Thiết kế đồ họa (Graphic Design) là gì ? Câu hỏi có rất nhiều băn khoăn với người đang có ý định tìm hiểu học về ngành này
Câu 1: “Em đang theo học ngành Graphic Design nhưng cảm thấy mình chưa hiểu được rõ về cái cốt lõi của bộ môn này. Cốt lõi của Graphic là gì? Và của design là gì?”
Để trả lời câu hỏi trên, trước hết ta phải hiểu vai trò của Graphic Design (GD) trong thế giới này. Graphic Design là một nhánh trong Communication Design (Thiết kế Truyền Thông). Truyền thông ở đây là hoạt động truyền đạt thông tin từ chỗ này qua chỗ khác. Con người có 5 cổng để tiếp nhận thông tin. Vì vậy, khi ta muốn truyền đạt thứ gì đó tới con người, ta phải đưa thông tin đó qua 5 cổng đó, chính là ngũ giác quan: Thính giác, Thị giác, Xúc giác, Vị giác, Khứu giác. Ví dụ, khi ta muốn truyền đạt thông tin: “Tôi là một người đàn ông lịch lãm”, thì ta không thể chỉ nói miệng y như vậy. Ta phải dựa vào các giác quan của đối tượng để truyền đạt điều đó. Thị giác: cách ăn mặc, Khứu giác: nước hoa, Thính giác: giọng nói, Xúc giác: làn da, Vị giác: taste đồ ăn/cocktail. Nghệ thuật truyền thông qua các giác quan này tạo ra tất cả các thể loại design trong Communication Design.
Một vài ví dụ: ta có Sound Design cho Thính giác, ta có Perfume Design cho Khứu giác, hệ thống chữ nổi Braille cho Xúc giác, đầu bếp/bartender cho Vị giác, và cuối cùng, Graphic Design cho Thị giác. Chúng ta cũng có các ngành nghề kết hợp những giác quan trên với nhau như: Project Mapping (Thị giác + Thính giác), Game Design (Thị giác + Thính giác + Xúc giác), Print Design (Thị giác + Xúc giác), etc… Tóm lại ý thứ nhất, thiết kế đồ họa (Graphic Design) phục vụ mục đích truyền thông thông qua thị giác. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn Thiết kế đồ họa (Graphic Design) với Art. GD truyền thông có chủ đích, có động cơ, còn Art, trong đa số trường hợp, không cần đến.
Thứ hai là về Graphic Designer. Một người Graphic designer căn bản cũng giống như một nhà khoa học, nhưng thay vì nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại hóa chất lên con người, ta nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố thị giác (visual elements) lên con người. Mọi visual elements như màu sắc, hình khối, hình thể, etc… đều khơi gợi một ảnh hưởng nhất định lên tinh thần chúng ta. Graphic designers phải hiểu và điều khiển sự kết hợp của chúng để tạo nên tác dụng truyền thông hiệu quả, phục vụ một thông điệp nhất định. Màu này gợi lên điều gì? Hình khối này nói gì? Font ra sao? Kết hợp chúng thế nào? Ví dụ: khi ta dùng màu vàng và đỏ lên bao lì xì, thì ta đang nói đến sự may mắn, tài lộc, sum vầy của Tết. Hay khi ta dùng một font chữ viết tay điệu đàng để design một bức thư tình, thì đó là ta đang truyền tải tình cảm của ta qua đó, etc…
Kết lại, ta có thể hiểu thứ cốt lõi nhất của Thiết kế đồ họa (Graphic Design) là sự truyền tải thông điệp qua các visual elements. Và Graphic designers là những nhà khoa học nghiên cứu về sự tương quan giữa thị giác và tâm lý. Ta nghiên cứu, tìm tòi, kết hợp, xem tác dụng là gì, và cuối cùng là dùng nó để hoàn thành nhiệm vụ truyền thông cần thiết.
Câu 1: “Em đang theo học ngành Graphic Design nhưng cảm thấy mình chưa hiểu được rõ về cái cốt lõi của bộ môn này. Cốt lõi của Graphic là gì? Và của design là gì?”
Để trả lời câu hỏi trên, trước hết ta phải hiểu vai trò của Graphic Design (GD) trong thế giới này. Graphic Design là một nhánh trong Communication Design (Thiết kế Truyền Thông). Truyền thông ở đây là hoạt động truyền đạt thông tin từ chỗ này qua chỗ khác. Con người có 5 cổng để tiếp nhận thông tin. Vì vậy, khi ta muốn truyền đạt thứ gì đó tới con người, ta phải đưa thông tin đó qua 5 cổng đó, chính là ngũ giác quan: Thính giác, Thị giác, Xúc giác, Vị giác, Khứu giác. Ví dụ, khi ta muốn truyền đạt thông tin: “Tôi là một người đàn ông lịch lãm”, thì ta không thể chỉ nói miệng y như vậy. Ta phải dựa vào các giác quan của đối tượng để truyền đạt điều đó. Thị giác: cách ăn mặc, Khứu giác: nước hoa, Thính giác: giọng nói, Xúc giác: làn da, Vị giác: taste đồ ăn/cocktail. Nghệ thuật truyền thông qua các giác quan này tạo ra tất cả các thể loại design trong Communication Design.
Một vài ví dụ: ta có Sound Design cho Thính giác, ta có Perfume Design cho Khứu giác, hệ thống chữ nổi Braille cho Xúc giác, đầu bếp/bartender cho Vị giác, và cuối cùng, Graphic Design cho Thị giác. Chúng ta cũng có các ngành nghề kết hợp những giác quan trên với nhau như: Project Mapping (Thị giác + Thính giác), Game Design (Thị giác + Thính giác + Xúc giác), Print Design (Thị giác + Xúc giác), etc… Tóm lại ý thứ nhất, thiết kế đồ họa (Graphic Design) phục vụ mục đích truyền thông thông qua thị giác. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn Thiết kế đồ họa (Graphic Design) với Art. GD truyền thông có chủ đích, có động cơ, còn Art, trong đa số trường hợp, không cần đến.
Thứ hai là về Graphic Designer. Một người Graphic designer căn bản cũng giống như một nhà khoa học, nhưng thay vì nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại hóa chất lên con người, ta nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố thị giác (visual elements) lên con người. Mọi visual elements như màu sắc, hình khối, hình thể, etc… đều khơi gợi một ảnh hưởng nhất định lên tinh thần chúng ta. Graphic designers phải hiểu và điều khiển sự kết hợp của chúng để tạo nên tác dụng truyền thông hiệu quả, phục vụ một thông điệp nhất định. Màu này gợi lên điều gì? Hình khối này nói gì? Font ra sao? Kết hợp chúng thế nào? Ví dụ: khi ta dùng màu vàng và đỏ lên bao lì xì, thì ta đang nói đến sự may mắn, tài lộc, sum vầy của Tết. Hay khi ta dùng một font chữ viết tay điệu đàng để design một bức thư tình, thì đó là ta đang truyền tải tình cảm của ta qua đó, etc…
Kết lại, ta có thể hiểu thứ cốt lõi nhất của Thiết kế đồ họa (Graphic Design) là sự truyền tải thông điệp qua các visual elements. Và Graphic designers là những nhà khoa học nghiên cứu về sự tương quan giữa thị giác và tâm lý. Ta nghiên cứu, tìm tòi, kết hợp, xem tác dụng là gì, và cuối cùng là dùng nó để hoàn thành nhiệm vụ truyền thông cần thiết.