- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Sắp đến ngày thi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh tại TP.HCM trang bị "phao" để đối phó. Đơn giản thì có “phao” truyền thống từ các tiệm photocopy, cao cấp hơn là các loại “phao” công nghệ khá tinh vi và hiệu quả.
“Phao” công nghệ: Vị cứu tinh mới nổi
Sáng 23/5, chúng tôi có mặt trên đường Tô Hiến Thành (P.14, Q.10), đoạn đường ngắn nhưng có đến gần 20 tiệm photocopy san sát nhau, nơi chuyên “cung ứng” phao thi cho các sĩ tử. Tiệm photo Tr., ngày thường chỉ photo, in tài liệu cho sinh viên nhưng càng đến gần ngày thi, nhân viên càng bận bịu với mớ “phao” thi các môn địa lý, văn, sinh… Khi chúng tôi hỏi mua phao thi tốt nghiệp THPT, nhân viên này cho biết: “500đ một tờ, muốn bao nhiêu cũng có, thích nhỏ cỡ nào cũng được. Miễn em đọc được là tui làm được”. Trên bàn tính tiền, hàng đống tài liệu môn địa lý đang nằm chờ bấm ghim. “Mấy đứa học sinh (HS) đến đây có nhiều yêu cầu “quái” lắm. Có đứa yêu cầu bấm ghim cho đỡ bị lẫn lộn, có đứa thì bảo in xong cứ để rời cho dễ xài. Phổ biến nhất là kiểu phao ruột ngựa, hình quạt… có diện tích chừng bằng 1/4 - 1/8 giấy A4”, nhân viên tiệm photo này tiết lộ.
Cũng trên đường Tô Hiến Thành, chiều 22/5, chúng tôi vào tiệm photo ở số 142 đúng lúc nhóm HS nam Trường THPT Diên Hồng vào hỏi mua “phao” địa lý. Khách hàng tự cung cấp nguồn tài liệu và yêu cầu in chữ nhỏ cỡ 5 để giấu trong bàn tay được. Cô nhân viên của tiệm tròn mắt bảo: “Mấy ông thần, mấy ông có biết trên văn bản người ta chỉ mặc định chữ cỡ 8 thôi không. In cỡ 5 cũng được, nhưng đọc không được thi rớt ráng chịu nha. In mấy bản đây?”. Cậu HS tỏ ra rất kinh nghiệm: “12 bản. Hai đứa cơ mà. Giấu vào vớ cũng hết bốn bản rồi. Lỡ bị giám thị bắt còn có cái mà xài tiếp”. Tương tự, nhiều tiệm photocopy ở các đường Đinh Tiên Hoàng (Q.1) gần Trường THPT Võ Thị Sáu, đường D2 (Q.Bình Thạnh) gần Trường THPT Hồng Đức, đường Nguyễn Ảnh Thủ (Q.12) gần Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu luôn đắt khách sau giờ HS tan học.
Hiện không ít HS còn lùng mua các thiết bị kỹ thuật số để làm phương tiện quay cóp. H., HS Trường THPT Nguyễn An Ninh cho biết: “Em mới tậu cái mp3 tai nghe không dây bluetooth. Cái này mua ở ngoài phải gần ba triệu”. Trước đây H. chỉ thích cắt tóc ngắn như con trai nhưng để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp, từ đầu năm lớp 12 em đã để tóc dài nhằm che khuất tai nghe bluetooth. Nhiều HS khác rỉ tai nhau công dụng vượt trội của “phao” công nghệ so với phao truyền thống: “Không chỉ chứa được nhiều tài liệu, xài phao công nghệ không cần phải giấu vào vớ, tay áo, túi quần… Với phao công nghệ, tụi em chỉ cần đeo ở tai, bật lên nghe, không phải nhìn ngó xung quanh để bị nghi ngờ. Năm nay cho phép tụi em được mang máy quay, ghi âm vào phòng thi để phát hiện gian lận nên càng thuận lợi hơn”.
Thiết bị phổ biến nhất mà HS “cầu cứu” chính là những chiếc máy mp4 có khả năng chạy chữ trên màn hình. Anh Tuấn, chủ cửa hàng điện tử trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3 cho biết: “Tuần rồi, chính tôi cũng ngạc nhiên vì bán được 15 cái mp4 hiệu Philips có thể đọc được các văn bản dạng txt, doc, pdf...; đa phần người mua đều là HS. Tôi thắc mắc thì các em nói tỉnh bơ: để mang vào phòng thi đọc tài liệu (!?)".
