- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Đã có trường không học sinh nào chọn thi môn lịch sử. Điều này khiến Bộ GD-ĐT phải đặt ra nhiều tình huống trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) trong giờ học ôn chuẩn bị thi học kỳ - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Hội đồng tạm nghỉ nếu môn thi không có thí sinh đăng ký thi
Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT, Bộ yêu cầu mỗi trường tổ chức một hội đồng thi, không khuyến khích thi theo cụm trường (nhiều trường THPT trong một hội đồng thi) như nhiều địa phương vẫn thực hiện trong các năm qua. Nếu trở thành quy định chính thức thì chắc chắn ở những trường không có học sinh nào thi sử hoặc một môn bất kỳ thì hội đồng thi đó thay vì phải tổ chức thi 8 môn sẽ chỉ còn 7 môn.
Cùng với đó, sẽ có nhiều hội đồng thi mà môn lịch sử hoặc sinh học chỉ có một phòng thi với số lượng thí sinh ít ỏi.
Theo ghi nhận của TN trên số báo ra ngày 4.3, ở những trường THPT cho học sinh đăng ký thử các môn thi tự chọn, kết quả: môn lý được chọn nhiều nhất, sau đó là ngoại ngữ, hóa. Hai môn có số học sinh đăng ký thấp là sinh và sử.
Đứng trước thực tế này, một cán bộ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ đang xây dựng hướng dẫn tổ chức thi với những quy định cụ thể cho tất cả các tình huống phát sinh xung quanh những thay đổi trong kỳ thi năm nay. Tuy nhiên, trong trường hợp dù có hội đồng thi mà môn nào đó chỉ có vài thí sinh thì vẫn phải hoạt động theo đúng quy định với đầy đủ các thành phần tham gia. Trường hợp có môn thi không học sinh nào dự thi thì hội đồng được tạm nghỉ buổi thi đó, nhưng chắc chắn không được phép đẩy môn thi sau lên để rút ngắn thời gian, vì đây vẫn là kỳ thi quốc gia với đề thi chung nên thời gian mở đề thi của mỗi môn là thống nhất trên toàn quốc.
Chính vì vậy, có ý kiến đề nghị Bộ nên đưa môn lịch sử thi vào buổi cuối cùng để trường hợp hội đồng thi không có thí sinh thi sử sẽ tránh được khoảng thời gian “chết” giữa các môn thi.
Sẽ góp ý chọn phương án tổ chức thi phù hợp
Ông Phạm Hữu Hoan, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay: “Sở sẽ không tổ chức thi theo cụm như cách làm từ rất nhiều năm nay nữa nếu quy chế của Bộ không khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên, hiện Sở chưa có yêu cầu nào với các trường về thi tốt nghiệp. Trong tuần này, chúng tôi mới tổ chức hội nghị và đưa ra những yêu cầu cụ thể”.
Còn ông Đặng Phương Bắc, Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình, thông tin đã có văn bản đề nghị các trường phổ thông cho học sinh thử đăng ký các môn tự chọn. Từ sự đăng ký này, Sở sẽ phân tích để đánh giá nên chọn phương án tổ chức thi nào để góp ý kiến với Bộ GD-ĐT.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) trong giờ học ôn chuẩn bị thi học kỳ - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT, Bộ yêu cầu mỗi trường tổ chức một hội đồng thi, không khuyến khích thi theo cụm trường (nhiều trường THPT trong một hội đồng thi) như nhiều địa phương vẫn thực hiện trong các năm qua. Nếu trở thành quy định chính thức thì chắc chắn ở những trường không có học sinh nào thi sử hoặc một môn bất kỳ thì hội đồng thi đó thay vì phải tổ chức thi 8 môn sẽ chỉ còn 7 môn.
Cùng với đó, sẽ có nhiều hội đồng thi mà môn lịch sử hoặc sinh học chỉ có một phòng thi với số lượng thí sinh ít ỏi.
Theo ghi nhận của TN trên số báo ra ngày 4.3, ở những trường THPT cho học sinh đăng ký thử các môn thi tự chọn, kết quả: môn lý được chọn nhiều nhất, sau đó là ngoại ngữ, hóa. Hai môn có số học sinh đăng ký thấp là sinh và sử.
Đứng trước thực tế này, một cán bộ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ đang xây dựng hướng dẫn tổ chức thi với những quy định cụ thể cho tất cả các tình huống phát sinh xung quanh những thay đổi trong kỳ thi năm nay. Tuy nhiên, trong trường hợp dù có hội đồng thi mà môn nào đó chỉ có vài thí sinh thì vẫn phải hoạt động theo đúng quy định với đầy đủ các thành phần tham gia. Trường hợp có môn thi không học sinh nào dự thi thì hội đồng được tạm nghỉ buổi thi đó, nhưng chắc chắn không được phép đẩy môn thi sau lên để rút ngắn thời gian, vì đây vẫn là kỳ thi quốc gia với đề thi chung nên thời gian mở đề thi của mỗi môn là thống nhất trên toàn quốc.
Chính vì vậy, có ý kiến đề nghị Bộ nên đưa môn lịch sử thi vào buổi cuối cùng để trường hợp hội đồng thi không có thí sinh thi sử sẽ tránh được khoảng thời gian “chết” giữa các môn thi.
Sẽ góp ý chọn phương án tổ chức thi phù hợp
Ông Phạm Hữu Hoan, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay: “Sở sẽ không tổ chức thi theo cụm như cách làm từ rất nhiều năm nay nữa nếu quy chế của Bộ không khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên, hiện Sở chưa có yêu cầu nào với các trường về thi tốt nghiệp. Trong tuần này, chúng tôi mới tổ chức hội nghị và đưa ra những yêu cầu cụ thể”.
Còn ông Đặng Phương Bắc, Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình, thông tin đã có văn bản đề nghị các trường phổ thông cho học sinh thử đăng ký các môn tự chọn. Từ sự đăng ký này, Sở sẽ phân tích để đánh giá nên chọn phương án tổ chức thi nào để góp ý kiến với Bộ GD-ĐT.
Theo TN