- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Các thí sinh vừa hoàn thành môn thi Lịch sử khối C năm 2013, theo đánh giá chung, đề năm nay không bất ngờ, không khó, sát chương trình nhưng nghiêng về học thuộc lòng.
Ghi nhận tại ĐH Luật, nhiều thí sinh ra sớm khi hết 2/3 thời gian. Với cách ra đề truyền thống, không có đánh đố thí sinh, nội dung nằm trong kiến thức chương trình sách giáo khoa chứ không nằm trong phần chương trình giảm tải của Bộ GD-ĐT, vì vậy thí sinh chỉ cần nắm chắc toàn bộ kiến thức có thể làm được.
Đề bao gồm 5 câu, trong đó phần tự chọn, câu 4 (3 điểm) rơi vào phần lịch sử thế giới. Theo nhận định của thí sinh, câu 4a đề cập đến vấn đề xu hướng toàn cầu hóa, thách thức cơ hội của các nước đang phát triển.
“Câu này đòi hỏi thí sinh nắm chắc kiến thức sách giáo khoa và có liên hệ thực tế tình hình phát triển của Việt Nam”, thí sinh Hoàng Anh (Hưng Yên) cho biết.
Ngược lại, thí sinh Hoàng Minh Thư (THPT Na Rang, Tuyên Quang) cho rằng, phần lịch sử Việt Nam hơi dài, nhiều sự kiện. Tuy nhiên, Minh Thư chỉ dự đoán được 5 - 6 điểm vì có một vài câu ra bất ngờ, không nhớ sự kiện, khó nhất là câu hỏi về chiến dịch Đông Xuân.
Ghi nhận tại điểm thi trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Thí sinh Vũ Thị Ngọc Bích (Ninh Bình) thi khoa Công tác xã hội cho biết: “Đề thi năm nay đều là những kiến thức cơ bản. Đề không đánh đố thí sinh. Nếu ôn bài kỹ và biết suy luận thì sẽ làm bài tốt. Em dự tính được 6 - 7 điểm vì bị nhầm mốc thời gian ở câu 4”.
Thí sinh Lê Minh Trang, Thái Bình thi khoa Quản lý Kinh tế cho biết: “Đề năm nay không dễ như năm ngoái nhưng nếu nắm chắc kiến thức có thể làm được. Tuy nhiên, nhiều bạn cùng phòng em cho biết, vì học vẹt nên nhiều bạn vào phòng không nhớ gì, không làm được bài”.
Tại hội đồng thi trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn lác đác có thí sinh ra khi hết 2/3 thời gian làm bài. Đây là nơi có nhiều thí sinh dự thi khối C cho biết: Kiến thức của đề thi là cơ nằm trong chương trình sách giáo khoa môn Lịch Sử 12 THPT. Tuy nhiên, trong thời gian làm bài là 240 phút, lượng kiến thức rất rộng, không trọng tâm vào giai đoạn nào.
Hầu hết đề thi bao quát chương trình bao gồm nhiều giai đoạn lịch sử như:Chuyển biến giai cấp sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Đông Xuân (1953-1954), chiến tranh đặc biệt (1961-1965) và phần lịch sử thế giới về "toàn cầu hóa" đối với các nước đang phát triển.
Đề bài ra dạng này đòi hỏi thi sinh cần học thuộc nhiều. Có nhiều sự kiện lịch sử và mốc thời gian khiến các em không nhớ hết.
Điều đặc biệt là đa số thí sinh nhận định các em khá bất ngờ vì đề thi năm nay không ra về cách mạng tháng 8 năm 1945. Bởi hầu hết những đề thi các năm trước đều có câu xoay quanh phần này. Vì vậy các em đã chuẩn bị phần này khá tốt để gỡ điểm.
Nhiều thí sinh tỏ ra thất vọng vì đề Lịch sử năm nay. Với cách ra đề truyền thống, không có đánh đố thí sinh, nội dung nằm trong kiến thức chương trình sách giáo khoa, đòi hỏi học thuộc lòng nên không gây thú vị cho hoc sinh.
Thí sinh Huyền Trang (Hưng Yên) nhận định: Đề thi năm nay không dài nhưng rất rộng, bao quát gần hết chương trình lớp 12 nên nhiều học sinh khó đạt điểm cao. Câu em không ngờ nhất là hỏi về chiến dịch Đông Xuân (1953-1954). Để làm được câu này đòi hỏi nhớ nhiều diễn biến lịch sử, mốc thời gian. Em rất tiếc vì mình đã ôn kỹ, trọng tâm phần Cách mạng Tháng 8 nhưng lại không vào.
Thi sinh Nguyễn Thị Vân (Ninh Bình) nhận định: Đề thi gồm có 4 câu, không phải là dài. Hầu hết các câu đều yêu cầu học thuộc kiến thức. Có khoảng 2 ý trong đề đòi hỏi thí sinh phải tư duy và khái quát. Những ý này tương đối khó, bởi ngoài việc liệt kê sự kiện em phải đánh giá sự kiện đó.