Chỉ cần gõ vào google từ khóa “phao thi” thì hàng loạt website rao bán các thiết bị công nghệ tinh vi phục vụ cho việc nghe, quay lén… hiện ra ngay trang đầu tiên. Click vào một website chuyên bán tai nghe siêu nhỏ (quảng cáo khuyến mãi đến 50%) có đầy đủ các thiết bị siêu nhỏ, hiện đại có giá từ ba-bảy triệu đồng. Với lời quảng cáo hấp dẫn: Nếu bạn là thám tử, HS, sinh viên cần thiết với những công việc nghe lén, liên lạc mà không muốn người khác biết thì có bộ tai nghe không dây nhỏ nhất thế giới.
Đừng “chết oan” vì “phao”
Thầy Nguyễn Văn Cải, Phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung cho biết: Chúng tôi đã căn dặn HS kỳ thi năm nay có thể các em sẽ có ba cái khó. Thứ nhất, đề thi có khả năng sẽ khó hơn sau khi kết quả năm rồi đậu quá cao, dẫn đến nhiều luồng ý kiến cho rằng có nên thi tốt nghiệp nữa hay không? Thứ hai, với quy định mới cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi để giám sát tình hình thi cử thì chắc chắn công tác coi thi càng được siết chặt. Khâu chấm thi cũng chặt hơn. Vì vậy, các em cần chuẩn bị tinh thần, học bài đàng hoàng, đừng trông mong vào việc quay cóp. Thi tốt nghiệp không phải là khó, siêng là đậu. Chống tiêu cực không phải là nhiệm vụ của HS, nhiệm vụ của các em khi vào phòng thi là làm bài thi cho tốt, đừng lo nhìn ngó mà chống tiêu cực, cái đó đã có thanh tra lo.
Thực tế, 100% trường hợp thí sinh mang theo hoặc sử dụng tài liệu đều bị giám thị phát hiện, không thể “lọt lưới” nếu như giám thị làm nghiêm túc, vì phòng thi chỉ có chưa đến 30 thí sinh nhưng có đến hai giám thị chính và một giám thị hành lang. Các em đừng trông chờ vào việc gian lận, kẻo sẽ rớt ngay tại phòng thi.
Ông Hồ Phú Bạc, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: Thí sinh mang tài liệu vào phòng thi dù có sử dụng hay không khi bị phát hiện đều sẽ lập biên bản và xử lý. Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2013, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi và hủy kết quả của cả kỳ thi nếu mang vào phòng thi tài liệu, vật dụng trái với quy định hoặc vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi; nhận bài giải sẵn của người khác; chuyển giấy nháp, bài thi cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp, bài thi của người khác; cố tình không nộp bài thi... Tại TP.HCM sẽ bố trí đến hơn 330 cán bộ, giáo viên làm công tác thanh tra tại 102 hội đồng thi. Vì vậy, thí sinh nên ứng thí với tâm lý đúng đắn, không nên trông chờ vào “phao” thi.
ST
“Phao” công nghệ: Vị cứu tinh mới nổi
Sáng 23/5, chúng tôi có mặt trên đường Tô Hiến Thành (P.14, Q.10), đoạn đường ngắn nhưng có đến gần 20 tiệm photocopy san sát nhau, nơi chuyên “cung ứng” phao thi cho các sĩ tử. Tiệm photo Tr., ngày thường chỉ photo, in tài liệu cho sinh viên nhưng càng đến gần ngày thi, nhân viên càng bận bịu với mớ “phao” thi các môn địa lý, văn, sinh… Khi chúng tôi hỏi mua phao thi tốt nghiệp THPT, nhân viên này cho biết: “500đ một tờ, muốn bao nhiêu cũng có, thích nhỏ cỡ nào cũng được. Miễn em đọc được là tui làm được”. Trên bàn tính tiền, hàng đống tài liệu môn địa lý đang nằm chờ bấm ghim. “Mấy đứa học sinh (HS) đến đây có nhiều yêu cầu “quái” lắm. Có đứa yêu cầu bấm ghim cho đỡ bị lẫn lộn, có đứa thì bảo in xong cứ để rời cho dễ xài. Phổ biến nhất là kiểu phao ruột ngựa, hình quạt… có diện tích chừng bằng 1/4 - 1/8 giấy A4”, nhân viên tiệm photo này tiết lộ.
