- Tham gia
- 14/11/2010
- Bài viết
- 253
Hồng Phượng - Theo PLXH
Update thông tin mới nhất về động vật và thực vật trên toàn thế giới qua những bức ảnh ấn tượng!
Một giống chim vạc quý hiếm đang cất những sải cánh đầu tiên khi được trả về thế giới hoang dã tại Trung tâm bảo tồn thiên nhiên của Hiệp hội bảo vệ chim Hoàng gia (RSPB).
“Lost” (tạm dịch: “Sự mất mát”) là một trong những tác phẩm được gửi về cho dự án nhiếp ảnh mang tên Green shoot, dự án bao gồm những bức ảnh về các loài cây cổ. Bức ảnh ngụ ý con người phải nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường nếu không những “kỳ quan thiên nhiên” thế này sẽ biến mất mãi mãi.
Loài bọ rùa 13 chấm được các nhà khoa học phát hiện khi chuẩn bị “lâm bồn” tại Devon. Đây là cá thể hiếm hoi được tìm thấy tại Anh trong gần 60 năm qua.
Hai chú gấu đen châu Á đang đùa giỡn tại Trung tâm bảo vệ gấu đen Châu Á được đặt tại Thành Đô, Trung Quốc. Trung tâm này được thành lập bởi Hiệp hội động vật Châu Á (AAF) với mục tiêu ngăn chặn việc săn bắn và buôn bán mật gấu bất hợp pháp. Trung tâm đã ký nhiều hiệp định với chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong việc giải cứu hơn 700 con gấu từ các trại lấy mật rồi mang chúng trở lại môi trường tự nhiên.
Người dân cùng khách du lịch đang quan sát một chú cá nhà táng bị mắc cạn, được tìm thấy tại tỉnh Guipúzcoa, Tây Ban Nha. Con vật dài 15m, nặng khoảng 30 tấn vẫn còn sống khi được tìm thấy, song tình trạng sức khỏe của nó khi ấy rất tệ. Nguyên nhân cái chết hiện vẫn chưa được làm rõ nhưng nhà khoa học Enrique Franco cho rằng nó đến đây để "tận hưởng" nhưng giây cuối đời mình.
Một chú sóc chó đang “thưởng thức” bữa ăn của mình tại vườn thú Thuringian, Đức.
Xuyên suốt thời gian giám sát việc di cư của những đàn chim tại khu vực Great Steppe (Hungary), các nhà khoa học vừa phát hiện ra một đợt di cư lớn nhất kể từ năm 1939 đến nay.
Với góc nhìn này, ta có thể thấy chú bọ ngựa đang chắp tay cầu nguyện như một con người thực sự. Hình ảnh được ghi lại tại giải điền kinh vô địch thế giới diễn ra ở Daegu, Hàn Quốc.
Những đoạn dây leo mọc dài ra trên một con đường hoang vắng tại thị trấn Tomioka, thuộc tỉnh Fukushima.
“Nhân vật chính” của bức ảnh bạn đang xem là một chú thằn lằn xanh thuộc giống Anolis carolinensis tại Nam Carolina. Theo nghiên cứu, thằn lằn là loài bò sát đầu tiên sở hữu bộ gen được sắp xếp theo trình tự, có thể cung cấp cho các nhà khoa học bằng chứng về lý do tại sao con người và động vật phát triển trên đất liền.
Hình ảnh tang thương về cơn bão Irene khi đổ bộ qua tiểu bang New Jersey một lần nữa được khắc họa qua cái chết của một chú chim sẻ. Mặc dù New York đã thở phào nhẹ nhõm vào Chủ nhật khi cơn bão đi qua mà không gây ra thiệt hại đáng kể nào cho thành phố, nước Mỹ vẫn phải gánh chịu những tổn thất nặng nề về nhân mạng, chống chọi với lũ lụt nghiêm trọng và mất điện, ảnh hưởng đến hơn một triệu người.
Việc phát hiện loài đồi mồi lớn này đã khiến các nhà khoa học rất ngạc nhiên bởi trước đó, họ cho rằng loài vật quý hiếm này đã tuyệt chủng. Nghiên cứu phát hiện rằng loài vật này đã chuyển sang sinh sống ở vùng cửa sông gần bờ thay vì ở các rặng san hô hay vỉa đá ngầm. Khả năng thích ứng với môi trường sống đáng ngạc nhiên là lí giải cho việc tại sao quần thể này không được biết tới trong nhiều thập kỷ.
Hình ảnh về đàn voi châu Á hoang dã tại công viên quốc gia ở Minneriya, Sri Lanka.
Một con bướm đang hút mật hoa. Ảnh được chụp tại Campuchia.
Chú bò tên Yvonne đã trốn thoát khỏi một nông trại của người Bavarian sau khi "linh cảm" thấy rằng mình sắp bị mang đi giết thịt và cuộc “đào tẩu” ly kỳ này đã kết thúc sau ba tháng. Sau khi được vỗ béo, Yvonne đã trốn thoát khỏi nông trại của mình ở làng Zangberg, cách Munich 50 dặm về phía Đông Bắc ngày 24/5. Tung tích của Yvonne đã trở thành đề tài nóng bỏng tại Đức suốt khoảng thời gian đó. Thậm chí, một tờ báo lá cải đã treo giải những 10.000 Euro (tương đương 300 triệu VNĐ) cho ai bắt được Yvonne còn sống trở về.