Theo petrotimes
Ghi nhận tại ĐH Luật, nhiều thí sinh ra sớm khi hết 2/3 thời gian. Với cách ra đề truyền thống, không có đánh đố thí sinh, nội dung nằm trong kiến thức chương trình sách giáo khoa chứ không nằm trong phần chương trình giảm tải của Bộ GD-ĐT, vì vậy thí sinh chỉ cần nắm chắc toàn bộ kiến thức có thể làm được.
Đề bao gồm 5 câu, trong đó phần tự chọn, câu 4 (3 điểm) rơi vào phần lịch sử thế giới. Theo nhận định của thí sinh, câu 4a đề cập đến vấn đề xu hướng toàn cầu hóa, thách thức cơ hội của các nước đang phát triển.
“Câu này đòi hỏi thí sinh nắm chắc kiến thức sách giáo khoa và có liên hệ thực tế tình hình phát triển của Việt Nam”, thí sinh Hoàng Anh (Hưng Yên) cho biết.
Thí sinh không hào hứng với đề thi môn Lịch sử khối C.
Còn câu 4b (phần tự chọn), theo thí sinh Đặng Văn Hạnh (THPT Nguyễn Trãi, Vũ Thư, Thái Bình), dự thi Luật Dân sự, ĐH Luật cho rằng: “Phần lịch sử thế giới hơi dài và khó, nhiều sự kiện. Nói chung, đề năm nay vừa sức với thí sinh, chỉ cần nhớ kiến thức, hiểu sự kiện và vận dụng phân tích câu hỏi là làm được. Em dự đoán 7 – 8 điểm”.Ngược lại, thí sinh Hoàng Minh Thư (THPT Na Rang, Tuyên Quang) cho rằng, phần lịch sử Việt Nam hơi dài, nhiều sự kiện. Tuy nhiên, Minh Thư chỉ dự đoán được 5 - 6 điểm vì có một vài câu ra bất ngờ, không nhớ sự kiện, khó nhất là câu hỏi về chiến dịch Đông Xuân.
Ghi nhận tại điểm thi trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Thí sinh Vũ Thị Ngọc Bích (Ninh Bình) thi khoa Công tác xã hội cho biết: “Đề thi năm nay đều là những kiến thức cơ bản. Đề không đánh đố thí sinh. Nếu ôn bài kỹ và biết suy luận thì sẽ làm bài tốt. Em dự tính được 6 - 7 điểm vì bị nhầm mốc thời gian ở câu 4”.
Thí sinh Lê Minh Trang, Thái Bình thi khoa Quản lý Kinh tế cho biết: “Đề năm nay không dễ như năm ngoái nhưng nếu nắm chắc kiến thức có thể làm được. Tuy nhiên, nhiều bạn cùng phòng em cho biết, vì học vẹt nên nhiều bạn vào phòng không nhớ gì, không làm được bài”.
Tại hội đồng thi trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn lác đác có thí sinh ra khi hết 2/3 thời gian làm bài. Đây là nơi có nhiều thí sinh dự thi khối C cho biết: Kiến thức của đề thi là cơ nằm trong chương trình sách giáo khoa môn Lịch Sử 12 THPT. Tuy nhiên, trong thời gian làm bài là 240 phút, lượng kiến thức rất rộng, không trọng tâm vào giai đoạn nào.
Hầu hết đề thi bao quát chương trình bao gồm nhiều giai đoạn lịch sử như:Chuyển biến giai cấp sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Đông Xuân (1953-1954), chiến tranh đặc biệt (1961-1965) và phần lịch sử thế giới về "toàn cầu hóa" đối với các nước đang phát triển.
Đề bài ra dạng này đòi hỏi thi sinh cần học thuộc nhiều. Có nhiều sự kiện lịch sử và mốc thời gian khiến các em không nhớ hết.
Điều đặc biệt là đa số thí sinh nhận định các em khá bất ngờ vì đề thi năm nay không ra về cách mạng tháng 8 năm 1945. Bởi hầu hết những đề thi các năm trước đều có câu xoay quanh phần này. Vì vậy các em đã chuẩn bị phần này khá tốt để gỡ điểm.
Nhiều thí sinh tỏ ra thất vọng vì đề Lịch sử năm nay. Với cách ra đề truyền thống, không có đánh đố thí sinh, nội dung nằm trong kiến thức chương trình sách giáo khoa, đòi hỏi học thuộc lòng nên không gây thú vị cho hoc sinh.
Thí sinh Huyền Trang (Hưng Yên) nhận định: Đề thi năm nay không dài nhưng rất rộng, bao quát gần hết chương trình lớp 12 nên nhiều học sinh khó đạt điểm cao. Câu em không ngờ nhất là hỏi về chiến dịch Đông Xuân (1953-1954). Để làm được câu này đòi hỏi nhớ nhiều diễn biến lịch sử, mốc thời gian. Em rất tiếc vì mình đã ôn kỹ, trọng tâm phần Cách mạng Tháng 8 nhưng lại không vào.
Thi sinh Nguyễn Thị Vân (Ninh Bình) nhận định: Đề thi gồm có 4 câu, không phải là dài. Hầu hết các câu đều yêu cầu học thuộc kiến thức. Có khoảng 2 ý trong đề đòi hỏi thí sinh phải tư duy và khái quát. Những ý này tương đối khó, bởi ngoài việc liệt kê sự kiện em phải đánh giá sự kiện đó.
Theo petrotimes