Cũng trên đường Tô Hiến Thành, chiều 22/5, chúng tôi vào tiệm photo ở số 142 đúng lúc nhóm HS nam Trường THPT Diên Hồng vào hỏi mua “phao” địa lý. Khách hàng tự cung cấp nguồn tài liệu và yêu cầu in chữ nhỏ cỡ 5 để giấu trong bàn tay được. Cô nhân viên của tiệm tròn mắt bảo: “Mấy ông thần, mấy ông có biết trên văn bản người ta chỉ mặc định chữ cỡ 8 thôi không. In cỡ 5 cũng được, nhưng đọc không được thi rớt ráng chịu nha. In mấy bản đây?”. Cậu HS tỏ ra rất kinh nghiệm: “12 bản. Hai đứa cơ mà. Giấu vào vớ cũng hết bốn bản rồi. Lỡ bị giám thị bắt còn có cái mà xài tiếp”. Tương tự, nhiều tiệm photocopy ở các đường Đinh Tiên Hoàng (Q.1) gần Trường THPT Võ Thị Sáu, đường D2 (Q.Bình Thạnh) gần Trường THPT Hồng Đức, đường Nguyễn Ảnh Thủ (Q.12) gần Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu luôn đắt khách sau giờ HS tan học.
Thiết bị phổ biến nhất mà HS “cầu cứu” chính là những chiếc máy mp4 có khả năng chạy chữ trên màn hình. Anh Tuấn, chủ cửa hàng điện tử trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3 cho biết: “Tuần rồi, chính tôi cũng ngạc nhiên vì bán được 15 cái mp4 hiệu Philips có thể đọc được các văn bản dạng txt, doc, pdf...; đa phần người mua đều là HS. Tôi thắc mắc thì các em nói tỉnh bơ: để mang vào phòng thi đọc tài liệu (!?)".
Chỉ cần gõ vào google từ khóa “phao thi” thì hàng loạt website rao bán các thiết bị công nghệ tinh vi phục vụ cho việc nghe, quay lén… hiện ra ngay trang đầu tiên. Click vào một website chuyên bán tai nghe siêu nhỏ (quảng cáo khuyến mãi đến 50%) có đầy đủ các thiết bị siêu nhỏ, hiện đại có giá từ ba-bảy triệu đồng. Với lời quảng cáo hấp dẫn: Nếu bạn là thám tử, HS, sinh viên cần thiết với những công việc nghe lén, liên lạc mà không muốn người khác biết thì có bộ tai nghe không dây nhỏ nhất thế giới.
Thầy Nguyễn Văn Cải, Phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung cho biết: Chúng tôi đã căn dặn HS kỳ thi năm nay có thể các em sẽ có ba cái khó. Thứ nhất, đề thi có khả năng sẽ khó hơn sau khi kết quả năm rồi đậu quá cao, dẫn đến nhiều luồng ý kiến cho rằng có nên thi tốt nghiệp nữa hay không? Thứ hai, với quy định mới cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi để giám sát tình hình thi cử thì chắc chắn công tác coi thi càng được siết chặt. Khâu chấm thi cũng chặt hơn. Vì vậy, các em cần chuẩn bị tinh thần, học bài đàng hoàng, đừng trông mong vào việc quay cóp. Thi tốt nghiệp không phải là khó, siêng là đậu. Chống tiêu cực không phải là nhiệm vụ của HS, nhiệm vụ của các em khi vào phòng thi là làm bài thi cho tốt, đừng lo nhìn ngó mà chống tiêu cực, cái đó đã có thanh tra lo.
Thực tế, 100% trường hợp thí sinh mang theo hoặc sử dụng tài liệu đều bị giám thị phát hiện, không thể “lọt lưới” nếu như giám thị làm nghiêm túc, vì phòng thi chỉ có chưa đến 30 thí sinh nhưng có đến hai giám thị chính và một giám thị hành lang. Các em đừng trông chờ vào việc gian lận, kẻo sẽ rớt ngay tại phòng thi.
Ông Hồ Phú Bạc, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: Thí sinh mang tài liệu vào phòng thi dù có sử dụng hay không khi bị phát hiện đều sẽ lập biên bản và xử lý. Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2013, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi và hủy kết quả của cả kỳ thi nếu mang vào phòng thi tài liệu, vật dụng trái với quy định hoặc vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi; nhận bài giải sẵn của người khác; chuyển giấy nháp, bài thi cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp, bài thi của người khác; cố tình không nộp bài thi... Tại TP.HCM sẽ bố trí đến hơn 330 cán bộ, giáo viên làm công tác thanh tra tại 102 hội đồng thi. Vì vậy, thí sinh nên ứng thí với tâm lý đúng đắn, không nên trông chờ vào “phao” thi.
ST