Update thông tin mới nhất về động vật và thực vật trên toàn thế giới qua những bức ảnh ấn tượng!
Một giống chim vạc quý hiếm đang cất những sải cánh đầu tiên khi được trả về thế giới hoang dã tại Trung tâm bảo tồn thiên nhiên của Hiệp hội bảo vệ chim Hoàng gia (RSPB).
“Lost” (tạm dịch: “Sự mất mát”) là một trong những tác phẩm được gửi về cho dự án nhiếp ảnh mang tên Green shoot, dự án bao gồm những bức ảnh về các loài cây cổ. Bức ảnh ngụ ý con người phải nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường nếu không những “kỳ quan thiên nhiên” thế này sẽ biến mất mãi mãi.
Loài bọ rùa 13 chấm được các nhà khoa học phát hiện khi chuẩn bị “lâm bồn” tại Devon. Đây là cá thể hiếm hoi được tìm thấy tại Anh trong gần 60 năm qua.
Hai chú gấu đen châu Á đang đùa giỡn tại Trung tâm bảo vệ gấu đen Châu Á được đặt tại Thành Đô, Trung Quốc. Trung tâm này được thành lập bởi Hiệp hội động vật Châu Á (AAF) với mục tiêu ngăn chặn việc săn bắn và buôn bán mật gấu bất hợp pháp. Trung tâm đã ký nhiều hiệp định với chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong việc giải cứu hơn 700 con gấu từ các trại lấy mật rồi mang chúng trở lại môi trường tự nhiên.
Người dân cùng khách du lịch đang quan sát một chú cá nhà táng bị mắc cạn, được tìm thấy tại tỉnh Guipúzcoa, Tây Ban Nha. Con vật dài 15m, nặng khoảng 30 tấn vẫn còn sống khi được tìm thấy, song tình trạng sức khỏe của nó khi ấy rất tệ. Nguyên nhân cái chết hiện vẫn chưa được làm rõ nhưng nhà khoa học Enrique Franco cho rằng nó đến đây để "tận hưởng" nhưng giây cuối đời mình.
Một chú sóc chó đang “thưởng thức” bữa ăn của mình tại vườn thú Thuringian, Đức.
Xuyên suốt thời gian giám sát việc di cư của những đàn chim tại khu vực Great Steppe (Hungary), các nhà khoa học vừa phát hiện ra một đợt di cư lớn nhất kể từ năm 1939 đến nay.
Với góc nhìn này, ta có thể thấy chú bọ ngựa đang chắp tay cầu nguyện như một con người thực sự. Hình ảnh được ghi lại tại giải điền kinh vô địch thế giới diễn ra ở Daegu, Hàn Quốc.
Những đoạn dây leo mọc dài ra trên một con đường hoang vắng tại thị trấn Tomioka, thuộc tỉnh Fukushima.
“Nhân vật chính” của bức ảnh bạn đang xem là một chú thằn lằn xanh thuộc giống Anolis carolinensis tại Nam Carolina. Theo nghiên cứu, thằn lằn là loài bò sát đầu tiên sở hữu bộ gen được sắp xếp theo trình tự, có thể cung cấp cho các nhà khoa học bằng chứng về lý do tại sao con người và động vật phát triển trên đất liền.
Hình ảnh tang thương về cơn bão Irene khi đổ bộ qua tiểu bang New Jersey một lần nữa được khắc họa qua cái chết của một chú chim sẻ. Mặc dù New York đã thở phào nhẹ nhõm vào Chủ nhật khi cơn bão đi qua mà không gây ra thiệt hại đáng kể nào cho thành phố, nước Mỹ vẫn phải gánh chịu những tổn thất nặng nề về nhân mạng, chống chọi với lũ lụt nghiêm trọng và mất điện, ảnh hưởng đến hơn một triệu người.
Việc phát hiện loài đồi mồi lớn này đã khiến các nhà khoa học rất ngạc nhiên bởi trước đó, họ cho rằng loài vật quý hiếm này đã tuyệt chủng. Nghiên cứu phát hiện rằng loài vật này đã chuyển sang sinh sống ở vùng cửa sông gần bờ thay vì ở các rặng san hô hay vỉa đá ngầm. Khả năng thích ứng với môi trường sống đáng ngạc nhiên là lí giải cho việc tại sao quần thể này không được biết tới trong nhiều thập kỷ.
Hình ảnh về đàn voi châu Á hoang dã tại công viên quốc gia ở Minneriya, Sri Lanka.
Một con bướm đang hút mật hoa. Ảnh được chụp tại Campuchia.
Chú bò tên Yvonne đã trốn thoát khỏi một nông trại của người Bavarian sau khi "linh cảm" thấy rằng mình sắp bị mang đi giết thịt và cuộc “đào tẩu” ly kỳ này đã kết thúc sau ba tháng. Sau khi được vỗ béo, Yvonne đã trốn thoát khỏi nông trại của mình ở làng Zangberg, cách Munich 50 dặm về phía Đông Bắc ngày 24/5. Tung tích của Yvonne đã trở thành đề tài nóng bỏng tại Đức suốt khoảng thời gian đó. Thậm chí, một tờ báo lá cải đã treo giải những 10.000 Euro (tương đương 300 triệu VNĐ) cho ai bắt được Yvonne còn sống trở về.
kenh14.vn
Hiệu chỉnh bởi quản lý: