- Tham gia
- 25/2/2011
- Bài viết
- 1
Trước những biến động về tỷ giá, thắt chặt tín dụng đối với bất động sản (BĐS), những người trong ngành đang lo lắng thị trường sẽ rơi vào cảnh trầm lắng. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam lại lạc quan rằng, thị trường sẽ không đến nỗi “đóng băng”.
Phát triển 100 triệu m2/năm hoàn toàn khả thi
Theo dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ Xây dựng vừa đặt mục tiêu đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân trên đầu người sẽ đạt 25m2/người.
Tại hội nghị với chủ đề “thị trường BĐS Việt Nam phát triển năng động và bền vững” do Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức chiều 10.3, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, với dân số dự kiến khoảng 100 triệu dân, khi đó cả nước sẽ cần tổng số 2,5 tỷ m2 nhà ở. Hiện tại chúng ta đã có 1,5 tỷ m2, như vậy vẫn còn 1 tỷ m2 nhà ở nữa cần được phát triển trong 10 năm tới.
Theo Thứ trưởng, nhìn vào năng lực tạo lập, phát triển nhà ở những năm gần đây, chia bình quân mỗi năm chúng ta phát triển được 100 triệu m2 là hoàn toàn khả thi. Ông đưa dẫn chứng, tại Trung Quốc, diện tích nhà ở bình quân trên đầu người hiện đã đạt 28m2, vậy thì 10 năm nữa ở Việt Nam chúng ta mới đặt con số 25m2/người như vậy không phải là cao. Trong giai đoạn 1999-2009, tỷ lệ phát triển, cải tạo nhà ở mỗi năm đã đạt 70 triệu m2/năm, thì con số 100 triệu m2/năm tới đây là không khó.
Thứ trưởng cho biết, năm 2010 tại thị trường TP.HCM, dư nợ cho vay trong BĐS chiếm đến 47% tổng dư nợ, Hà Nội là 16%... Năm 2011, chủ trương của Chính phủ là kiềm chế lạm phát do đó thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có chứng khoán và BĐS. Tăng trưởng tín dụng 2011 dưới 20% và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31.12.2011, tỷ trọng này tối đa là 16%.
Do đó, nếu người dân mà dùng tiền ngân hàng đi mua BĐS nhiều thì khi tín dụng thắt chặt, lãi suất cao là thị trường gặp khó khăn ngay.
Thị trường không “sốt nóng” cũng không “đóng băng”
Trước những biến động về tỷ giá, thắt chặt tín dụng đối với BĐS, những người trong ngành đang lo lắng thị trường sẽ rơi vào cảnh trầm lắng, “đóng băng”. Nhưng Thứ trưởng lại khá lạc quan khi ông cho rằng, thị trường sẽ không đến nỗi “đóng băng”, tuy nhiên sẽ không có “sốt nóng”.
Thứ trưởng phân tích, một số tín hiệu cho thấy, khi giá vàng, giá đôla tăng, chứng khoán suy giảm, điều tiết vĩ mô có xu hướng giảm dòng tiền vào BĐS thì chính người dân sẽ đổ tiền vào kênh này. Họ có tâm lý tranh thủ mua nhà để tránh sự mất giá của đồng tiền. Nguồn tiền trong dân lớn, quan trọng là họ luôn có nhu cầu, mà khi đã có nhu cầu thì đây là yếu tố cơ bản cho đầu ra của sản phẩm sẽ nhiều, do đó thị trường về trung và dài hạn sẽ rất tốt.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, thị trường vẫn còn những yếu tố rủi ro, nhất là hiện tượng đầu cơ, tâm lý mua theo đám đông vẫn còn diễn ra phổ biến. Vì thế, không ít doanh nghiệp lợi dụng việc này để nâng giá sản phẩm của mình lên. Thứ trưởng nhắc lại câu chuyện “sốt đất” ở khu vực phía Tây Hà Nội năm ngoái đã khiến nhiều “kẻ khóc, người cười”. Điều này cho thấy, tâm lý a dua, nghe theo đám đông, nghe theo tin đồn còn nặng nề, cùng với đó là công tác dự báo của các ngành, các cấp còn hạn chế nên thị trường mới tồn tại nhiều vấn đề thiếu minh bạch.
Cũng theo Thứ trưởng, hiện khó khăn nhất là vấn đề về nguồn vốn. Nhà nước đang tích cực đề xuất giải pháp thành lập các tổ chức tài chính trung gian, chuyên biệt cho thị trường BĐS, đó là quỹ tín thác đầu tư BĐS. TP. Hồ Chí Minh là đơn vị đề nghị thành lập thí điểm quỹ này, nếu quỹ được ra đời và hoạt động có hiệu quả sẽ là hình mẫu để các địa phương khác đi theo, sẽ tạo được nguồn lực tài chính cho thị trường này.
