển của nhiều bạn trẻ. “Từ một sinh viên trở thành người đi làm là một sự chuyển đổi quan trọng. Mỗi vai trò đều có những chuẩn mực riêng”, bà chia sẻ. Theo bà, đối với các bạn trẻ mới ra trường, “điểm trừ” lớn nhất là họ chưa tự trang bị cho bản thân kiến thức, tác phong làm việc chuyên nghiệp và văn hóa công sở. Điều này dẫn đến việc người trẻ làm việc theo thói quen, cảm tính và phớt lờ các quy chuẩn quan trọng.
Đồng quan điểm, ThS tâm lý Đào Lê Hòa An (phó giám đốc Trung tâm đào tạo kỹ năng sống Ý Tưởng Việt) cho rằng nhiều bạn trẻ hiện đang vô tư hủy hoại việc xây dựng hình ảnh và định vị thương hiệu bản thân bằng việc định giá sai những “chuyện nhỏ” trên. Ông lưu ý bên cạnh yếu tố năng lực, những việc tưởng chừng đơn giản như phát biểu ý kiến, quan tâm hỗ trợ đồng nghiệp, hòa mình cùng các hoạt động tập thể ở cơ quan... đều mang đến cơ hội cho người trẻ trong việc mở rộng mối quan hệ xã hội, thông qua đó hoàn thiện dần các kỹ năng còn hạn chế của bản thân.
Ông đưa ra lời khuyên người trẻ nên lập chiến lược hoàn thiện bản thân và kiên quyết theo đuổi mục tiêu đó, biết giữ chữ tín. “Ngoài ra bạn cũng cần tôn trọng, lắng nghe góp ý của cấp trên lẫn đồng nghiệp, bạn bè trong việc xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp”, ThS An đúc kết.
Theo Tuổi Trẻ