- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Hai ngày nữa (ngày 2/6) là bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây là năm đầu tiên học sinh dự thi tốt nghiệp được mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi để… chống tiêu cực.
ảnh minh họa
Muốn làm “người hùng” phải thuộc quy chế
Thầy Nguyễn Văn Cải, Phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung khuyến cáo: Chúng tôi đã căn dặn học sinh (HS) không nên quá tập trung vào quyền được mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi. TP.HCM trước nay vốn coi thi rất nghiêm, khó xảy ra tiêu cực, vì vậy HS không nên quá quan tâm đến chuyện này. Nhiệm vụ của HS là vào phòng thi tập trung làm bài thật tốt, còn việc phát hiện tiêu cực là của lực lượng giám thị coi thi, thanh tra...
Tuy nhiên, ở lứa tuổi này nhiều em vẫn thích chứng tỏ mình nên không loại trừ khả năng các em vào phòng thi lo tìm kiếm để phát hiện tiêu cực hơn làm bài thi. Lời khuyên dành cho các em HS muốn trở thành “người hùng” chống tiêu cực là trước hết phải nắm quy chế, đủ hiểu biết về thiết bị để không bị “chết oan”.
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ GD-ĐT, HS không cần phải đăng ký, khai báo thiết bị ghi âm, ghi hình khi mang vào phòng thi. Tuy nhiên, các em phải chắc chắn rằng những thiết bị này không có loa và tai nghe; không có màn hình hiển thị và không có bộ phận chức năng truyền thông tin như Bluetooth, Wifi...
Hãy để “dế” ở nhà
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM khuyến cáo HS tuyệt đối không mang điện thoại di động (ĐTDĐ) vào phòng thi. Dù vô tình hay cố ý, khi bị phát hiện mang ĐTDĐ vào phòng thi, có sử dụng hay không thì thí sinh vẫn bị lập biên bản và đình chỉ thi.
Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2013, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi và hủy kết quả của cả kỳ thi nếu vi phạm một trong các khuyết điểm: mang vào phòng thi tài liệu, vật dụng trái với quy định hoặc vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi; nhận bài giải sẵn của người khác; chuyển giấy nháp, bài thi cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp, bài thi của người khác; cố tình không nộp bài thi...
Thí sinh bị hủy kết quả thi và cấm thi từ một đến hai năm nếu vi phạm một trong các khuyết điểm sau: hành hung giám thị, giám khảo, người phục vụ của các hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo; gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi; khai man hồ sơ thi hoặc nhờ người thi hộ; vi phạm quy định cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm quy chế thi.
Thí sinh bị cảnh cáo trước hội đồng coi thi nếu chép bài của thí sinh khác hoặc cho người khác chép bài của mình. Đối với các trường hợp đi thi hộ sẽ hủy kết quả thi tốt nghiệp phổ thông, tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục tại các kỳ thi cùng năm; buộc thôi học nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục; đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm.
Học sinh Trường THPT Nhân Việt ôn thi tốt nghiệp
Thi trắc nghiệm: Không đọc đề khi giám thị chưa cho phép
Kỳ thi năm nay có đến ba môn thi trắc nghiệm là hóa, sinh, ngoại ngữ (hoặc vật lý). Các thí sinh nhớ để đề thi dưới tờ phiếu trả lời trắc nghiệm, không được xem đề thi khi giám thị chưa cho phép. Khi được sự cho phép của giám thị, thí sinh bắt đầu đọc đề thi, kiểm tra đề thi có đủ số trang, số lượng câu trắc nghiệm; nội dung được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu phát hiện những chi tiết bất thường trong đề thi, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý.
Thí sinh ghi tên và số báo danh của mình vào vị trí tương ứng trong đề thi, xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay ba chữ số của mã đề thi vào ba ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung mã đề thi. Trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được tô chì đen ở ô trả lời, không được tô bất cứ ô nào trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút mực, bút bi hoặc để lại ký hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm.
ảnh minh họa
Thầy Nguyễn Văn Cải, Phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung khuyến cáo: Chúng tôi đã căn dặn học sinh (HS) không nên quá tập trung vào quyền được mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi. TP.HCM trước nay vốn coi thi rất nghiêm, khó xảy ra tiêu cực, vì vậy HS không nên quá quan tâm đến chuyện này. Nhiệm vụ của HS là vào phòng thi tập trung làm bài thật tốt, còn việc phát hiện tiêu cực là của lực lượng giám thị coi thi, thanh tra...
Tuy nhiên, ở lứa tuổi này nhiều em vẫn thích chứng tỏ mình nên không loại trừ khả năng các em vào phòng thi lo tìm kiếm để phát hiện tiêu cực hơn làm bài thi. Lời khuyên dành cho các em HS muốn trở thành “người hùng” chống tiêu cực là trước hết phải nắm quy chế, đủ hiểu biết về thiết bị để không bị “chết oan”.
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ GD-ĐT, HS không cần phải đăng ký, khai báo thiết bị ghi âm, ghi hình khi mang vào phòng thi. Tuy nhiên, các em phải chắc chắn rằng những thiết bị này không có loa và tai nghe; không có màn hình hiển thị và không có bộ phận chức năng truyền thông tin như Bluetooth, Wifi...
Hãy để “dế” ở nhà
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM khuyến cáo HS tuyệt đối không mang điện thoại di động (ĐTDĐ) vào phòng thi. Dù vô tình hay cố ý, khi bị phát hiện mang ĐTDĐ vào phòng thi, có sử dụng hay không thì thí sinh vẫn bị lập biên bản và đình chỉ thi.
Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2013, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi và hủy kết quả của cả kỳ thi nếu vi phạm một trong các khuyết điểm: mang vào phòng thi tài liệu, vật dụng trái với quy định hoặc vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi; nhận bài giải sẵn của người khác; chuyển giấy nháp, bài thi cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp, bài thi của người khác; cố tình không nộp bài thi...
Thí sinh bị hủy kết quả thi và cấm thi từ một đến hai năm nếu vi phạm một trong các khuyết điểm sau: hành hung giám thị, giám khảo, người phục vụ của các hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo; gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi; khai man hồ sơ thi hoặc nhờ người thi hộ; vi phạm quy định cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm quy chế thi.
Thí sinh bị cảnh cáo trước hội đồng coi thi nếu chép bài của thí sinh khác hoặc cho người khác chép bài của mình. Đối với các trường hợp đi thi hộ sẽ hủy kết quả thi tốt nghiệp phổ thông, tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục tại các kỳ thi cùng năm; buộc thôi học nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục; đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm.
Học sinh Trường THPT Nhân Việt ôn thi tốt nghiệp
Kỳ thi năm nay có đến ba môn thi trắc nghiệm là hóa, sinh, ngoại ngữ (hoặc vật lý). Các thí sinh nhớ để đề thi dưới tờ phiếu trả lời trắc nghiệm, không được xem đề thi khi giám thị chưa cho phép. Khi được sự cho phép của giám thị, thí sinh bắt đầu đọc đề thi, kiểm tra đề thi có đủ số trang, số lượng câu trắc nghiệm; nội dung được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu phát hiện những chi tiết bất thường trong đề thi, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý.
Thí sinh ghi tên và số báo danh của mình vào vị trí tương ứng trong đề thi, xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay ba chữ số của mã đề thi vào ba ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung mã đề thi. Trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được tô chì đen ở ô trả lời, không được tô bất cứ ô nào trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút mực, bút bi hoặc để lại ký hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm.
Theo Xaluan