Đồng thời, Thứ trưởng cũng cho biết, năm nay Nhà nước vẫn tiếp tục dành nguồn lực thích đáng cho nhà ở xã hội. Cùng với đó, các bộ sẽ thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực BĐS sẽ kiên quyết xử lý mạnh đối với đơn vị, tổ chức vi phạm pháp luật về đất đai.
Phát triển 100 triệu m2/năm hoàn toàn khả thi
Theo dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ Xây dựng vừa đặt mục tiêu đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân trên đầu người sẽ đạt 25m2/người.
Tại hội nghị với chủ đề “thị trường BĐS Việt Nam phát triển năng động và bền vững” do Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức chiều 10.3, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, với dân số dự kiến khoảng 100 triệu dân, khi đó cả nước sẽ cần tổng số 2,5 tỷ m2 nhà ở. Hiện tại chúng ta đã có 1,5 tỷ m2, như vậy vẫn còn 1 tỷ m2 nhà ở nữa cần được phát triển trong 10 năm tới.
Theo Thứ trưởng, nhìn vào năng lực tạo lập, phát triển nhà ở những năm gần đây, chia bình quân mỗi năm chúng ta phát triển được 100 triệu m2 là hoàn toàn khả thi. Ông đưa dẫn chứng, tại Trung Quốc, diện tích nhà ở bình quân trên đầu người hiện đã đạt 28m2, vậy thì 10 năm nữa ở Việt Nam chúng ta mới đặt con số 25m2/người như vậy không phải là cao. Trong giai đoạn 1999-2009, tỷ lệ phát triển, cải tạo nhà ở mỗi năm đã đạt 70 triệu m2/năm, thì con số 100 triệu m2/năm tới đây là không khó.
Thứ trưởng cho biết, năm 2010 tại thị trường TP.HCM, dư nợ cho vay trong BĐS chiếm đến 47% tổng dư nợ, Hà Nội là 16%... Năm 2011, chủ trương của Chính phủ là kiềm chế lạm phát do đó thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có chứng khoán và BĐS. Tăng trưởng tín dụng 2011 dưới 20% và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31.12.2011, tỷ trọng này tối đa là 16%.
Do đó, nếu người dân mà dùng tiền ngân hàng đi mua BĐS nhiều thì khi tín dụng thắt chặt, lãi suất cao là thị trường gặp khó khăn ngay.
Thị trường không “sốt nóng” cũng không “đóng băng”
Trước những biến động về tỷ giá, thắt chặt tín dụng đối với BĐS, những người trong ngành đang lo lắng thị trường sẽ rơi vào cảnh trầm lắng, “đóng băng”. Nhưng Thứ trưởng lại khá lạc quan khi ông cho rằng, thị trường sẽ không đến nỗi “đóng băng”, tuy nhiên sẽ không có “sốt nóng”.
Thứ trưởng phân tích, một số tín hiệu cho thấy, khi giá vàng, giá đôla tăng, chứng khoán suy giảm, điều tiết vĩ mô có xu hướng giảm dòng tiền vào BĐS thì chính người dân sẽ đổ tiền vào kênh này. Họ có tâm lý tranh thủ mua nhà để tránh sự mất giá của đồng tiền. Nguồn tiền trong dân lớn, quan trọng là họ luôn có nhu cầu, mà khi đã có nhu cầu thì đây là yếu tố cơ bản cho đầu ra của sản phẩm sẽ nhiều, do đó thị trường về trung và dài hạn sẽ rất tốt.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, thị trường vẫn còn những yếu tố rủi ro, nhất là hiện tượng đầu cơ, tâm lý mua theo đám đông vẫn còn diễn ra phổ biến. Vì thế, không ít doanh nghiệp lợi dụng việc này để nâng giá sản phẩm của mình lên. Thứ trưởng nhắc lại câu chuyện “sốt đất” ở khu vực phía Tây Hà Nội năm ngoái đã khiến nhiều “kẻ khóc, người cười”. Điều này cho thấy, tâm lý a dua, nghe theo đám đông, nghe theo tin đồn còn nặng nề, cùng với đó là công tác dự báo của các ngành, các cấp còn hạn chế nên thị trường mới tồn tại nhiều vấn đề thiếu minh bạch.
Cũng theo Thứ trưởng, hiện khó khăn nhất là vấn đề về nguồn vốn. Nhà nước đang tích cực đề xuất giải pháp thành lập các tổ chức tài chính trung gian, chuyên biệt cho thị trường BĐS, đó là quỹ tín thác đầu tư BĐS. TP. Hồ Chí Minh là đơn vị đề nghị thành lập thí điểm quỹ này, nếu quỹ được ra đời và hoạt động có hiệu quả sẽ là hình mẫu để các địa phương khác đi theo, sẽ tạo được nguồn lực tài chính cho thị trường này.
Đồng thời, Thứ trưởng cũng cho biết, năm nay Nhà nước vẫn tiếp tục dành nguồn lực thích đáng cho nhà ở xã hội. Cùng với đó, các bộ sẽ thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực BĐS sẽ kiên quyết xử lý mạnh đối với đơn vị, tổ chức vi phạm pháp luật về đất đai.