Thiên về ‘dạy chữ’, hạn chế ‘dạy người’

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Vạch ra đến 7 yếu kém, tồn tại, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH - PGS-TS Trần Thị Tâm Đan - đòi hỏi sách giáo khoa sau năm 2015 “cần có sự đổi mới về quan điểm giáo dục phổ thông”.

851e4fc4b220bc.img.jpg
Nhiều địa phương, cơ sở vật chất trường học còn nghèo nàn, tạm bợ.

Đây là phát biểu với nhiều chữ “chưa” nhất tại hội nghị lấy ý kiến chuyên gia kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” do đoàn giám sát của UBTVQH thực hiện ngày 15-7.

Cần sớm ban hành Đề án đổi mới SGK phổ thông
Theo bà Tâm Đan, chương trình SGK hiện tại “Chưa đổi mới chương trình và phương thức tổ chức dạy các môn về giáo dục thể chất, mỹ học”; chưa giải quyết phương án phân ban THPT, không đạt yêu cầu phát huy năng lực, sở trường của học sinh, không có tác dụng định hướng nghề nghiệp, không phục vụ được yêu cầu bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực. Đội ngũ giáo viên chưa được chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cho việc thực hiện, bất cập về số lượng, cơ cấu, phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Điều kiện làm việc cũng như đời sống giáo viên còn khó khăn, động lực làm việc suy giảm, không có điều kiện tự học nâng cao trình độ.

Chưa tạo nên được sự chuyển biến cơ bản của nhà trường phổ thông khi đó vẫn là lối giáo dục thiên về “dạy chữ”, hạn chế về “dạy người”, nặng về truyền thụ kiến thức, rất hạn chế về rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng sống, phương pháp học tập, phương pháp tư duy, năng lực giải quyết vấn đề trên cơ sở khoa học. Phương pháp dạy học, giáo dục vẫn mang nặng tính áp đặt hơn là phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. Cơ sở vật chất nhiều trường còn nghèo nàn, thiếu thốn.

Điểm lại ba lần cải cách giáo dục (năm 1950, 1956, 1979), GS-TS Trần Đình Hương đánh giá chương trình, sách giáo khoa đang hiện hành, nội dung nặng, quá tải, nặng lý thuyết, chưa gắn nhiều với thực tiễn, tính liên thông giữa các cấp trình độ ở phổ thông với giáo dục chuyên nghiệp, đại học còn thấp.

Đa phần đại biểu đều nhất trí rằng việc đổi mới chương trình SGK phổ thông là điều nên và cần làm. Tuy nhiên, sự đổi mới đó phải được thực hiện như thế nào nhằm đảm bảo kế thừa những thành tựu của VN và vận dụng hợp lý kinh nghiệm quốc tế, linh hoạt vùng miền sao cho phù hợp với mọi đối tượng, có tính khả thi cao. Đặc biệt, cần tránh cách xây dựng chương trình phổ thông theo quy trình ngược như hiện nay là chương trình và SGK được biên soạn, thử nghiệm, hoàn chỉnh và ký ban hành trước khi biên soạn chính thức.

Đại diện các sở GDĐT đề nghị cần sớm ban hành đề án đổi mới chương trình - SGK phổ thông sau 2015 để có đủ thời gian nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo, đồng bộ các yếu tố đầu vào cho thực hiện chương trình mới.

Chính sách tiền lương phải thay đổi trước?

Phân tích các nguyên nhân của yếu kém, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Thái Nguyên - TS Phạm Hồng Quang - nhìn nhận thói quen xã hội, của giáo viên và gia đình học sinh cho rằng đi học gắn liền với thi cử và bằng cấp, ít quan tâm đến học kỹ năng hoạt động, kỹ năng sống. “Do vậy, quan niệm “đi học” đồng thời là “đến trường”, chỉ có đến trường mới là đi học. Ít quan tâm đến khái niệm “học”, tự học ở nhà, học ở phạm vi khác ngoài nhà trường”.

Theo ông Quang, hiện các môn học được hiểu lệch lạc chỉ như một điều kiện để thi đỗ các cấp và đại học nhiều hơn là xác định lĩnh vực cần học tập với tri thức nền tảng để tham gia vào đời sống xã hội. Về “lỗi chủ quan”, TS Quang thẳng thắn: “Người thiết kế chương trình và sách giáo khoa chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành năng lực phát triển chương trình cho người dạy; vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài chưa hệ thống; ở các khâu xây dựng và triển khai chương trình, chưa huy động hết chuyên gia và giáo viên giỏi am hiểu về giáo dục phổ thông”.

Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo viên - Bộ GDĐT - TS Vũ Văn Dụ - thì cho rằng, chính sách tiền lương, phụ cấp của giáo viên là vấn đề quan trọng nhất trong những vấn đề then chốt của việc đổi mới giáo dục. Chất lượng giáo dục nâng lên, tiêu cực được đẩy lùi..., tất cả đều trông vào đội ngũ giáo viên tâm huyết, có năng lực. Tuy nhiên, để có một đội ngũ như thế, chính sách tiền lương và phụ cấp phải thay đổi trước...

Ông Dụ phát biểu thiết tha: Tại sao đã nhiều lần cải cách, đổi mới giáo dục khi tất cả mọi yếu tố của chất lượng đều tác động, đổi mới, mà riêng có yếu tố tiền lương và phụ cấp lại “án binh bất động”.
GS - TS Nguyễn Đức Chính (ĐH QGHN) nêu hàng loạt hướng khắc phục, ông nói một câu thấm thía, sự đổi mới phải được bắt đầu bằng việc các nhà quản lý giáo dục “Thừa nhận sự lạc hậu của quy trình dạy học lấy nội dung dạy học làm trọng tâm”.


Theo Xaluan
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom